K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2021

Bài học đường đời đầu tiên
tác giả Tô Hoài (1920 - 2014)

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Quê quán:

Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) - làm nghề thủ côngLớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn..., cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

- Sự nghiệp văn chương:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đếnÔng có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí...

- Tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)...

- Phong cách viết: tôn trọng sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ linh hoạt, các sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn.

- Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
 

tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”

- Dế Mèn phiêu lưu kí:

Được in lần đầu năm 1941 - là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.Dung lượng: 10 chươngNội dung: kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé

2. Thể loại

- Bài học đường đời đầu tiên thuộc thể loại kí, nhưng về bản chất vẫn là một "tiểu thuyết đồng thoại" được sáng tạo chủ yếu bằng yếu tố tưởng tượng và nhân hóa.

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là tự sự

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất, xưng "tôi"

- Tác dụng của việc dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện: làm tăng thêm ý nghĩa của biện pháp nhân hóa đã được dùng lên Dế Mèn, khiến Dế Mèn như là một con người biết suy nghĩ và có hành động cụ thể đang tự miêu tả, tự kể về cuộc đời mình. Từ đó làm cho câu chuyện trở nên thân mật hơn, gần gũi hơn.

 

 

23 tháng 9 2021

Bài học đường đời đầu tiên: Tô Hoài.

Sông nước Cà Mau: Đoàn Giỏi

21 tháng 2 2019

_ Bài học đường đời đầu tiên 

     + Nhân vật : Dế Mèn , Dế Choắt 

      + Tác giả : Tô Hoài ( Nguyễn Sen )

_ Sông nước Cà Mau

     + Tác giả : Đoàn Giỏi

_ Vượt Thác :

     + Nhân vật : dượng Hương Thư

     + Tác giả : Võ Quảng

_ Bức tranh của em gái tôi

     + Nhân vật : người anh , Kiều Phương

     + tác giả : Tạ Duy Anh

23 tháng 9 2021

Tác giả: Đoàn Giỏi

23 tháng 9 2021

Tác giả: Đoàn Giỏi

Thuộc tác phẩm: Đất rừng phương Nam

11 tháng 1 2018

dung nhung tinh tu la nhieu 

26 tháng 2 2020

nhanh lên mấy bạn ơi

12 tháng 10 2022

Thông điệp : Đừng do ganh tị mà tình cảm của anh em bị mờ nhạt, đáng lý người anh phải vui khi người em đoạt giải nhất cuộc thi vẽ, nhưng vì người anh cứ nghĩ minh đã bị bỏ rơi(không có tài năng nào nổi bật), còn ba mẹ thì lại yêu thương em gái hơn, chính vì vậy người anh đã bắt đầu gắt gỏng với em và tình cảm anh em bị mờ nhạt

22 tháng 5 2021

- " Bài học đường đời đầu tiên " được trích từ tác phẩm " Dế mèn phiêu lưu kí " của tác giả Tô Hoài 

-  Phương thức biểu đạt : Tự sự + Miêu tả 

- " Hùng dũng " nghĩa là mạnh mẽ, hiên ngang, đầy khí thế

- Đặt câu : Dáng đi của anh ấy thật hùng dũng 

 

22 tháng 5 2021

Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô hoài (1920-2014)

-  Tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

* Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả

12 tháng 5 2021

- Bài học đường đời đầu tiên:

+ Tên tác giả: Tô Hoài

+ Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí 

+ Thể loại: Truyện

+ Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám 1945

+ Phương thức biểu đạt: tự sự

12 tháng 5 2021

bài học đường đời đầu tiên 

tác giả ; Tô Hoài

tác phẩm : DẾ mèn phiêu lưu kí

hoàn cảnh sáng tác : cách mạng tháng tám 1945

phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả

thể loại : Truyện dài

29 tháng 2 2020

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:

  • Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
  • Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
  • Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
  • Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.

  • Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
  • Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
  • Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
  • Trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
29 tháng 2 2020

 Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:

  • Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
  • Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
  • Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
  • Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.

  • Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
  • Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
  • Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
  • Trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
  • - Tdung thì mk  ko bt nha