K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2018

có trong sgk

3 tháng 12 2018

ở đâu vậy, trang bao nhiêu, phần nào

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. (độ dày, cấu tạo) Câu 2: Giải thích câu tự ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất? Câu 3: Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 13-11 -2022 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát-xcơ-va (múi số 2), Niu Oóc (múi...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. (độ dày, cấu tạo) Câu 2: Giải thích câu tự ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất? Câu 3: Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 13-11 -2022 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát-xcơ-va (múi số 2), Niu Oóc (múi số 19), Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô (múi số 21) là mấy giờ, ngày nào? Câu 4: Nếu Trái không tự quay quanh trục mà đứng yên trong quá trình chuyển động quay xung quanh Mặt Trời thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất? Câu 5: Giải thích tại sao Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình nằm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến. Câu 6: Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam?

1
1 tháng 11 2023

Tham khảo
Câu 1:
loading...
Câu 2:
 

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Câu 3: Thời gian tại các Thành phố

- Hà Nội: 9 giờ + 7 = 16 giờ, ngày 13-11-2022

- Mát-xcơ-va: 9 giờ + 2 = 11 giờ, ngày 13-11-2022

- Niu Oóc: 9 giờ - 5 = 4 giờ, ngày 13-11-2022

- Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô: 9 giờ - 3 = 6 giờ, ngày 13-11-2022

Câu 4: Hiện tượng nếu Trái Đất không tự quay

- Nếu Trái Đất không tự quay, một nửa bề mặt sẽ luôn đối mặt với Mặt Trời và trở nên quá nóng, trong khi nửa còn lại sẽ trở nên cực kỳ lạnh do không có ánh sáng và nhiệt độ.
Câu 5: 
- Mặc dù Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất, nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn so với vùng chí tuyến do sự phân tán nhiệt độ qua các lớp không khí dày và hiện tượng gió đổi mùa.
Câu 6: 
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam chủ yếu do càng vào nam, vĩ độ càng thấp, góc nhập xạ càng lớn và miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 10 2023

23 tháng 11 2016

anh ơi , của cả 3 bài ạ ?

23 tháng 11 2016

c​ả 3bai sao bạn

BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ? Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ?

Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng mà biết được ngày trong tháng Âm lịch.

Vì độ dài của tuần trăng là 29,53 ngày nên tháng Âm lịch có tháng 29 ngày và có tháng 30 ngày (thông thường một năm có 5 tháng 29 ngày). Một năm Âm lịch cũng có 12 tháng nên độ dài của năm Âm lịch do đó dài hơn 354 ngày (29,53 x 12 = 354,36 ngày).

Do độ dài năm Âm lịch ngắn hơn độ dài thời tiết khoảng 11 ngày và như vậy cứ 3 năm sẽ sai lệch mất hơn một tháng và cứ 9 năm sẽ sai lệch mất một mùa. Nhược điểm này khiến người thời xưa phải ăn tết Nguyên đán trong đủ mọi loại thời tiết khác nhau. Nói cách khác, Âm lịch chỉ có tác dụng đếm thời gian mà không có tác dụng chỉ ra được thời tiết ứng với thời gian đó.

Để khắc phục nhược điểm trên của Âm lịch, cách đây 2.500 năm người Trung Quốc đã đưa năm nhuận vào cho khớp với thời tiết, nghĩa là phải tìm nguyên tắc để tăng thêm số ngày cho năm Âm lịch. Ở thời kì đó Trung Quốc đã xác định được độ dài thời tiết là 365 ngày. Qui luật nhuận được xác lập là thập cửu niên thất nhuận, nghĩa là cứ 19 năm thì 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng. Đưa năm nhuận vào thì độ dài của 19 năm Âm Lịch vừa đúng bằng độ dài 19 chu kỳ thời tiết.

Năm Âm lịch có độ dài bình quân đúng bằng chu kỳ thời tiết, tức là căn cứ vào chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Rõ ràng Âm lịch khi đưa nhuận vào đã có một phần tính chất của Dương lịch. Và như vậy, loại Âm lịch mà chúng ta vẫn dùng ngày nay là Âm - Dương lịch.

0
1 tháng 12 2016

a/ Giống nhau:

- Lãnh đạo: Đảng Bonsevich.

- Động lực cách mạng: Công nhân - nông dân - binh lính.

- Kết quả: Thắng lợi.

b/ Khác nhau:

- Tính chất - Nhiệm vụ:

+ CMT2: CMDCTS kiểu mới, lật đổ chế độ phong kiến.

+ CMT10: CM XHCN, lật đổ chính quyền tư sản.

- Chính quyền nhà nước:

+ CMT2: Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ; hai chính quyền
song song tồn tại.

+ CMT10: Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn; chính quyền về tay vô sản và nhân dân lao động.

28 tháng 1

Bầu trời ban ngày và ban đêm khác nhau ở những điểm là:

- Bầu trời ban ngày có màu xanh lam, trong khi bầu trời ban đêm có màu đen.
- Bầu trời ban ngày được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, trong khi bầu trời ban đêm được chiếu sáng bởi ánh sáng của các ngôi sao, Mặt trăng.
- Bầu trời ban ngày có thể nhìn thấy Mặt trời, đám mây, máy bay và các vật thể nhân tạo khác. Bầu trời ban đêm có thể nhìn thấy các ngôi sao, Mặt trăng, vệ tinh, sao chổi và các vật thể thiên văn khác.

10 tháng 1

a) Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?

- Trái Đất quay quanh trục của nó một vòng trong vòng 24 giờ. Do trục Trái Đất nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo, nên khi Trái Đất quay, các khu vực khác nhau trên bề mặt Trái Đất sẽ nhận được lượng ánh sáng mặt trời khác nhau.

- Tại các vị trí ở gần xích đạo, trục Trái Đất gần như vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, nên các khu vực này luôn nhận được ánh sáng mặt trời trong một thời gian tương đương. Do đó, ở các vị trí này, độ dài ngày và đêm gần như bằng nhau trong suốt cả năm.

- Tại các vị trí ở gần cực, trục Trái Đất gần song song với mặt phẳng quỹ đạo, nên các khu vực này sẽ có một thời gian dài trong năm không nhận được ánh sáng mặt trời. Vào ngày Đông Chí, các vị trí ở gần cực sẽ có một đêm dài 24 giờ, còn ngày sẽ chỉ kéo dài vỏn vẹn vài giờ.

10 tháng 1

b) Vào ngày 22 tháng 12 (Đông Chí), độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào trên Trái Đất ở các vị trí: Xích đạo, Chí tuyến, Vòng Cực và Cực?

- Xích đạo: Ngày và đêm dài bằng nhau, khoảng 12 giờ.
- Chí tuyến: Ngày dài hơn đêm khoảng 1 giờ.
- Vòng Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, ngày chỉ kéo dài 0 giờ.
- Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, ngày chỉ kéo dài 0 giờ.

25 tháng 12 2016

1. HỆ QUẢ :

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

 

III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

26 tháng 12 2016

Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''

Hí hí kiểm tra tốt nha