K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I was born and grew up in a small village of DAI TU district, in THAI NGUYEN province. It is about 150 km from here.

It is a small village because it has only a population of 1000 with a size of 3 square kilometers

There is a  primary school in the village, so it is very convenient for children to go to school. There is a small market with a lot of fresh food. The food here is cheaper and fresher than the one in the city.

My village has some nice view, such as: large fields where we can fly a kite and Cau river, where I could swim and my mother usually wash clother there.

Centre of my village is a khuon ga pagoda, it has a large yard,where we usually play badminton, tabletenis or meet each other to chat, next to the pagoda is a large lake. I going fishing here very much.

Especially, I tea of my hometown a lot, because it very delecious, I usually drink a cup of tea before I start working.

The people in my village are very hospitable, friendly, helpful and generous. They are all hard working people. They mainly live on farming and business…

Being a learner of Tran quoc Tuan university, I only come home once a month , so I miss my hometown very much.

Life in the city is full of activity. Early in the morning hundreds of people rush out of their homes in the manner ants do when their nest is broken. Soon the streets are full of traffic. Shops and offices open, students flock to their schools and the day’s work begins. The city now throb with activity, and it is full of noise. Hundreds of sight-seers, tourists and others visit many places of interest in the city while businessmen from various parts of the world arrive to transact business.

Then towards evening, the offices and day schools begin to close. Many of the shops too close. There is now a rush for buses and other means of transport. Everyone seems to be in a hurry to reach home. As a result of this rush, many accidents occur. One who has not been to the city before finds it hard to move about at this time. Soon, however, there is almost no activity in several parts of the city. These parts are usually the business centres. With the coming of night, another kind of actịvity begins. The streets are now full of colorful lights. The air is cooler and life becomes more leisurely. People now seek entertainment. Many visit the cinemas, parks and clubs, while others remain indoors to watch television or listen to the radio. Some visit friends and relatives and some spend their time reading books and magazines. Those who are interested in polis discuss the latest polial developments. At the same time, hundreds of crimes are committed. Thieves and robbers who wait for the coming of night become active, and misfortune descends upon many. For the greed of a few, many are killed, and some live in constant fear. To bring criminals to juse, the officers of the law are always on the move.

Workers and others who seek advancement in their careers attend educational institutions which are open till late in the night. Hundreds of them sit for various examinations every year. The facilities and opportunities that the people in the city have to further their studies and increase their knowledge of human affairs are indeed many. As a result, the people of the city are usually better informed than those of the village, where even a newspaper is sometimes difficult to get.

The city could, therefore, be described as a place of ceaseless activity. Here, the drama of life is enacted every day.

Chúc bạn học tốt

23 tháng 4 2019

Mỗi người đều có những mơ ước, những định hướng trong nghề nghiệp của mình, người thì thích làm giáo viên, người thì thích làm bác sĩ,…Còn với em, em luôn thích thú với nghề công an. Bởi vậy, hình ảnh chú công an luôn là mẫu hình lí tưởng trong em.

Hằng ngày đến trường em đều phải đi qua những ngã tư đèn xanh đèn đỏ nên em luôn bắt gặp hình ảnh của những chú công an đứng đó. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn. Chú công còn còn khá trẻ, năm chỉ mới ngoài ba mươi tuổi thôi. Dáng người chú cao ráo, khuôn mặt vuông chữ điền cùng với làn da bánh mật bởi chú luôn phải đứng ngoài đường những lúc trời mưa cũng như trời nắng. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ quần áo ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, cùng với tên chú và chức vụ ở đó. Chân đi giày đen bóng lộn, khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống hay có những lúc chú lại đeo những chiếc cùi sắt, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho mọi người. Chú còn đội trên đầu chiếc mũ có đính huy hiệu của người cảnh sát. Ngôi sao đó giống như lý tưởng cao đẹp chú đang theo đuổi, là trọng trách của nghĩa vụ chú đảm đương.

Nhiệm vụ của chú là không trừ trời mưa hay trời nắng chú đều có mặt. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú tuýt còi và dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự và nề nếp hơn rất nhiều. Nhờ có chú công an mà em đi lại cũng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, phân minh chính trực kể cả là người nhà hay người quen biết, cứ có lỗi là phạt.   Một hôm em chứng kiến được hai chiếc xe máy đua nhau phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng và chú tuýt còi luôn. Vẻ mặt chú rất nghiêm nghị bởi chú nói rằng tính mạng con người là trên hết, chú làm việc trước hết là vì lương tâm sau đó mới là trách nhiệm.

Hình ảnh chú công an mang những nét đẹp bình dị đã thắp lên trong em ngọn lửa của khát vọng được chung tay gìn giữ Tổ quốc mình. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú.

23 tháng 4 2019


Ngày nào đi học, em cũng đều đi ngang ngã tư gần nhà. Nơi ấy, xe cộ luôn tấp nập qua lại suốt ngày và đêm. Mẹ em mỗi lần trước khi em ra khỏi nhà đều dặn em nhìn đường cẩn thận ở đoạn đó để tránh xảy ra tai nạn. Nhưng mỗi ngày em đều thấy có một chú công an đứng ngay ở chỗ bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn.

Chú công an còn khá trẻ, trông có vẻ mới chỉ hơn hai mươi lăm tuổi mà thôi. Chú có vóc người cao lớn, làn da màu bánh mật khỏe mạnh. Như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki màu vàng sậm. Em thấy mùa hè chú hay mặc chiếc áo ngắn tay. Trên chiếc áo ấy, ở tay áo có đeo một cái băng đô in logo của đồng phục cảnh sát giao thông. Ở trước ngực là bảng tên, đơn vị bằng tấm mê - ka nền trắng chữ xanh rất nổi bật. Bộ quần áo luôn chỉn chu và thẳng thớm phần nào cho em thấy rằng chú rất trân trọng bộ đồng phục này của mình.

Chú đi giày đen bóng loáng. Chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch xuống dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông. Những thứ ấy trông càng làm cho chú thêm oai vệ và uy nghiêm, mang vẻ đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.

Ngày nào em đi học ngang qua cũng thấy chú đứng đó. Dù trời nắng gắt hay trời lạnh, chú đều đứng nghiêm, mắt quan sát tnhf hình giao thông đường phố. Miệng chú ngậm còi, hai cánh tay thay cho mệnh lệnh, cứ đưa lên rồi hạ xuống, sang trái rồi lại qua phải. Chính nhờ có những mệnh lệnh ấy mà dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, đi một cách có trật tự, có nề nếp.

Thi thoảng có một vài chiếc xe máy hay xe ô tô đậu chớm quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú liền ngay lập tức thổi còi ra hiệu lùi lại. Những chiếc xe ấy vội vã lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn nghe lời như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy vậy. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, không thiên vị một người nào dù có quen biết hay là người nhà đi nữa.

Em nhớ có một lần trên đường đi học về đã chứng kiến một việc rất thanh liêm của chú. Lúc ấy là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại đều rất đông, em rất khó khăn để có thể sang được đường bên kia một cách an toàn. Lúc ấy, có hai người đi một chiếc xe máy lạng lách để vượt qua những xe khác mà đi lên trước. Ngay lập tức, chú tuýt còi gọi hai người ấy lại, yêu cầu họ dừng lại, tắt máy và dắt xe lên vỉa hẻ ngay gần ấy, vừa vặn là chỗ em đứng. Chính vì vậy, em có cơ hội được lắng nghe và chứng kiến toàn bộ sự việc. Vì đi sai nên chú yêu cầu lập biên bản và tiến hành giữ xe vì họ không mang giấy tờ xe đi cùng. Khi nghe đến đấy, họ lập tức lên tiếng nói với chú rằng:
- Dẫu sao cũng là chỗ quen biết, thôi thì anh bỏ qua cho bọn em đi anh.
- Thật xin lỗi nhưng luật là luật. Hai em không tuân thủ, là người quen biết thì anh phải càng phải phạt.

Chú cương quyết đáp lại rồi tiến hành thủ tục làm việc mặc kệ hai người kia có nài nỉ thế nào. Em rất ngưỡng mộ chú ở tính cương trực, tận tâm, tận tụy với nghề. Ngày hôm ấy về nhà, em đã luôn nghĩ đến chú.

Em ngưỡng mộ chú công an nhiều lắm! Nhờ có chú mà đường phố lúc nào cũng an toàn cả. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để có một ngày được trở thành chú cảnh sát giao thông như chú.

23 tháng 4 2019

bác ngáo chó vl

Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại ** lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.
ng mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi.Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?

Đoạn văn:

E bừng tỉnh khi những tia nắng yếu ớt đầu tiên của ngày mới rọi vào của sổ.E mở của sổ ra:oa..một ngày đẹp trời đây.Sau tiếng chú ga trống gáy sáng, ông mặt trời đã lên cao, mọi sự vật dường như đã bừng tỉnh. Nững chú chim líu lo chuyền cành hót chào ngày mới, hòa thành một bản nhạc đầy giai điệu.Trên bầu trời cao vời vợi kia, các chị mây đang thướt tha trong bộ áo mây trắng bồng bềnh múa lượn. Những tia ấm của buổi bình minh tràn ngập cả khu phố e.Trong vườn , những bông hoa đang rung rinh, khoe mình trong nắng vàng. Tiếng cười đùa của những e bé thích thú khi đc bố mẹ cho đi chợ, tiếng các bác, các cô, chú chào nhau , chúc  nhau một buổi sáng tốt lành....Mọi điều thật giản dị và yên bình làm sao!E yêu sao mỗi buổi sáng bình minh đẹp trời ở khu phố nhà em.

Sau một ngày dài, khi con người muốn được về đoàn tụ với gia đình, ông mặt trời cũng đã thấm mệt, yên vị ở đằng tây để chuẩn bị nghỉ ngơi. Trước khi để ánh nắng cuối cùng vụt tắt, ông đã biến thành họa sĩ trên chính nền trời của mình. Cùng với những đám mây bồng bềnh,mặt trời đã tạo ra những vệt ánh hồng chạy dài khiến bầu trời rực rỡ, huyền diệu như một bức tranh thủy mặc. Những đàn chim cũng tìm về chốn ngủ nối đuôi nhau tạo thành hình chữ V điểm xuyết trên nền trời gợi cảm giác bình yên và thong thả giữa nhịp sống ồn ào, xô bồ của thành phố hiện đại.

Hoàng hôn là thời khắc con người thường kết thúc công việc của mình. Các trường học vang lên tiếng trống thúc giục, các em học sinh chạy ùa ra tạo nên không khí hỗn loạn. Có gương mặt vui vẻ, hớn hở như hôm nay được điểm tốt. Có tiếng thở dài và những bước chân nặng nề bởi học tập mệt mỏi. Cũng có ánh mắt nháo nhác, ngóng trông đợi chờ bố mẹ của mình đến đón. Các cơ quan xí nghiệp cũng bắt đầu cho nhân viên tan làm. Họ vội vã tạm biệt nhau bởi trên vai họ còn bao nhiêu gánh nặng gia đình. Bao nhiêu xe máy, xe ô tô, xe đạp điện đổ ra các tuyến đường. Tiếng còi, tiếng vặn ga,…. mọi âm thanh hòa trộn với nhau tạo nên khung cảnh tấp nập của thành phố lúc hoàng hôn. Những hàng cây hai bên đường cũng đứng tư lự nhìn dòng xe cộ dịch chuyển và tiếp tục nhiệm vụ thanh lọc không khí của mình.

Khi ánh nắng yếu ớt đi một chút nữa, các quán ăn đồ uống vỉa hè bắt đầu dọn hàng, nhà hàng, quán trà cũng bắt đầu có nhiều lượt khách ra vào. Những ánh đèn trong các khách sạn sáng trưng và hoa lệ khiến người đi qua cũng phải ngó nhìn. Các khu vui chơi giải trí cũng sôi động hơn hẳn khi có những đứa trẻ tan học được bố mẹ cho ghé luôn qua đấy. Trong công viên, thỉnh thoảng lại có một nhóm người trung niên mặc đồ thể thao ra tập dưỡng sinh. Quả là một lối sống lành mạnh và khoa học!

Ông mặt trời như luyến tiếc trần gian, cố gắng hắt những ánh sáng yếu ớt lên bầu trời. Khi tia nắng cuối cùng mờ đi và biến mất cũng là lúc ông đã nghỉ ngơi phía cuối chân trời, con người bước vào nhịp sống của ban tối. Ánh đèn đường được thắp lên giống như một chuỗi trang sức lấp lánh làm duyên làm dáng cho thành phố khi bóng tối đang dần bao choàng lên cảnh vật. Mọi nhà cũng đã lên đèn và chuẩn bị bữa cơm gia đình.

Nhịp sống của thành phố lúc hoàng hôn dường như gấp gáp, vội vàng hơn làm cho lòng em như lắng lại và suy tư hơn. Em phải biết sống chậm lại một chút để có thể cảm nhận nhiều hơn và biết trân quý nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Nếu cảnh hoàng hôn ở nông thôn đem đến một sự thanh bình, êm ả thì cảnh hoàng hôn ở thành phố lại mang một diện mạo sôi động, huyên náo. Dù là ở đâu chăng nữa, cảnh hoàng hôn vẫn là một tuyệt tác của thiên nhiên tạo hóa.

^ HT ^

6 tháng 11 2018

I was born and grown up on the poor land in Duc Tho district, Ha Tinh province. That’s where deeply attaches to me 24 years of life. If anyone who asks me that “What’s the thing your most proud of?” .I will answer that’s my hometown. Duc Tho is the land poor where the people live by rice cultivation, breeding, and fishing. Although the life is very difficult, but the people is very friendly, and studious. In Duc Tho, there is a Tung Anh village where called “Doctor village”. Duc Tho is also the home of Tran Phu Secretary General, and marked many memories of the great leader Ho Chi Minh.

If you come to Duc Tho, you will feel many interesting things, visiting Tran Phu tombstone, La Giang dyke, rowing on La driver, and enjoying the traditional songs. In the evening, they can enjoy a special food which is “mussel rice” – just only eat one time, you will never forget.

Beautiful and unobtrusive! Duc Tho always tries to grow, and to improve the life of people, but keeping the traditional culture.

6 tháng 11 2018

I was born and grown up on the poor land in Duc Tho district, Ha Tinh province. That’s where deeply attaches to me 24 years of life. If anyone who asks me that “What’s the thing your most proud of?” .I will answer that’s my hometown. Duc Tho is the land poor where the people live by rice cultivation, breeding, and fishing. Although the life is very difficult, but the people is very friendly, and studious. In Duc Tho, there is a Tung Anh village where called “Doctor village”. Duc Tho is also the home of Tran Phu Secretary General, and marked many memories of the great leader Ho Chi Minh.

If you come to Duc Tho, you will feel many interesting things, visiting Tran Phu tombstone, La Giang dyke, rowing on La driver, and enjoying the traditional songs. In the evening, they can enjoy a special food which is “mussel rice” – just only eat one time, you will never forget.

Beautiful and unobtrusive! Duc Tho always tries to grow, and to improve the life of people, but keeping the traditional culture.

Bài dịch

“Tôi sinh ra và lớn lên trên miền đất nghèo thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là nơi gắn bó với tôi 24 năm cuộc đời. Nếu có ai hỏi tôi rằng “Điều gì làm tôi tự hào nhất?”. Tôi sẽ trả lời đó chính là quê hương tôi. Đức Thọ là mảnh đất nghèo, người dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi và đánh cá. Mặc dù cuộc sống vất vả, nhưng con người ở đây rất thân thiện và hiếu học. Đức Thọ có một ngôi làng Tùng Ảnh, được gọi là làng tiến sỹ. Đức Thọ cũng chính là quê hương của cố tổng bí thư Trần Phú, và đã ghi nhiều dấu ấn của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

Nếu đặt chân đến Đức Thọ, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị, đi tham quan mộ cố tổng bí thư Trần Phú, đê La Giang, chèo thuyền trên sông La, và nghe câu hò ví dặm. Khi hoàng hôn xuống, cùng nhau thưởng thức cơm hến – một đặc sản ẩm thức chỉ ăn một lần là nhớ.

Đẹp và bình dị ! Đức Thọ luôn luôn cố gắng để đổi mới, cải thiện đời sống nhân dân, nhưng luôn giữ gìn bản sắc quê hương đậm đà’’.

Đó là đoạn văn tiếng anh của tôi viết về nơi tôi sống, và thông qua đoạn văn này tôi muốn gửi gắm tình yêu tha thiết đối với quê hương nghèo khó nhưng nghĩa tình. Còn bạn ? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng anh với chủ đề về nơi mình sinh sống và đừng quên chia sẻ với Aroma nhé !

15 tháng 2 2019

Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.

Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.

Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi. Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả. 

Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.

Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.

Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.

Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,

Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.

Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.

Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.

21 tháng 2 2018

NHI YẾN thân mến

Mình là Huyền đây. Dạo này bạn có khỏe không? Hà Nội đã vào đông rồi Trang à. Những cơn gió đã thổi nhiều về phía hiên nhà mình, lạnh lắm. Mùa đông năm nay đến muộn, nhưng đến rồi thì dấu ấn của nó thật mạnh mẽ.

Chắc giờ này, ở thành phố xinh đẹp mang tên Bác Hồ kính yêu, những tia nắng ấm áp đang chiếu xuống làn nước trong xanh, vui đùa với làn gió nhẹ, sưởi ấm cho những khóm hoa tươi rực rỡ sắc màu. Và bạn, chắc bạn đang dạo qua những khu vườn trên chiếc xe đạp nhỏ để đến chợ Bến Thành mua rau củ tươi ngon hằng ngày trong một thời tiết ấm áp. Còn ở đây, nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 6 đến 9 độ thôi. Vì thời tiết lạnh nên trường đã cho chúng mình nghỉ học. Ở nhà buồn nên mình đã viết lá thư này cho bạn.

Mấy hôm nay, những cơn mưa phùn đã thay thế cho ánh nắng ấm áp. Tiếng mưa, gió rít bên ngoài cửa sổ đã thay thế tiếng chim hót líu lo mỗi sáng mình thức dậy. Không khí rất ẩm ướt và còn lạnh lẽo.

Bạn sẽ không thể tưởng tượng được thời tiết ở nơi đây lạnh đến thế nào đâu! Mỗi khi mình ra đường, hai bàn tay mình như muốn đóng băng lại vậy. Còn mũi mình luôn đỏ lên và cả đôi chân mình nữa, nó cứ cứng đơ và như không muốn di chuyển. Vì thế, mình luôn mặc nhiều áo và trang bị những phụ kiện cần thiết để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt của thời tiết.

Đường phố trơn và lúc nào cũng chỉ lác đác vài bóng người. Trang có nhớ đứa em nghịch ngợm của mình không? Mỗi khi bạn đến nhà mình chơi, nó luôn là người quậy phá hai chúng mình, khi học bài và cả khi trò chuyện nữa. Nhưng dạo này, thời tiết thay đổi làm nó bị ốm. Gia đình mình buồn hẳn đi. Còn mình, vào những ngày lạnh giá như thế này, mình thường nằm cuộn tròn trong chăn để chơi máy tính, học bài và chuẩn bị bài mới. Hệt như một chú mèo lười ấy Trang

Tuy được ở nhà nằm chơi những mình thấy rất nhớ những tiết học trên lớp. Mình mong mấy ngày sau sẽ ấm hơn để mình có thể đến lớp gặp lại bạn bè, thầy cô và biết thêm nhiều kiến thức nữa.

Thôi, thư đã dài rồi, mình xin dừng bút nhé. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, đón Tết Bính Thân vui vẻ, hạnh phúc. Đừng quên hồi thư cho mình nhé. Mùa đông sang năm, ước gì bạn lại có mặt ở Hà Nội, chúng mình cùng nhau cảm nhận cái lạnh có một không hai ở xứ Bắc. Cái lành lạnh hay tê cóng chân tay như mấy hôm nay, mình hiểu nó là nét riêng của mùa đông Hà Nội. Tới hè rồi có ước lại cũng không được, Trang nhỉ?

25 tháng 2 2018

Quê tôi thuộc đồng bằng chiêm trũng. Cả cái dải đất hẹp miền Trung này, đồi núi đã chiếm hết bốn phần năm diện tích canh tác. Duy chỉ có vùng tôi, thiên nhiên đã dành cho người dân một dải đất đồng bằng thẳng cánh cò bay. Đó chính là vùng đồng bằng thuộc huyện Lệ Thủy.
Nghe cái tên đã thấy ngập những nước là nước rồi. Cứ đến mùa thu và mùa đông thì dường như cánh đồng quê em chỉ là một màu trắng bạc. Nước ngập đến vài tháng. Vụ đông xuân người ta phải sử dụng tối đa các trạm bơm điện để chống úng mới cày, cấy được. Cả năm chỉ làm được hai vụ. Nhưng điều kì lạ là cả hai vụ đông xuân và hè thu đậu đạt năng suất rất cao. Năm nào, cánh đồng cũng nhận được một lượng phù sa khá lớn từ sông Kiến Giang, một nhánh của dòng sông Nhật.

Bây giờ thì trước mắt tôi là một cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ đông xuân trải dài từ chân đường quốc lộ 1A đến chân đường sắt Bắc Nam ven sườn dãy Trường Sơn hung VI. Như vậy, cánh đồng quê tôi có chiều ngang chiếm trọn gần như toàn bộ chiều ngang của Tổ quốc ở cái đoạn thắt lưng này. Mùa xuân, chim én về đây nhiều lắm. Có những thửa ruộng có đến hàng trăm con én chao liệng trên thảm nhung xanh mịn màng ấy.

Phía xa xa, một đàn cò trắng đứng thành một hàng dài trên bờ ruộng. Chúng đứng im phăng phắc, không động đậy. Nhưng chỉ cần một tiếng động nào đó của dân chài lưới khua đuổi cá thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào những thời điểm như thế này em mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Em cứ ngắm mãi những đợt sóng lúa cứ đuổi nhau đến tận chân trời mà không chán mắt. Sóng lúa cứ nhấp nhô lên xuống cứ ngỡ như một tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống, rũ hết những bụi bẩn rồi trải phẳng lì từ chân trời phía bên này sang chân trời phía bên kia một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai, không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.

Tôi yêu quê tôi lắm, dẫu nó có phải trải qua những trận hồng thủy kinh người hay những cơn cuồng phong dữ dội từ biển Đông thổi tới thì mảnh đất này cũng là nơi quê cha đất tổ, nơi gắn bó máu thịt với tôi.

13 tháng 5 2018

 Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đó như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông. Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sóng ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ .Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuvền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sóng tắm. Chúng em đùa nghịch ớ ngay cạnh bờ chứ khòng dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dóng sông! Dòng sông cua quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hổng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sòng. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.