cau 1: hien nay nha nuoc ta da thuc hien cai cach mo cua nhu the nao? ket qua?
cac bn giup mik voi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Số thập phân đó là :
6,64 : ( 1 + 3 + 4 ) = 0,83
Tích đúng là :
0,83 x 134 = 111,22
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Cách ghi ngày tháng trên tờ lịch nước ta viết như vậy
Để cho mọi người biết được những ngày lễ hội, lễ tân như :
Lễ Quốc Khánh, Lễ Quốc tế Phụ nữ,......
Còn ngày 19 - 5 là ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh hay Bác Hồ của chúng ta!
* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: là một trong những quyền cơ bản của công dân ( Hiến Pháp năm 1992 . Công dân có quyền được cơ quan nhà nước và mọi người xung quanh tôn trọng chỗ ở. Không ai được tự ý vào nhà người khác mà chrur nhà chưa đồng ý, trừ khi được pháp luật cho phép.
VD: - + Vào nhà của người khác mà chưa có sự đồng ý, cho phép của chủ nhà
+ Tự ý khám nhà , lục lọi chỗ ở của người khác
Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi là:ban các chức vụ, gắn kết hoàng tộc và các tù trưởng với nhau, gả con gái cho các tù trưởng miền núi.
Năm 1976, Việt Nam tuyên bố thống nhất hai miền Nam – Bắc, năm 1986 bắt đầu công cuộc đổi mới mở cửa. Trong khoảng thời gian 10 năm này, ưu và nhược điểm về mô hình kinh tế Nam – Bắc của Việt Nam là tương đối rõ nét. Khi Nam – Bắc bị chia cắt miền Nam Việt Nam cơ bản do người Mỹ đầu tư kinh doanh, thực hiện thể chế hiện đại, kinh tế tương đối phát triển, có cơ sở kinh tế thị trường tương đối mạnh. Mức độ thịnh vượng đã vượt Thái Lan khi đó, thậm chí Sài Gòn còn được mệnh danh là “Paris của phương Đông”. Sau khi Việt Nam thống nhất, tại miền Nam đã áp dụng chính sách thống nhất với miền Bắc, thực hiện quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp, thực hiện tập thể hóa đối với nông thôn, đẩy chủ nghĩa tư bản ra khỏi đất nước.
Sau khi miền Nam bị “Bắc hóa”, người Việt Nam phát hiện không chỉ miền Bắc kém phát triển, miền Nam vốn thịnh vượng cũng bắt đầu suy thoái. Việt Nam bắt đầu suy xét lại và so sánh, dưới tiền đề duy trì “chính trị đúng đắn”, miền Nam thực hiện kinh tế đồng bộ, đã nhận được sự đồng thuận của nhiều tầng lớp Việt Nam. Ngoài ra, trong Chiến tranh Việt Nam trường kỳ, còn có một lớp cán bộ sinh sống lâu dài tại miền Nam, họ hiểu rất rõ chế độ kinh tế miền Nam, vì vậy họ cũng tán thành với hệ thống kinh tế của miền Nam.
Vì vậy, khi Việt Nam quyết định cải cách mở cửa trong hoàn cảnh như vậy, sức cản đã nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Trung Quốc đã phát động phê phán đối với “hai phàm là” (phàm là những gì Mao Trạch Đông nói là đúng, phàm là những gì Mao Trạch Đông làm là đúng, tiến hành tổng động viên “thuyết mèo đen mèo trắng” (mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miền là bắt được chuột), đồng thời từ năm 1976 đến năm 1978 trải qua thời gian hơn 2 năm mới thực hiện chuyển đổi hòa bình tầng lớp lãnh đạo hạt nhân, hoàn thành sự chuẩn bị về tổ chức cho cải cách.
Vì thế, khi Việt Nam thúc đẩy toàn diện cải cách mở cửa, một loạt nhà doanh nghiệp, thương nhân có tài kinh doanh thời kỳ Nam Việt Nam trước đây đều có cơ hội trở lại, cống hiến kinh nghiệm, tài hoa của mình, không như Trung Quốc, đã trải qua quãng thời gian 30 năm, những người tài đã sắp già. Nhân tài kinh doanh của Việt Nam, mặc dù bị cản trở trong 10 năm, nhưng là trải qua thời kỳ ngủ đông, vẫn có thể tỉnh giấc, hoàn toàn không xuất hiện gián đoạn thế hệ nhân tài.
Đồng thời, một lượng lớn cán bộ công tác tại miền Nam, lần lượt bước vào tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, họ có nhãn quan tương đối hiện đại. Như vậy, trong thiết kế “tầng lớp đỉnh cao” của cải cách Việt Nam cũng khác so với Trung Quốc. Bước đi của họ ngày càng lớn, càng dễ tiếp thu những điều mới, có dũng khí mở đường, phiêu lưu.
Khoảng cách thời gian giữa hai miền Nam – Bắc thống nhất với cải cách mở cửa chỉ có 10 năm, không đủ để phá hủy mạch máu kinh tế thị trường của Việt Nam, xóa bỏ tính lũy văn minh hiện đại của mình, do vậy sau khi Việt Nam đổi mới mở cửa, sự kế thừa văn minh hiện đại đã đạt được thành công nhiều hơn so với Trung Quốc.
Mặc dù tại Trung Quốc rất kiêng kị đàm luận về cải cách chính trị của Việt Nam, nhưng sự thật, Việt Nam được coi là học sinh, nhưng thực sự đã vượt xa thầy. Trên thực tế, cải cách của Việt Nam có thể đi sâu như vậy là dựa vào sách lược lựa chọn thời cơ và đột phát từng bước của nó. Năm 2001, Việt Nam vừa hủy bỏ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, phục hồi Ban Bí thư Trung ương. Trước đại hội IX, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng được gọi là “Tiểu tổ 5 người”, là “hạt nhân trong hạt nhân” của tầng lớp cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi xóa bỏ Ban Thường vụ Bộ Chính trị, quy mô Bộ Chính trị của Việt Nam cũng không lớn, hiện nay chỉ có 14 người.
=> Kết quả :Mô hình cải cách tuần tự, tiệm tiến khiến cho lực cản cải cách Việt Nam giảm thiểu, công cuộc đổi mới mở cửa không ngừng được thúc đẩy, tiến về phía trước, ngày càng tiếp cận với văn minh chính trị hiện đại.
cai nay la hien tai 2018 lun ha bn