Phát biểu cảm nghĩ về cốm( đừng nhầm phát biểu cảm nghĩ của bài một thứ quà của lúa non:cốm nhé!)
Nhanh hộ mik nhé, mik sắp cần bài này rồi!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.
Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.
Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.
Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.
Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.
Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.
Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.
Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.
Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.
Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.
Cốm- nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về. còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen. Lúc đo chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non –cốm”.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ” chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. Và nhắc tới món Cốm- một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.
Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm- cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.
Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Tham Khảo:
Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.
Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.
Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.
Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.
Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.
Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.
Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…
Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.
Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.
Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:
“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…
Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.
Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.
Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.
Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.
Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.
Tham khảo
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.
Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.
Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:
Đã bấy lâu nay Bác đến nhà
“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.
Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:
“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”
Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:
“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”
Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?
“Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.
Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”
Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.
Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:
“Bác đến chơi đây ta với ta”
Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.
Mạch cảm xúc của nhà văn chuyển từ tiền thân và sự hình thành của cốm đến giá trị của nó. Nhà văn không tiếc lời ca ngợi cốm: "Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Thứ quà đồng quê đã được nâng tầm trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam, biểu tượng cho hạnh phúc mãi mãi bền lâu của đôi lứa. Những lời bình luận của Thạch Lam giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: dùng cốm làm quà siêu tết, trong các lễ nghi. Trân trọng những truyền thống ấy, ông nhẹ nhàng phê phán những kẻ học đòi kệch cỡm đang làm mất dần đi giá trị của cốm và bắt chước người người ngoài.
Kết thúc bài tùy bút, nhà văn chia sẻ với người đọc về cách ăn và thưởng thức cốm: "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ". Ăn cốm đã được Thạch Lam nâng lên tầm nghệ thuật. Thưởng thức cốm để cảm nhận "mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ". Cốm là kết tinh của bao nhiêu sản vật làng quê Việt Nam, vậy nên "phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa". Đó là lời đề nghị chân thành, tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu nặng với những sản vật của quê hương, với những nét đẹp bình dị của mảnh đất kinh kì thuở xưa.
Bằng tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nâng niu trân trọng những sản vật quê hương, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp của văn hóa dân tộc qua: cốm- thứ quà quê bình dị, dân dã. Cốm không chỉ là thức quà riêng người Hà Nội mới có mỗi khi thu đến, nó đã gói gọn cả tâm hồn của mảnh đất kinh kì cũng như của biết bao con người Việt Nam.
✔️ bạn ơi! Mik thấy nó hơi dài í. Thì bạn lược bỏ bớt đi cho nó ngắn nha.
Ko cop mạng thì tự làm
Hoặc Tham Khảo:
Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.
Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.
Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.
Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.
Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.
Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.
Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…
Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.
Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.
Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:
“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…
Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.
Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.
Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.
Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.
Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.
Cảm nghĩ về bài thơ " Rằm tháng giêng "
Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.
Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã vẽ ra khung cảnh lộng lẫy, choáng ngợp mà không kém phần thi vị, mơ mộng của cảnh vật trong thời khắc đêm trăng ngày Rằm. Ta cũng thấy rằng, hình ảnh ánh trăng thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh, điều đặc biệt là mỗi lần xuất hiện thì hình ảnh ánh trăng này không hề bị trùng lặp mà đều mang một sắc thái mới lạ, nó chứa đựng những cảm xúc khác nhau của tâm hồn người thi sĩ Hồ Chí Minh, trong bài thơ “Rằm tháng Giêng” cũng vậy, Bác đã thể hiện được sự cảm nhận độc đáo về ánh trăng ngày Rằm, về khung cảnh thiên nhiên dưới sự soi chiếu của ánh trăng ấy.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Ở hai câu thơ đầu tiên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cụ thể cả thời gian và không gian của bức tranh thơ, đó là không gian của bầu trời, sông nước dưới sự bao phủ, soi chiếu của ánh trăng Rằm, thời gian được nhà thơ chỉ ra đó chính là thời khắc đêm khuya, khi mọi nhịn sống rộn rã của con người đã bị màn đêm bao phủ bằng vẽ tĩnh lặng lặng tuyệt đối. Tuy nhiên, trong cách cảm nhận của Hồ Chí Minh, thì cái thời khắc tưởng chừng như tĩnh lặng ấy lại hiện ra vô cùng mới lạ, vô cùng gợi cảm. Ánh trăng Rằm soi chiếu xuống mặt nước tạo thành luồng ánh sáng bạc lấp lánh, trong cách cảm nhận của Bác thì ánh trăng ấy không tỏa chiếu một cách thông thường mà “lồng lộng” soi. Lồng lộng là từ láy gợi ra được cả chiều dài cũng như độ rộng của không gian được soi chiếu. Ánh trăng rọi xuống vạn vật trở lên vô cùng gợi cảm, sinh động trong cách cảm nhận của Người.
Câu thơ tiếp theo lại thể hiện sự hài hòa một cách tuyệt đối, một sự pha trộn tuyệt diệu của thiên nhiên. Sông, nước, trời dường như đã không còn khoảng cách, giới hạn nữa, chúng hòa quyện lại với nhau, làm cho nhau trở lên tươi đẹp hơn, ta có thể thấy đước sự phản chiếu được vật này qua vật kia: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.
Dưới ánh trăng ngày Rằm, dòng sông kia như “lẫn” thêm cả màu của bầu trời làm cho nó trở nên rực rỡ hơn, mang đậm sắc màu của màu xuân. Từ “lẫn” mà Hồ Chí Minh sử dụng ở đây rất hay, bởi nó chỉ sự hòa trộn một cách tự nhiên, không phân biệt được là do yếu tố nào tác động đến yếu tố nào mà chỉ biết rằng chúng cùng nhau hòa quyện, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của nhau lên.
Ta có thể thấy rất rõ, hai câu thơ đầu tiên đã chủ yếu là tả cảnh, khung cảnh ngày xuân dưới ánh trăng Rằm dường như hiện ra rõ nét hơn, màu sắc tươi thắm, sinh động hơn rất nhiều. Đặc biệt, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh thì nó càng trở lên mới lạ, gợi cảm hơn, nó gợi cho người đọc liên tưởng đến một không gian rộng lớn, mênh mông nhưng không gây cho người đọc cảm giác sợ hãi mà còn làm cho người đọc khát khao thưởng thức, khám phá, những cảnh vật vô cùng quen thuộc cũng trở lên gợi cảm lạ thường. Điều đáng nói nhất trong hai câu tả cảnh này, có sự kết hợp một cách khéo léo tình cảm chủ quan của người viết, đó là cảm xúc say mê, sự rung động của tâm hồn trước sự tươi đẹp của cảnh sắc thiên nhiên.
Từ việc khắc họa khung cảnh của đêm trăng Rằm, ở hai câu thơ tiếp theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa hình ảnh của chính mình trong bức tranh thơ ấy:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”Qua câu thơ, ta có thể thấy được vị trí của Bác đó chính là trên dòng sông, ở một điểm nhìn “giữa dòng” như vậy nên ta có thể hiểu vì sao Bác có thể cảm nhận một cách trọn vẹn, thu vào bức tranh thơ nhiều hình ảnh đpẹ và thi vị đến vậy. “Giữa dòng bàn bạc việc quân”, mục đích của Bác trên dòng sông xuân này không phải mục đích thưởng ngoạn “bơi thuyền ngắm trăng” như bao thi nhân khác mà Bác nhằm một mục đích trọng đại hơn, nó có liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc “bàn bạc việc quân”. Dòng sông là một nơi không thật lí tưởng cho việc luận bàn việc nước, nhưng xem xét hoàn cảnh thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ, khi Cách mạng đang bước vào thời kì dữ dội, vì vậy mỗi đường đi nước bước có thể quyết định đến sự thành vong của sự nghiệp đấu tranh.
Bàn việc nước trên dòng sông, lại vào thời điểm đêm khuya là để tránh được “tai vách mạch rừng”, những phương hướng cách mạng sẽ không bị lộ ra bên ngoài. Ta có thể thấy đây là một cuộc họp bàn đầy nghiêm túc giữ những người lãnh đạo của Cách mạng. Tuy nhiên, việc công trọng đại ấy cũng được Bác Hồ giản lược nên nó không mang cái không khí quá căng thẳng, cứng nhắc mà nó còn được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Khi việc quân bàn xong, con thuyền trở về bờ thì ánh trăng soi chiếu vào thuyền khiến cho hình ảnh con thuyền cũng trở lên thật sinh động. Sự xuất hiện của “ánh trăng ngân” này như sự đồng lòng, ủng hộ và niềm tin của thiên nhiên, của đất trời đối với sự thành công tất yếu của cách mạng trong tương lai.
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã khắc họa một bức tranh màu xuân thật đẹp, nó cũng được phát hiện trong một thời gian thật đặc biệt, đó là vào thời khắc đêm khuya. Trong sự kì vĩ, tươi đẹp của bức tranh mùa xuân hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, đó là một con người hết lòng vì dân, vì nước, vì sự thắng lợi của Cách mạng dân tộc.
Tình yêu quê hương, tình cố hương, tình bằng hữu là một trong những đề tài tiêu biểu của thi tiên. Lý Bạch_là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Ông đã để lại cho đời những bài thơ hay tuyệt sắc. trong đó ‘‘ tĩnh dạ tứ’’ là một trong những bài thơ hay nhất cho em thấy một tâm hồn thơ lãng mạn trong đêm trăng thanh tĩnh. bài thơ đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc.
Chủ đạo bài thơ ‘‘Tĩnh dạ tứ’’ là nỗi thương nhớ cố hương da diết của Lý Bạch. Qua hai câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên như hiện lên trước mắt em:
‘‘Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương’’
Đêm dã khuya không gian càng tĩnh lặng không một tiếng gió thổi. nhà thơ chợt tĩnh giấc thấy mình nằm dưới trăng, ánh trăng chiếu vào ‘‘đầu giường’’ lạc xuống mặt đất. nếu như ở trong phần dịch thơ chỉ dung từ ‘rọi’ thay thế cho từ ‘ quang’ thì ta không cảm nhận hết được cảm xúc của thi nhân. Bởi mức độ sáng của ánh trăng khiến tác giả ‘ngỡ’ là sương phủ trên mặt đất . Từ ‘ngỡ’ được sử dụng độc đáo. Gợi cho em cảm giác như nhà thơ đang nửa thực nửa mơ, phải chăng thi nhân đang có một nỗi niềm tâm sự.
Nếu ở câu thơ thứ nhất tác giả cảm nhận bằng trực giác thì ở câu thơ thứ hai tác giả cảm nhận bằng cảm giác một không gian thật lung linh huyền ảo. hai câu thơ đầucho em thấy không chỉ đẹp ở cảnh mà còn đẹp về tâm hồn lãng mạn của thi nhân
Cảnh đẹp là thế nhưng cảnh thiếu tình thì cảnh trở nên vô vị. hai câu kết em cảm nhận được tâm hồn thơ của thi nhân đang hường về cố hương:
‘‘ cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương’’
Nghệ thuật đối lập cấu trúc sóng đôi nhau với hai tư thế ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’
hai tâm trạng ‘nhìn’ và ‘nhớ’ hai cảnh vật ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. nhìn trăng la` nhớ quê cũ, nhớ gia đình, anh em xa cách. những hình ảnh đó đã làm trĩu lòng một kẻ xa quê với một tấm lòng yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu quê hương da diết sâu nặng.
‘‘ nhớ cố hương’’ là nhớ về gia đình, nhớ về những người thân thương ruột thịt. từ ‘ minh nguyệt’ đươc lặp lại nhiều lần nhưng không hề nhàm chán, ngược lại làm nổi bật nỗi lòng của một kẻ sống xa quê.
Câu thơ cuối như một điểm chốt khép lại toàn bài thơ. có thể nói chú ý của thi nhân là ở đây, nhớ quê chính là đỉnh cao cảm xúc của nhà thơ được dồn nén lại. với ngôn ngữ giản dị, hàm xúc, lời thơ dàn trãi cảm xúc trào dâng, tình yêu quê hương da diết luôn thường trực trong tâm hồn thi nhân.
Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch với những từ ngữ giản dị, thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sồng xa quê trong trăng đêm thanh tĩnh.
Vậy là đã được gần một tháng trôi qua khi anh từ Việt Nam trở về New York, đây quả là những khoảng thời gian anh đắm chìm vào trong cảm xúc, vào trong những ký ức tốt đẹp, ghi nhớ về những ngày tham quan ngắn ngủi tại Việt Nam.Lần đầu tiên anh đến Việt Nam và dừng chân ở Hà Nội, đối với anh Việt Nam còn rất nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm, mặc dù đã được tìm hiểu từ trước qua sách báo và được bạn bè chỉ dẫn khi tới Việt Nam nhưng anh vẫn lo ngại về chuyến đi đầu tiên này. May thay, anh được sự chỉ dẫn của chị Christine là một Việt kiều, chị ấy đã giới thiệu em và giúp anh liên hệ với em làm hướng dẫn cho anh tại Việt Nam.
Khi gặp được em tại sân bay quốc tế Nội Bài, cảm nhận đầu tiên về em, một hướng dẫn viên bản địa, cô gái nhỏ nhắn xinh xắn, có đôi chút hóm hỉnh đã tạo ấn tượng cho anh ngay lần đầu gặp mặt. Em đã làm tốt vai trò của một hướng dẫn viên du lịch những ngày anh ở Việt Nam, điều ấy đã để lại cho anh nhiều ấn tượng sâu sắc.
Một tuần ở đây đã cho anh nhiều trải nghiệm thú vị, anh đã cảm nhận được vẻ đẹp của Hà Nội và dường như nó đã quen thuộc trong anh thông qua sự hướng dẫn tỉ mỉ của em, cô hướng dẫn viên hóm hỉnh. Điểm đến tham quan bắt đầu từ khu phố cổ, rồi sau đó là Hồ Gươm; Cầu Thê Húc; Văn Miếu; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chùa Trấn Quốc... và nhiều nơi khác nữa, đã khiến anh hiểu thêm cảnh vật của Việt Nam, hiểu về con người nơi đây.
Có lần em dẫn anh đến một quán nhỏ, nằm sát ven hồ Tây, anh thật sự bị lôi cuốn khi được nghe em giới thiệu về cốm làng Vòng, về một làng nghề truyền thống của Thăng Long xưa đã tồn tại cách đây ngàn năm, nay còn được lưu giữ lại.
Em đã nói "Cốm" thứ quà từ lúa nếp non, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi tay cần mẫn của những bác nông dân Hà Nội. Xen lẫn thưởng thức với "Cốm" là "trà sen", thứ trà được ướp từ những hạt sen ở Hồ Tây, được ví như tinh hoa của trời đất. Sự kết hợp tinh tế giữa trà sen Hồ Tây và cốm làng Vòng đã tạo sự khác biệt cho quán.
Anh cảm nhận được sự yêu mến Hà Nội trong em khi đến đây. Ngồi nhâm nhi uống một cốc trà sen và ăn những hạt cốm xanh quả là cách thưởng thức thanh cao, nơi hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và thú chơi thanh đạm của người Tràng An.
Sự ấn tượng về quán còn nữa khi anh bước vào đây là sự đón tiếp nồng hậu của những cô gái mặc áo yếm màu tím, cầm trên tay là những bông sen còn mơn mởn khoe sắc, đứng chào khách và còn được nghe các cô giới thiệu về cách thưởng thức trà; rót trà. Đây quả là cách phục vụ rất làm hài lòng khách mà anh thấy chỉ có ở đây.
Quán có một không gian thoáng đãng, được trang trí rất hài hòa giữa thiên nhiên và những đồ dùng mộc mạc làm tôn lên vẻ đẹp thuần túy của quán. Nghe em kể về lịch sử hồ Tây và cảm nhận những làn gió mát của mùa thu Hà Nội, đó là những giây phút thật tuyệt vời đối với anh, người lần đầu đặt chân tới Việt Nam. Kết thúc chuyến tham quan là lúc anh phải rời xa em, cũng là lúc anh chợt nhận ra em đã ở trong trái tim anh.
Anh cũng nhận ra được điều đó ở em, khi em gửi tặng anh món quà từ Việt Nam về New York, nước Mỹ. Đó là cốm xanh được bọc trong lá sen, mùi hương lá sen, mùi hương lúa mới nó nồng nàn và say đắm, nó muốn giữ anh ở lại gần em.
Đã gần một tháng trôi qua anh luôn nhớ về em, nhớ về những hạt cốm là hạt ngọc của đất trời và vị ngon của trà sen, anh nhớ Hà Nội. Anh đã thu xếp công việc ổn thỏa để trở lại Việt Nam vào tháng tới, và để được gặp em, người con gái Hà Nội, cô hướng dẫn viên hóm hỉnh ạ. Cốm Vòng ơi, em luôn trong trái tim anh.
cảm ơn bạn nhiều