các anh chị giúp em vs ạ .Đề bài :viết một đoạn văn từ 5-7 câu kể lại 1 sự việc trong truyện '' Sự tích Hồ Gươm''bằng lời của 1 nhân vật do em tự chọn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BN THAM KHẢO:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."
Tham khảo:
I.Dàn Ý Tả Nhân Vật Trong Truyện Mà Em Thích
1. Mở bài
Giới thiệu về nhân vật trong truyện mà em yêu
2. Thân bài
a. Miêu tả ngoại hình
- Dáng người
- Đôi mắt, nụ cười, giọng nói
- Mái tóc
- Trang phục hàng ngày
b. Miêu tả tính cách:
- Ngoan hiền/ lương thiện
- Hèn nhát / dũng cảm
- Cam chịu/ đấu tranh
c. Những khó khăn mà nhân vật đã trải qua
- Bị hãm hại
- Thiếu thốn tình thương
3. Kết bài
Tình cảm của em đối với nhân vật
II. Tả nhân vật trong truyện mà em thích - Tả cô bé bán diêm,
Những câu chuyện cổ tích luôn để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai về các nhân vật, đó là nàng Bạch Tuyết xinh đẹp tuyệt trần, là cô Tấm hiền lành chăm chỉ, đó còn là chàng Thạch Sanh lương thiện dũng cảm, là chàng Sọ Dừa thông minh, nhanh trí. Nhưng ấn tượng với em nhất là cô bé đi bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm".
Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương, mẹ mất sớm em sống với bà nhưng bà cũng ốm và bỏ em mà đi. Cô bé sống với cha tàn nhẫn, ngày ngày chỉ biết chửi mắng và đánh đập em.
Ngày này qua ngày khác, em bé bán diêm lang thang khắp mọi nẻo đường của thành phố để bán những bao diêm mong có được đồng lời để đưa về cho cha.
Trong đêm giao thừa của ngày cuối đông, cô bé gầy gò co ro trong giá lạnh. Mái tóc dài dính bết những bông tuyết vừa rơi, đôi mắt em cụp xuống vì mệt và lạnh. Đôi môi em tái nhợt hẳn đi, duy chỉ có đôi má vẫn còn hồng hào. Giọng em ấm áp, từng lời mời mua diêm thốt ra từ em:
- Cô mua giùm cháu bảo diêm với ạ
- Chú mua diêm đi chú
- Bà ơi, bà có mưa diêm không ạ?
Từng bước đi nặng nề, những lời mời như lời thỉnh cầu cất lên vậy mà chẳng ai thương tình mua cho lấy một bao diêm.
Trong đêm lạnh, người ta ấm áp cùng nhau, em lại cô đơn nơi góc tối của xó tường. Đôi chân trần lạnh cóng vì không có dép mang, trên người em chỉ là manh áo mỏng đã rách theo năm tháng, bụng em đói cồn cào vì cả ngày không có gì để ăn. Người ta vô tình lướt qua em, nhìn thấy em mà chẳng ai đoái hoài, cũng không ai mua cho em chiếc áo, trao cho em đôi dép, tặng cho em ổ bánh mì hay đơn giản chỉ là cái hỏi thăm thuần túy, mua cho bao diêm để ủi an em. Thương em biết bao cô gái bé nhỏ phải chịu đựng thiếu thốn cả vật chất, cả sự yêu thương. Em là cô bé hiếu thảo, thương cha, thương bà, luôn mong ước được gặp lại người bà yêu quý.
Cô bé đã quẹt những que diêm của mình để sưởi ấm và mơ về những điều em ước mong. Rồi em gặp lại người bà yêu thương, nắm tay bà cùng về bên chúa, bỏ lại cuộc sống đau khổ, cơ cực nơi trần gian.
Hình ảnh cô bé bán diêm khiến em xúc động vô cùng. Em chỉ ước rằng nếu gặp được em trong đêm đó, sẽ giúp em có một áo ấm để mang, sẽ xin mẹ mua cho bạn ấy bảo diêm, dù không thể thay đổi gì nhưng chí ít cũng giúp cho em bé bán diêm ấm lòng hơn trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy.
Đến ngày cuối tuần,nhà em đi thăm ông bà.Gia đình em rất thích đi thăm ông bà.Khi vào nhà,căn nhà yên lặng làm nhớ tuổi thơ em từ nhỏ,mỗi người làm một việc.Bố em đi bưng những đồ cũ vào trong kho.Mẹ em nấu cơm giúp ông bà.Em đi dọn nhà cửa giúp mẹ.Em của em đi nói những thứ mình đã học ở trên lớp.Khi cả nhà xong,bữa cơm ngon miệng và no.Em thích vào ngày cuối tuần!!!.
Tham khảo:
Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.
Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.
Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.
Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nghe xong thì đáp:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.
Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Tôi bảo vợ may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi không thấy chim thần quay lại. Một mình lênh đênh giữa biển, tôi hối hận vô cùng vì lòng tham đã hại mình.
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Tham khảo:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."
Tham khảo:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."
Long Quân, một vị vua tài ba và tinh thông võ nghệ, đã có một hành động đầy tinh thần hiệp sĩ. Trong thời gian Lam Sơn kháng chiến, khi quân Lam Sơn còn thiếu vũ khí, Long Quân đã tự mình mang gươm thần của mình đến trao cho nghĩa quân. Hành động này không chỉ thể hiện lòng yêu nước và tình đồng đội mà còn khẳng định ý chí chiến đấu vô cùng kiên cường của ông. Gươm thần của Long Quân đã trở thành biểu tượng của sự quyết tâm và sức mạnh của quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân. Đây là một truyền thống tốt đẹp và một nguồn cảm hứng vô cùng lớn cho các thế hệ sau này.
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Nhớ tick đúng cho mình nhé
Em tham khảo nhé!
Dế Mèn sang nhà tôi chỉ với một mục đích trêu chọc tôi mà tôi cứ nghĩ tốt lành gì. Thấy nhà tôi luộm thuộm, bẩn thỉu, Dế Mèn liên nhân cơ hội khịa tôi không bằng mình rồi vẽ ra đủ thứ viễn cảnhvề sự nguy hiểm của việc nhà cửa thế này, thế nọ. Vậy mà tôi lại ngu ngốc có ý định nhờ Mèn giúp đào hang và ngay lập tức nhận được sự khinh thường của Dế Mèn. Lời nhờ vả của tôi có chân thành, có sự tha thiết nhưng đời nào lòng Dế Mèn lại có thể bị lay động. Chê cười xong Dế Mèn ngoảnh về mà không một chút bận tâm đến tôi.
nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)
Tham khảo:
Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.
Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.
Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.
em cảm mơn chị ạ