K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

Giúp mik nha trình bày bằng tiếng Anh

Tham khảo:

Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ. 
Lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc bao gồm các bước sau:
+ Nhà trai sắm sửa và mang lễ vật để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái 
+ Chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân 
+ Nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ 
+ Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái 
+ Chú rể tới nhà gái đón cô dâu về

Đám cưới truyền thống Hàn Quốc (Ảnh. thvl.com)

Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (ham) đựng quà tặng hay còn gọi là yemul cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức. Trước đây, chiếc hộp này thường do một người hầu cầm đến, nhưng ngày nay người đảm nhận công việc đó thường là bạn bè của cô dâu chú rể.

Chiếc hộp này được giao cho cô dâu vào ban đêm và khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, có thể kêu to “Mua hộp đi! Hộp để bán đây!”. Chiếc hộp đó sẽ chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong.

Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.

Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng cũng đều rất lễ nghi. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được vào nhà cô dâu ngay. Trước tiên, chú rể  phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần nhà cô dâu. Chờ khi giờ tốt đến, chú rể phải chỉnh tề trang phục: đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những lễ vật để thờ cúng đã được bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chúc phúc cho chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con chim nhạn. Sau đó, cô dâu chú rể vái nhau, uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng.

Cô dâu chú rể trước bàn thờ cưới 

Cô dâu chú rể làm lễ 

Đám cưới còn là dịp để dân làng vui chơi, biểu diễn các trò chơi dân gian đặc sắc như: đu dây, bập bênh, nhào lộn, múa hát…

Các trò chơi dân gian trong đám cưới
Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại đó ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình.
Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống của mình nhưng hầu hết các đám cưới ngày nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây. 

Chú rể trong trang phục comlê phương Tây bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời trong tiếng nhạc piano và đứng trước chủ hôn. Sau đó, cô dâu trong trang phục váy cưới phương Tây được cha dắt tay đưa vào phòng cưới, và ở đó chú rể sẽ sánh đôi cùng cô dâu. Đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ nói lời thề nguyền và tặng quà cho nhau. Người chủ hôn thường có một bài thuyết giảng dài về tình yêu, hôn nhân và những trách nhiệm xã hội mới liên quan đến đời sống hôn nhân. Cô dâu và chú rể sau đó cúi chào khách mời; ngoài tiệc cưới thịnh soạn, sau buổi lễ thường là chụp ảnh kỷ niệm.

Đám cưới Hàn Quốc ngày nay 
Mặc dù lễ cưới ở Hàn Quốc đã thay đổi đi nhiều, tính lễ nghi đã mất đi phần nào và những thủ tục bị cho là rườm rà cũng bị cắt bỏ nhưng những tập tục truyền thống cơ bản làm nên nét đẹp trong văn hóa cưới xin của người Hàn Quốc vẫn được gìn giữ và phát huy.

16 tháng 12 2022

Người thống nhất Trung Quốc là: Tần Thủy Hoàng 

Người lật đổ nhà Tần là: Triệu cao

Vị vua của Maxedonia: Alexander Đại Đế 

Hiểu biết về Albert Einstein:

Anhxtanh có tên khai sinh là Albert Einstein (14/03/1879 – 18/04/1955), là một nhà khoa học, nhà vật lý đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921. Ông đã có nghiên cứu vô cùng quan trọng đó là “Định luật của hiệu ứng quang điện”. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng, tạo ra một bước ngoặt lớn đối với thuyết lượng tử

16 tháng 12 2022

Tần Thủy Hoàng là người thống nhất Trung Quốc

Triệu Cao là người lật đổ nhà Tần

từ 808-778 TCN là Karanos (đầu tiên)

từ 179-168 TCN là Perseus ( cuối cùng)

câu cuối mình không biết, hay là bạn tra google đi

trên đây mình có biết một số thông tin mong bạn nhận được

chúc bạn học tốt!

Quốc tịch : Việt/Hàn

Trong hệ thống truyền lực, có các bộ phận chính sau đây:

- Động cơ: Nhiệm vụ chính của động cơ là chuyển đổi năng lượng từ nguồn năng lượng (như nhiên liệu hoặc điện) thành năng lượng cơ học để tạo ra sức đẩy hoặc vận tốc cho hệ thống.

- Hộp số: Hộp số có nhiệm vụ điều chỉnh và điều tiết công suất và mô-men xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác trong hệ thống. Nó cung cấp các tỷ số truyền động khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường sức mạnh.

- Trục truyền động: Trục truyền động là bộ phận dùng để truyền động từ hộp số đến các bộ phận khác như bánh xe, trục khuỷu, hoặc các thiết bị khác. Nó chịu trách nhiệm chuyển đổi và truyền động mô-men xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác trong hệ thống.

- Bánh xe: Bánh xe là bộ phận nhận lực từ trục truyền động và chuyển động để tạo ra sự di chuyển hoặc vận tốc. Chúng có thể là bánh xe trên ô tô, bánh xe trên máy móc công nghiệp hoặc bất kỳ loại bánh xe nào trong hệ thống truyền lực.

- Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển giám sát và điều chỉnh các thông số của hệ thống truyền lực như tốc độ, mô-men xoắn, áp suất, nhiệt độ và các thông số khác. Nó đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.

Tất cả các bộ phận này hoạt động cùng nhau để chuyển đổi và truyền động năng lượng từ nguồn năng lượng đến các bộ phận khác trong hệ thống truyền lực, đáp ứng các yêu cầu vận hành và hiệu suất của hệ thống.

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Đặc trưng: Là cái nôi của nền văn học Việt Nam, có truyền thống hiếu học lâu đời, thủy chung và kiên cường .... VD: Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới.

Câu 2:

Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Hà Tĩnh sẽ tổ chức các hoạt động: Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm; Họp báo tuyên truyền và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh – Hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”; Tổ chức cuộc thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh; Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh – những chặng đường lịch sử”;  triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ”; Phối hợp với hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt – Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”; Phát động cuộc thi Bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”; Tổ chức Tuần văn hóa – Du lịch “Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021)

Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

P/S: Cuối cùng cx gặp đc đồng hương =)) 

 

8 tháng 3 2016

I ate rice cakes traditional Korean spicy

8 tháng 3 2016

cảm ơn tuấn anh phan nguyễn lần 2

2 tháng 11 2021

1. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch.

2. Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

3. Nhân ái bao dung, nhường cơm sẻ áo.

4.Những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp là nguồn sức mạnh nội sinh để xây dựng và phát triển bền vững đất nước.

5.Những giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam là “sức đề kháng” để chống lại mọi “bệnh dịch” ngoại lai

22 tháng 3 2021

Mở bài

Dẫn dắt vào bài: Trong xã hội hiện đại, những lối sống hiện đại được du nhập làm phong phú hơn cho nền văn hóa của Việt Nam nhưng truyền thống vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, tập thể trong xã hội.

 Thân bài

– Truyền thống hiểu một cách đơn giản nhất đó là những đức tính, tập quán, lối sống tốt đẹp được tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Truyền thống là những giá trị quý giá về mặt tinh thần nhưng có sức mạnh to lớn có thể tác động đến quá trình hình thành nhân cách, chi phối những hành động, thói quen của con người.

– Truyền thống có vai trò và sức mạnh to lớn đối với mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội.

+ đối với mỗi cá nhân, nếu được giáo dục và dạy dỗ bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ có cách sống, lối sống đẹp, văn minh.

+ Những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ góp phần định hình nhân cách, hoàn thiện những giá trị tốt đẹp của con người.

+ Đối với toàn xã hội, truyền thống sẽ góp phần làm nên những lối sống tốt đẹp, những ứng xử đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội

–  Truyền thống có sức mạnh to lớn  bởi đó là những giá trị, tinh hoa được cha ông ta đúc kết từ lâu đời và tiếp tục được hoàn thiện và phát triển ở bao thế hệ con cháu.

– Truyền thống chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như được nuôi dưỡng trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.

–> Để lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần có thái độ tôn trọng với những truyền thống, có ý thức học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp.

Kết Bài

Truyền thống có giá trị to lớn đối với con người, xã hội. Trong cuộc sống chúng ta cần có thái độ và nhận thức đúng đắn để phát huy được những truyền thống tốt đẹp đó.

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

– Truyền thống hiểu một cách đơn giản nhất đó là những đức tính, tập quán, lối sống tốt đẹp được tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Truyền thống là những giá trị quý giá về mặt tinh thần nhưng có sức mạnh to lớn có thể tác động đến quá trình hình thành nhân cách, chi phối những hành động, thói quen của con người.

– Truyền thống có vai trò và sức mạnh to lớn đối với mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội.

+ đối với mỗi cá nhân, nếu được giáo dục và dạy dỗ bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ có cách sống, lối sống đẹp, văn minh.

+ Những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ góp phần định hình nhân cách, hoàn thiện những giá trị tốt đẹp của con người.

+ Đối với toàn xã hội, truyền thống sẽ góp phần làm nên những lối sống tốt đẹp, những ứng xử đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội

– Truyền thống có sức mạnh to lớn bởi đó là những giá trị, tinh hoa được cha ông ta đúc kết từ lâu đời và tiếp tục được hoàn thiện và phát triển ở bao thế hệ con cháu.

– Truyền thống chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như được nuôi dưỡng trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.

–> Để lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần có thái độ tôn trọng với những truyền thống, có ý thức học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp.