Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc thấy về hành vi giao tiếp có văn hóa,lòng biết ơn,sống cần kiệm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện về lòng biết ơn:
Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào vị trí quản lý cấp thấp tại một Tập đoàn lớn. Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân CEO phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng. Người CEO rất ấn tượng với CV của chàng trai trẻ khi trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc
"Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không“, vị CEO hỏi.
“Không bao giờ“, chàng trai trả lời.
Vị CEO bèn hỏi tiếp,
”Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”.
Chàng trai trẻ trả lời:
” Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.
“Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?“
Chàng trai trẻ trả lời:
“Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo“.
Người CEO im lặng một lúc. Sau đó, ông đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại.
“Trước đây, có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?“.
“Thưa ngài, xin thú thực là tôi chưa bao giờ“, chàng trai trả lời,
“Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ bảo mẹ có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi. Tôi động vào chỉ khiến công việc của bà chậm lại”
Vị CEO nghe xong liền nói:
“Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”.
Qua ánh mắt và giọng nói của người CEO, chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình chắc rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà khi ấy dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Bà đưa hai bàn tay mình ra cho con trai mình.
Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình. Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ thật nhăn nheo, hơn nữa chúng còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn từng rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh rửa chúng trong nước. Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta suốt thời gian anh ta đến trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh.
Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu.
Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại nơi phỏng vấn. Vị CEO nhận thấy một đêm dài không ngủ trên đôi mắt của chàng trai. Ông hỏi:
“Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?”
Chàng trai trả lời:
“Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại.”
Vậy hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?
” Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt:
“Thứ nhất: Tôi thấu hiểu thêm những gì tôi đã có được nhờ có mẹ ngày hôm nay.
Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào.
Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.”
Vị CEO nói:
“Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý, hoặc một người trong tương lai sẽ ở cấp quản lý cao hơn của Tập đoàn này. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình.
Về tiết kiệm
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy. Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi báo Nhân Dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Câu 2: Mục đích học tập của em là:
- Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Làm cho thầy cô vui lòng.
- Bù đắp công ơn của cha mẹ.
- Trở thành người có ích cho đất nước, xã hội.
- Hoàn thiện bản thân.
+ Tác dụng của môn Toán: - Giups em tính toán nhanh hơn.
Hiểu thêm về nhiều định lí trong các bài toán.
- Hiểu thêm nhiều điều về xây dựng nhà ở, công trình.
+ Tác dụng của môn Văn:
- Học văn để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
- Học văn hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống.
- Nâng cao phẩm giá, đạo đức của con người.
- Giup bản thân tự tin hơn trong giao tiếp.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
Em tham khảo :
Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.
Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.
Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.
Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: "Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !". Bà cụ mừng rỡ: "Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!". Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.
Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em: "Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!".
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: "Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!".
Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)
Vua Quang Trung đại phả quân Thanh
Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.
Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:
- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.
- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.
- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.
Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.
Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.
Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.
Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.
Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.
Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:
- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!
Chị dừng lại nhìn em:
- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.
Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:
- Ba chồng... hay chị là...
- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?
Em reo lên:
- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.
Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:
- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!
Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:
- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!
Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:
- Sao không điện cho ba di đón?
Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:
- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?
Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:
- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.
Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.
Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.
Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:
- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?
Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:
- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.
Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:
- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?
Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:
- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?
Em nói lí nhí:
- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!
Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:
- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.
Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:
- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.
Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.
Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.
Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.