K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài...
Đọc tiếp

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu chung của bài này là: 

- Cần nêu lên được hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.

- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó.

- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, các em cần lưu ý:

- Xác định hiện tượng của đời sống cần bàn luận. Hiện tượng của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,...

- Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.

- Cần nêu được ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tình hay phản đối,...

- Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. 

- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:

- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.

- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.

+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.

+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "

- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.

Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".

- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Có hai luận điểm trong văn bản:

+ Luận điểm 1 bàn về nét đặc sắc của nội dung.

+ Luận điểm 2 bàn vẽ nét đặc sắc của nghệ thuật.

- Câu chủ đề của mỗi luận điểm:

+ Luận điểm 1: “Về nội dung, bài thơ gợi ra những thông điệp đa nghĩa.”

+ Luận điểm 2: “ Về hình thức nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét đặc sắc”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.

(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.