K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

DÀN Ý:( Bn tự phát triển ý nha)

I: Mở bài:

Giới thiệu với ông ngoại em.

II: Thân bài:

- Vẻ bề ngoài.

- Tính tình.

- Công việc. ( Ông em là một cán bộ đã về hưu nên mỗi ngày, ông đều ở nhà để trông cháu...............)

- Sở thích.( Không chỉ ở nhà trông cháu, ông còn hay chăm sóc cây cảnh vì đây là đam mê của ông lúc về già. Mỗi chiều, em đều thấy ông ở vườn.......)

III: Kết bài:

Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về ông ngoại.

26 tháng 11 2018

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về ông ngoại của em

II. Thân bài

* Tả chi tiết

- Tuổi tác

- Vẻ ngoài ra sao( dáng vóc, tay chân, mắt mũi miệng :...)

- Công việc của ông

- Tính tình

- SỞ thích

- Khi giao tiếp với ông thì sẽ có ấn tượng gì về ông

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về ông ngoại của em

22 tháng 12 2021

Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từ thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.

Mẹ em năm nay đã 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến. Đôi bàn tay mẹ không còn tròn trịa như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, đó là dấu vết của thời gian, của những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho hai chị em em. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang. Em thích nhất thói quen ngày bé khi được mẹ đọc truyện cổ tích mỗi tối. Mẹ như hóa thân vào từng nhân vật với giọng nói truyền cảm để giúp em hiểu nội dung câu chuyện hơn.

 em rất yêu mẹ

22 tháng 12 2021

Mik đã bảo đừng coopy bài trên mạng mà

 

8 tháng 11 2019

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.

Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.

Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.

Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ.

Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức, đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.

Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ cây nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

5 tháng 11 2018

bn ơi, mik làm khác gợi ý bn tí nhé, làm văn không cần phải đúng và chính xác lắm đâu.

“Một hai ba, một hai ba, một hai ba…”. Nghe tiếng hô nhịp nhàng quen thuộc vang lên ngoài sân, em bừng tỉnh giấc. Kim đồng hồ chỉ 5 giờ 5 phút. Thôi chết, muộn rồi! Em thu dọn chăn màn rất nhanh rồi chạy vội ra sân tập thể dục cùng ông ngoại. Hai ông cháu tập xong bài thể dục buổi sáng thì bắt đầu chạy bộ dọc theo đường Thanh Niên, hít thở không khí trong lành. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch mặt nước giăng giăng sương phủ. Khung cảnh ven hồ buổi bình minh tuyệt đẹp, rất hợp với tâm hồn nghệ sĩ của ông. Nhắc đến nghệ nhân cây cảnh Thanh Tâm, tức ông ngoại của em, quanh vùng Nhật Tân, Hữu Tiệp, Nghi Tàm này rất nhiều người biết. Từ thuở ấu thơ, em đã được sống với ông bà ngoại trong ngôi nhà đơn sơ, giữa khu vườn quanh năm sực nức hương hoa. Tình cảm ông cháu gắn bó vô cùng thân thiết.

Năm nay, ông em đã sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai và trí nhớ còn minh mẫn lắm. Là con người của công việc nên ít khi ông ở trong nhà. Khách tìm ông, cứ ra vườn là gặp. Vườn hoa, cây cảnh không chỉ là nguồn thu nhập hằng ngày mà hơn thế, nó là niềm vui, là lẽ sống của đời ông.

Em thường ra vườn xem ông làm việc. Đôi tay khéo léo, tài hoa của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong mỗi hình dáng mà ông mất bao công phu để tạo nên. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo rằng tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hai gốc đinh lăng, gốc cao gốc thấp, ông tỉa thành dáng phụ tử tình thâm. Mấy cây đào bích có thế rồng bay, phượng múa….

Cảm động biết bao khi em được ông cầm tay, dạy cho cách uốn những sợi dây thép vô tri thành hình những chú nai, chú hươu xinh xắn, để làm khung cho cây mọc theo ý muốn người trồng, ông bảo em rằng nghề làm vườn bắt buộc con người phải kiên trì, tỉ mỉ, nhất là phải thật sự yêu mến thiên nhiên, trái tim dễ dàng rung động trước một nụ hồng vừa hé nở, lóng lánh sương đêm; một bông đào thắm rung rinh trong gió sớm, báo hiệu mùa xuân sắp trở về.

Em thích được nghe ông giải thích ý nghĩa một số loài cây, loài hoa quý như tùng, cúc, trúc, mai, liên (sen), tượng trưng cho cốt cách thanh cao, khí tiết hiên ngang và quan niệm sống trong sạch của bậc chính nhân quân tử. Em tin lời ông khẳng định là cây và hoa cũng biết vui buồn giống như con người vậy. Chúng có đời sống riêng, có tiếng nói riêng. Nếu chịu khó quan sát, lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu.

Có lẽ tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông đã dần dần thấm vào máu thịt đứa cháu trai mà ông quý mến. Nhiều lần, ông dẫn em đi chơi chợ hoa ngày Tết, hoặc đến tham quan Hội chợ hoa của Thủ đô. Em chụp ảnh cùng ông bên những cây cảnh mà ông mang đến dự thi và được tặng huy chương.

Không thể kể hết những kỉ niệm vui buồn về tình ông cháu. Rất giản dị, tự nhiên, ông ngoại đã truyền cho em ngọn lửa đam mê cuộc sống và những bài học quý báu trên đường đời. Em thấm thía lời dạy tâm huyết của ông: “Không có gì sung sướng bằng được hưởng thành quả lao động do chính bàn tay mình làm ra, cháu ạ!”. Được ông ngoại hết mực yêu thương, em thấy quả là hạnh phúc!

học tốt

5 tháng 11 2018

Có lẽ điều tuyệt vời nhất đối với em là được về quê thăm ông ngoại. Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè hay lễ tết em lại được bố mẹ dẫn về quê thăm gia đình đặc biệt là ông ngoại.  

Ông ngoại em năm nay 60 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được nghỉ nghơi rồi nhưng ông không cho phép mình rảnh bất kì lúc nào. Hàng ngày ông vẫn ra đồng làm việc, mặc dù tuổi cao nhưng ông vẫn hăng say lao động. Chính vì vậy làn da ông nhăn nheo đi, mái bóc bạc phơ theo năm tháng, dáng đi của ông cũng chạm chạp nhưng còn vững chắc lắm. Một tháng được ở cùng ông , em được hưởng chọn vẹn tình yêu thương của ông dành cho mình.

Hàng ngày được ông dẫn đi ra ruộng làm việc, chiều đến lại đi thả diều bắt cá, rồi tối đến lại được ông dẫn quanh làng thăm các ông bà. Ông thường kể những câu chuyện xa xưa từ thời ông còn nhỏ cho em nghe rồi đến những năm tháng đi kháng chiến. Ở cạnh ông em thấy mình như trẻ mãi, luôn được quan tâm và yêu thương. 

Ông em đơn giản nhưng tuyệt vời như vậy đó. Em yêu ông và thương ông vô cùng, ước mong sao ông luôn khỏe mạnh để vui vầy cùng con cháu.

bài này mik làm ngắn hơn, nên bn thích bài dài hay ngắn tùy bn.

22 tháng 12 2021

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

  Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

   Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống


 

22 tháng 12 2021

Bài này mình tả ông mình có j bạn đổi tuổi nha!!

Nhìn từ xa, ông như một cây đại thụ to kềnh, trăm tuổi. Tóc ông bạc trắng như cước. Nếu nói về một hàm răng thì chắc không ai có bộ rang khỏe như ông - hay ăn nhiều thứ rất cứng như sụn, xương mà chưa từng lung lay. Đôi mắt tuy không còn sáng nhưng ông vẫn còn có thể đọc sách, bắt sâu cho cây. Sóng mũi thì như bị che khuất bới đám tàn nhang. Nhưng vẫn còn một thứ khiến em hâm mộ ông nhất. Đó chính là sức khỏe vô địch của ông. Ông tuy đã 76 tuổi nhưng có thể đạp xe đến trường đón em. Từ nhà đến trường mất 4km, nhưng ông vẫn nói là không mệt nên em rất ngưỡng mộ sức khỏe của ông.

  Công lao nuôi nấng đứa con của cha mẹ rất to lớn và nhưng người anh chị cũng yêu thương chũng ta hết mực, nhưng ngoài họ ra chũng ta vẫn còn cả ông bà nữa. Nếu ai hỏi rằng bạn yêu ai nhất trong nhà với em, em sẽ ko ngần ngại mà trả lời rằng: "Em yêu ông nội nhất, ông luôn quan tâm và chăm sóc em ko khác gì người cha, người mẹ."   Ông năm nay đã ... tuổi. Ông có khuôn mặt hiền từ, nhân...
Đọc tiếp

  Công lao nuôi nấng đứa con của cha mẹ rất to lớn và nhưng người anh chị cũng yêu thương chũng ta hết mực, nhưng ngoài họ ra chũng ta vẫn còn cả ông bà nữa. Nếu ai hỏi rằng bạn yêu ai nhất trong nhà với em, em sẽ ko ngần ngại mà trả lời rằng: "Em yêu ông nội nhất, ông luôn quan tâm và chăm sóc em ko khác gì người cha, người mẹ."

   Ông năm nay đã ... tuổi. Ông có khuôn mặt hiền từ, nhân hậu. Trên khuôn mặt đã có những nếp nhăn nhỏ.  Dáng người ông vẫn đi lại rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Mái tóc ông đã bạc trắng, trắng như những đám mây vậy. Toát ra từ đôi mắt của ông là cả một sự yêu thương, trìu mến, ánh mắt ấy như biết cười, biết nói. Ông ko bao giờ trừng mắt nhìn ai bao giờ. Nổi bật nhất là bộ râu của ông, bộ râu cũng có màu trắng như mái tóc ông, nó làm ông trông như một ông Bụt hiền từ. Đôi môi của ông luôn cười, luôn nói. Tuy cũng đã già nhưng ông luôn chơi đùa vui vẻ cùng với em. Nước da ông nhăn nheo nhưng em vẫn thích được cầm lấy bàn tay của ông.

   Ông rất yêu quý những loài cây, loài cỏ. Ông rất hay vào vườn để bắt sâu, tỉa lá. Em cũng rất thích vào vườn giống như ông, nghe ông kể về đặc điểm của từng loài cây, hoa. Ông yêu em lắm. Có lúc ông còn đưa em đi chơi. Có gì ông cũng để dành cho em. Mỗi khi có chuyện gì buồn, em lại đến bên ông thế là ông lại động viên em tiến lên phía trước. Khi em bị mẹ mắng ông còn bênh vực em. Ông luôn sống chan hòa cởi mở, không cãi nhau cạnh tranh với ai. Chính vì vậy mà ai ai cũng yêu quý ông. 

     Em yêu ông em nhiều lắm. Em sẽ ko bao giờ để ông buồn. Em mong ông sẽ sống đến hơn 100 tuổi để có thể sống cũng gia đình em. Nếu mai này có đi xa đến đâu em cũng sẽ nhớ về ông và mọi người.

2
4 tháng 1 2016

hay nhi, cam dong wa 

tick cho mk nha

23 tháng 9 2021

hay đấy

26 tháng 12 2023

(Xin lỗi bạn nha mình cop trên mạng xuống bạn có thể tham khảo)

Mở bài :

Giới thiệu về bản thân mình.Là ông Ba - bạn thân của ông Sáu và cũng là người chứng kiến được tình cảm cha con cao đẹp nhưng đầy éo le của ông Sáu và bé Thu,

Thân bài

Giới thiệu về bạn thân của mình,ông Sáu : là người đồng đội tốt,nhiệt huyết và cũng là người cha hết lòng yêu thương đứa con gái của mình

 Kể về hoàn cảnh éo le của hai cha con ông Sáu và bé Thu

+ Những tình cảm của ông Sáu thẻ hiện tình yêu của mình với bé Thu mà bản thân (ông Ba đã chứng kiến) 

+ Từng cử chỉ,hành động yêu thương của ông Sáu đối với con gái của mình 

- xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ

+ anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

Đó là tình cha đối với con đã nhiều ngày chưa gặp mặt ,muốn vỗ về con,gần gủi con,cho con cảm nhận tính yêu của ông

 + Những sự việc xảy ra trước khi Bé Thu chèo xuống bỏ ra nhà bà ngoại

+ Tả chi tiết vẻ mặt và nét mặt của ông Sáu và bé Thu

+ Suy nghĩ của bản thân về tình cha con của hai người 

+ buồn thay cho người bạn,cũng có chút không hiểu được bé Thu sao lại cứng đầu đến thế

+ Bé Thu dãy nãy,không chịu ăn trứng cá mà ông Sáu gắp cho 

+ Ông Sáu tức quá ,đánh bé Thu (bản thân không kịp can ngân ) 

Khiến cho bé Thu bỏ về nhà bà ngoại 

+ Thầm tiếc cho người bạn của mình,vì sắp phải xa con mà bé Thu vẫn chưa một lần gọi ba 

...

. Kết bài :

Nỗi lo lắng và cũng là khâm phục ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc.Cái tình cha vĩ đại trước sự cứng đầu của bé Thu

Hi vọng bé thu sớm hiểu ra,và chịu gặp mặt anh Sáu .gọi anh Sáu là ba

+ Tình cảm thiêng liêng của hai cha con

Vai diễn cuối cùng         Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng.          Mỗi buổi  chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra...
Đọc tiếp

Vai diễn cuối cùng

         Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng quê vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em của ông là một giáo viên trường làng.

          Mỗi buổi  chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay ra vẫy vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt một ngày đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

          Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng nhìn thấy chú bé ra vẫy và vẫn không thấy một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

           Hôm sau, người diễn viên già ấy giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, mặc một chiếc áo véc – tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và đi lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ : " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình - một hành khách giữa bao hành khách đi tàu".

          Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy tay, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

         Con tàu xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.   

           ( Theo Truyện khuyết danh)  

Ghi lại 1 câu ghép trong câu chuyện trên. Nêu rõ các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

0
29 tháng 5 2018

Người đàn ông này là một người lùn. Ông ta không thể với tới các nút chọn tầng ở trên cao của thang máy hoặc chỉ có thể nhờ người khác nhấn chọn dùm nhưng vì đi làm về muộn nên khả năng ấy rất ít. Vì vậy ông ta chỉ có thể nhấn các nút trên cao bằng cây dù của mình thôi.

3 tháng 6 2018

Người đàn ông này là một người lùn. Ông ta không thể với tới các nút chọn tầng ở trên cao của thang máy hoặc chỉ có thể nhờ người khác nhấn chọn dùm nhưng vì đi làm về muộn nên khả năng ấy rất ít. Vì vậy ông ta chỉ có thể nhấn các nút trên cao bằng cây dù của mình thôi.

Hôm nay cuối tuần mình có thời gian rảnh nên mình sẽ kể tiếp chuyện ma của ông ngoại mình cho các bạn nha.Chuyện này khoảng năm 1955-1956 gì đó, lúc này ông mình đã lập gia đình và có con rồi, thời bấy giờ ông mình đi lính, nhưng là lính Nguỵ ( ở đâu thì phải theo đó, không theo thì khó bề mà ở yên ổn ), mặc dầu mang tiếng đi lính nhưng không có ra trận hay bắn giết gì hết, chỉ canh...
Đọc tiếp

Hôm nay cuối tuần mình có thời gian rảnh nên mình sẽ kể tiếp chuyện ma của ông ngoại mình cho các bạn nha.
Chuyện này khoảng năm 1955-1956 gì đó, lúc này ông mình đã lập gia đình và có con rồi, thời bấy giờ ông mình đi lính, nhưng là lính Nguỵ ( ở đâu thì phải theo đó, không theo thì khó bề mà ở yên ổn ), mặc dầu mang tiếng đi lính nhưng không có ra trận hay bắn giết gì hết, chỉ canh gác hay lòng vòng trong trại lính hoạ hoằn lắm là bị cấp trên sai đi rước gái về cho mấy ổng hay đi đưa thư đòi tiền gì gì đó ( lúc này ông mình con trẻ, mới đi lính thôi, nghe bảo ngày xưa đi lính cho Mỹ lương cao lắm, lại được hưởng nhiều chế độ ưu tiên như cơ sở vật chất, y tế.. V..v )
Ông mình nhớ lại lúc đó cũng gần tết, cấp trên của ông mới gọi ông vào và nhờ ông mình vào rừng tìm cho ông ta mấy bụi lan rừng để tết treo trước nhà cho đẹp. Ông ngoại mình rủ thêm một người nữa để cùng đi vào rừng, hai người lùng sục cả cánh rừng mà không thấy bụi lan nào, nên cả hai quyết định vào sâu trong rừng một tý, mới đi được một đoạn ngắm thì ông mình thấy có con rùa bò ngang ( quan niệm dân gian hở đi đường xa mà gặp rùa thì sẽ gặp chuyện xui xẻo, bất trắc ), biết sắp có chuyện nên ông ngoại mình xoay qua dặn người bạn đi chung rhif đừng có nói gì linh tinh, bậy bạ, rừng thiêng nước độc, linh lắm đó. Nói rồi hai người lầm lũi tìm lan, đến trời tối vẫn không tìm thấy cây lan nào, ở tròn rừng tối nhanh lắm, khoản 3h chiều là đã tối rồi. Thấy trời bắt đầu tối, ông ngoại mình mới quay lại tìm đường ra, tự dưng người bạn đi cùng buộc miệng hỏi : a Bảy ơi anh Bảy, có khi nào mình đi lạc không anh? Ông ngoại mình bèn nói gỡ lại là không có đâu, đừng có lo, nãy mình có đánh dấu đường đi mà. Vậy mà tối đó 2 người vẫn lạc trong rừng, tìm hoài vẫn không thấy mấy thân cây được dánh dấu đường ra. Ông mình để chắc ăn lại dặn người bạn đi cùng là đừng có nói gì bậy bạ nữa, có gì cần thiết hả nói, tại trong rừng thiêng lắm. Kế tiếp ông ngoại mình tìm được một gốc cây to, khá cao lại có nhiều cành lá cũng dễ trèo, ông bảo người bạn đi cùng, cùng trèo lên cây, tối nay sẽ ngủ trên cây, không được đốt lửa vì cũng sợ địch phát hiện. Hai người chọn được hai cành khá to có thể ngã lưng được, nhưng để an toàn thì một người ngủ, một người canh, rồi thay phiên nhau, một lúc lâu sau cũng khoản giữa giữa đêm, thì ông mình thức giấc để canh cho bạn mình ngủ, tự dưng người bạn lại hỏi có khi nào mình gặp cọp không anh Bảy? Vậy là cọp tới, chỉ mới nói câu trước, câu sau chưa trả lời thì đã nghe tiếng gầm của cọp, rồi tiếng bước chân sột soạt dẫm lên lá khô, cây mục trong rừng, mùi hôi thối, tanh tưởi bắt đầu xông tới mũi, hai người ở trên cây mà sợ điếng người, không dám nhúc nhích cụng cựa, bạn ông ngoại mình sợ quá rút súng định bắn thì ông ngoại mình cản lại, nói đừng bắn, coi chừng địch phát hiện, mình cứ ở trên cây, cọp không trèo cây được, khi nào nguy cấp quá thì mình hãy bắn. Ông ngoại mình kể con cọp cứ ngồi dưới gốc cây nhìn lên cành cây chỗ có ông ngoại mình và người bạn, trong bóng đêm mà mắt nó xanh lè ( hiện tượng này là bình thường nha, đêm tối mắt mèo cũng phát sáng trong đêm), vì quá sợ nên ông ngoại mình không dám nhìn vào mắt nó sợ bị thôi miên, nhưng người bạn ông thì cứ nhìn chằm chằm vào đôi mắt đó, rồi đầu óc lơ mơ, tự dưng trèo xuống dưới, ông mình kèo tay lại, thì người bạn nói thấy có người ở dưới vẫy vẫy nói là cọp đi rồi, ông ngoại mình quay xuống nhìn thì thấy gần chỗ với đôi mắt xanh ánh lên trong đêm đó là mấy đốm sáng tưởng là đom đóm, nhưng thật ra mấy đốm sáng như lân tinh đó mà linh hồn của người bị cọp ăn thịt, khi cọp ăn thịt nhiều người rồi thì nó sẽ thành tinh, linh hồn người bị cọp ăn thịt sẽ biến thành mà Trành, phải đi dụ người đến cho cọp ăn, họ chỉ được giải thoát khi con cọp đó chết đi, biết là người bạn mình bị ma Trành dụ rồi, ông ngoại mình mới lấy lá bùa hộ thân của ông cố đeo cho lúc nhỏ tới bây giờ đưa cho người bạn mình, thì người bạn của ông như sực tỉnh hoảng hồn trèo ngược trở lên, ông ngoại dặn người đó tuyệt đối không được nhìn vào mắt nó nữa, hai người cùng nhìn nhau chứ không dám nhìn xuống dưới, ông ngoại mình bắt đầu lẩm nhẩm đọc chú ( ông có dạy ), vì biết nó là cọp tinh rồi nên chỉ cách đọc chú mới mong thoát chết, cứ như vậy đến trời sáng, mặt trời lên. Con cọp vẫn không có ý định muốn bỏ đi, thì may sao lúc đó có con hươu chạy ngang, con cọp bèn đuổi theo con mồi ngay trước mắt, ông ngoại và người bạn đợi thêm một lúc nữa mới dám trèo xuống tìm đường ra, lần này đi được một lúc thì tìm được hoa lan, chỗ mà hôm qua lùng mãi không thấy, đến khi ra khỏi rừng sâu gần đến bìa rừng thì trời cũng đã tối rồi, nhưng ngoài cánh rừng thì yên tâm, không sợ thú dữ. Song song với bìa rừng là con sông, hai người lầm lũi bước hy vọng về kịp trại vì đã đi suốt hai ngày, đói rã rời, thức ăn mang theo chỉ có một ít ( vì không nghĩ bị lạc ), thì có một người đàn ông chèo xuồng từ từ tiến tới, ông ngoại với bạn mừng quá mới xin người đó đi nhờ về chợ, người đó nhìn ông ngoại với bạn ông rồi hỏi đi đâu giờ này, ông ngoại nói dối là vào rừng tìm lan về bán tết, thì người đàn ông đó mới kêu lên xuồng, về nhà ông nghĩ qua đêm, rồi sáng mai hẳn đi, giờ tối rồi, xuống chợ cũng không có ai. Ông mình mừng quá xuống ngay xuồng, tuy ba người trên một chiếc xuồng mà lướt đi trên nước êm lắm, không hề nặng nhọc gì, người đàn ông chèo thuyền cũng rất nhẹ nhàng, được khoản hơn tiếng thấy có ánh đèn đàng xa xa, tới nơi thì thấy đèn đuốc sáng trưng, người đàn ông chèo thuyền nói là hôm nay người ta họp chợ đêm, ông ngoại mình có ý muốn lên chợ, còn ông chèo thuyền thì không muốn, một hai muốn ông ngoại và bạn ông ngoại về nhà ông ta, nhưng ông mình không chịu, dứt khoác lên bờ, bạn của ông ngoại cũng lên theo, ông ngoại cảm ơn rồi trả tiền nhưng ông chèo thuyền không lấy, mà chỉ hậm hực chèo thuyền đi, ông ngoại mình nhìn theo, thấy dáng ở sau ngồi nhìn thấy lạ lạ, rồi vèo cái con thuyền đã không thấy đâu, ông ngoại mình cũng không nghĩ nhiều bỏ lên chợ, thấy mọi người bán nhiều thứ lắm, nhưng tuyệt nhiên không ai bán thức ăn khác với mấy chỗ họp chợ khác, đồ ăn vặt bán rất nhiều, cái chợ rất dài, đi đến cuối chợ cũng không thấy ai bày hàng ăn ra bán, ông ngoại hỏi một người ở đó, thì người đó không nhìn ông ngoại mà bảo là chợ này bán và trao đổi dụng cụ thôi, không bán thức ăn đâu, rồi người đó dặn là có bán thức ăn cũng đừng ăn, ông ngoại hỏi tại sao thì người đó chỉ nói là để đến bây giờ ăn vào coi chừng đau bụng. Hai người mệt quá rồi nên tìm được một cái sạp trống không ai buôn bán gì mới trèo lên đó ngủ, ông ngoại và banh ông ngủ ngay sau đó, chỉ giật mình thức khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt, dụi mắt mở ra, định bụng tìm chỗ ăn sáng rồi về trại, thì khủng cảnh trước mắt lại làm ông ngoại mình hoảng hồn, cái chợ tối hôm qua, nhà cửa san sát nhau thì bây giờ là một bãi tha ma mênh mông, ông ngoại mình và người bạn đang nằm trong một cái mộ mà chưa có người táng, người ta xây sẵng, hết hồn lay bạn mình dậy, người kia thức giấc thấy vậy còn hoảng hồn hơn, không ai nói với nhau câu nào, nhanh chân rời khỏi chỗ đó để tìm đường về trại. Trên đường đi ông ngoại mình chợt nghĩ, nếu tối qua những hồn ma ở nghĩa địa đó không họp chợ, thì ông ngoại và bạn mình sẽ tới nhà ông chèo thuyền, mà ai biết được đó là người hay ma? Cũng có thể là ma Trành tới dụ ông ngoại và bạn ông ngoại cho cọp ăn, vì con cọp tinh không bao giờ chịu buông tha con mồi của mình, kể ra mạng cũng lớn lắm thì lúc sáng mới được con hươu thế mạng, rồi lại được gặp cái chợ âm phủ này, ông mình nghĩ trong bụng tới lúc được phép về nhà phải cùng ông cố đến đây cúng tạ ơn, ma thì cũng có ma tốt ma xấu, không phải ma nào cũng hại người…

0