giải thích câu tục ngữ
đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
ngày tháng mười chưa cười đã tối
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
+ Tháng 5 là thời gian mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày dài hơn đêm.
+ Tháng 10 là thời gian mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày ngắn hơn đêm.
- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội nằm ở vĩ tuyến xa Xích Đạo hơn so với Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi nào càng xa Xích Đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch càng nhiều.
tk:
Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ thuộc đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất. ... Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".
- Ý nghĩa của câu ca dao: khoảng thời gian trong ca dao nước ta thường tính theo âm lịch, theo câu ca dao này thì vào khoảng tháng 5 âm lịch (tức khoảng tháng 6-7 dương lịch) có đêm ngắn và ngày dài. Còn vào khoảng tháng 10 âm lịch (tức khoảng tháng 11-12 dương lịch) có đêm dài và ngày ngắn hơn. Đây chính là hiện tượng ngày - đêm dài ngắn khác nhau do sự chuyển động quanh Mặt Trời cùa Trái Đất gây ra.
- Câu ca dao này đúng trong trường hợp ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam thì ngược lại, ở Việt Nam thể hiện rõ hơn ở miền Bắc do cỏ vĩ độ cao hơn.
- Giải thích: Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trong quá trinh chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng 66°33 với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương nên:
+ Vào khoảng tháng 6-7, trục Trái Đất hướng đầu bắc về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng - tối đi qua trước cực Bắc và sau cực Nam nên ở bán cầu Bắc phần được chiểu sáng nhiều hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày dài hơn và đêm ngắn đi.
+ Vào khoảng tháng 11-12, trục Trái Đất hướng đầu bắc ra xa Mặt Trời, đường phân chia sáng - tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam nên ờ bán cầu Bắc phần được chiếu sáng ít hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày ngắn hơn và đêm dài ra.Tục ngữ về thiên nhiên
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ |
- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt |
Tục ngữ về lao động sản xuất
- Tấc đất tấc vàng |
- Nhất nhì, nhì thục
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Câu ca dao Việt Nam.
“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”
- Chỉ đúng cho ở nước ta và một số nước ở bán cầu Bắc.
- Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quý đạo một góc 66 0 33’. Nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời:
+Phần được chiếu sáng và phần bóng tối ở hai nửa cầu khác nhau.
+Nên kéo theo sự dài, ngắn khác nhau của ngày và đêm
Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.
a. Biện pháp nói quá "chưa nằm đã sáng" và "chưa cười đã tối"
Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm và gây ấn tượng với người đọc
+ Phản ánh sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm
+ Đúc kết kinh nghiệm lao động của người Việt Nam
b. Biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày"
Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm và gây ấn tượng với người đọc
+ Cho thấy sự vất vả của người nông dân trong buổi cày đồng buổi ban trưa để làm nên hạt gạo nuôi sống con người
+ Nhắc nhở mỗi chúng ta trân trọng thành quả lao động của người nông dân
a.
BPTT: nói quá "chưa nằm đã sáng" và "chưa cười đã tối".
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hiện tượng thiên nhiên vào tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười ngày ngắn đêm dài. Từ đó câu thơ thêm sức gợi hình gợi hấp dẫn đọc giả hơn.
b.
BPTT: nói quá "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày"
Tác dụng: gợi tả chi tiết hình ảnh giọt mồ hôi trở nên sinh động, đặc sắc nhằm tăng giá trị diễn đạt trân trọng sức lao động của người nông dân. Từ đó giàu sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ hấp dẫn đọc giả hơn.
Tham khảo:
Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.