K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá

Tóm tắt :

   Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, phạm tội. Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay của tất cả mọi người.

Bố cục :

    Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS) : thông báo về nạn dịch thuốc lá.

   - Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp) : tác hại của thuốc lá.

   - Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi chống thuốc lá.

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.

   - Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá nước ta với các nước Âu – Mĩ để mọi người thấy sự đối lập : Ta nghèo hơn nhưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển. Các nước đã thực hiện các chiến dịch chống thuốc lá quyết liệt, vậy chúng ta cũng nên hành động chứ?

14 tháng 11 2018

Tác giả, Tác phẩm (SGK)

I. Bố cục

Chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu… nặng hơn cả AIDS): nạn ôn dịch thuốc lá.

+ Phần 2 ( tiếp… con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra.

+ Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.

II. Tóm tắt

Nạn ôn dịch thuốc lá đe dọa tới sức khỏe và tính mạnh con người nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, hủy hoại phế quản, phổi. Nặng hơn nữa chất ô-xít-các-bon ngấm vào máu, bám chặt vào hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa. Chất ni-cô-tin trong thuốc gây ra những bệnh như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí là ung thư. Khói thuốc lá còn khiến những người thân xung quanh chịu phải luồng độc. Tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hút thuốc ngang với các thành phố Âu- Mĩ. Cần phải chung tay đẩy lùi nạn ôn dịch thuốc lá.

III. Hướng dẫn soạn bài Ôn dịch, Thuốc lá chi tiết

Giải câu 1 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?

Trả lời:

– Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt:

+ Gây ấn tượng với người đọc.

+ Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch.

+ Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuộc.

+ Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó.

– Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành “ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.

Giải câu 2 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

Trả lời:

– Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:

+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá.

+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống.

+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”.

+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

Giải câu 3 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Vì sao tác giả đặt giả định “có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Trả lời:

– Đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” để phủ định, bác bỏ:

+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá.

+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.

+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng kg thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.

=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế.

Giải câu 4 (Trang 122 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

Trả lời:

– So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu – Mĩ.

+ Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ -> điều đáng báo động.

+ Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt.

+ Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém.

– Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.

22 tháng 9 2017

Kiểu văn bản: văn bản nhật dụng

12 tháng 11 2016

-Sử dụng hình ảnh so sánh “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ,đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để làm rõ việc hút thuốc lá sẽ gây hại cho sức khỏe từ từ mà chắc chắn,không cách chữa trị.
Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào,tất cả những tế bào ấyđề cần ô xi.nhờ không khí ta thở, không khí xuyên thấm vào phổi.Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể.Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó.Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng dẫn đến sinh ra nhiều bệnh tật.
_ Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút
+Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao dẫn đến viêm phế quản.
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào, máu không tiếp nhận ô xi làm sức khỏe bị giảm sút.
Khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người hút?
Có người bảo: “tôi hút, tôi bệnh mặc tôi!” được đưa ra như một dẫn chứng một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ý nghĩa gì?
Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
_Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh:bị nhiễm độc,đau tim mạch…Đặc biệt người mang thai khi hít phải sẽ sinh non hoặc con sinh ra đã suy yếu.
=>Thuốc lá hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe con người,là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tăng nhanh. Để có tiền hút thuốc phải trộm cắp -> cốc bia -> ma túy -> phạm pháp.
_ Thực hiện chiến dịch chống thuốc lá.
_Nêu ra một số ví dụ và số liệu thống kê việc thực hiện chiến dịch.
_Những năm cuối sau khi thực hiện chiến dịch đã nêu khẩu hiệu: “Một Châu Âu không còn thuốc lá.

12 tháng 11 2016

“Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ”. Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá.

Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…

Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.

Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.

Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.

13 tháng 11 2016

Đưa ra nhận định:Ôn dịch ,thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
-Sử dụng hình ảnh so sánh “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ,đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để làm rõ việc hút thuốc lá sẽ gây hại cho sức khỏe từ từ mà chắc chắn,không cách chữa trị.
Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào,tất cả những tế bào ấyđề cần ô xi.nhờ không khí ta thở, không khí xuyên thấm vào phổi.Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể.Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó.Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng dẫn đến sinh ra nhiều bệnh tật.
_ Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút
+Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao dẫn đến viêm phế quản.
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào, máu không tiếp nhận ô xi làm sức khỏe bị giảm sút.
Khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người hút?
Có người bảo: “tôi hút, tôi bệnh mặc tôi!” được đưa ra như một dẫn chứng một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ý nghĩa gì?
Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
_Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh:bị nhiễm độc,đau tim mạch…Đặc biệt người mang thai khi hít phải sẽ sinh non hoặc con sinh ra đã suy yếu.
=>Thuốc lá hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe con người,là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tăng nhanh. Để có tiền hút thuốc phải trộm cắp -> cốc bia -> ma túy -> phạm pháp.
_ Thực hiện chiến dịch chống thuốc lá.
_Nêu ra một số ví dụ và số liệu thống kê việc thực hiện chiến dịch.
_Những năm cuối sau khi thực hiện chiến dịch đã nêu khẩu hiệu: “Một Châu Âu không còn thuốc lá.

13 tháng 11 2016

Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…

Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.

Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.

16 tháng 11 2017

Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

8 tháng 12 2021

Em tham khảo:

      Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi. Nhận thức được tác hại của thuốc, chúng ta hãy cùng chung tay để ngăn chặn sản phẩm này.

3 tháng 12 2021
3 tháng 12 2021

ảnh ko tải đc , thông cảm

28 tháng 8 2019

- Ý nghĩa nhan đề: : Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

- Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).

6 tháng 1 2017

Tại sao chúng ta cần đẩy lùi ôn dịch thuốc lá? Bởi thuốc lá gây ra rất nhiều những tác hại cho con người và môi trường xung quanh. Với người trực tiếp hút thuốc, chất ni-cô-tin trong thuốc lá có khả năng gây nghiện và cùng với các chất độc khác sẽ bào mòn dần sức khỏe của họ với những căn bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, ho lao hay nặng nề hơn là ung thư phổi.. Không chỉ gây hại cho chính mình, thuốc lá còn ảnh hưởng đến những người xung quanh bởi khói thuốc, những người hít phải khói thuốc sẽ chịu độc gấp 4 lần những người trực tiếp hút thuốc. Thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe và thuốc lá còn gây ô nhiễm với môi trường bởi đầu thuốc hay tàn thuốc lá. Ở Thái Lan, các tình nguyện viên phải rất vất vả để dọn các đầu mẩu thuốc lá do khách du lịch vứt lại trên các bãi biển. Với rất nhiều tác hại đó, chúng ta cần chống lại ôn dịch thuốc lá. Mỗi người cần tích cực tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến người thân, bạn bè xung quanh mình. Hãy khuyến khích, khen ngợi khi mọi người có cố gắng để từ bỏ thuốc lá. Nếu bạn bè có ý định thử hút thuốc lá, hãy khuyên can và ngăn chặn. Cuộc sống của chúng ta sẽ an toàn hơn khi sống trong bầu không khí trong sạch, không khói thuốc lá. Vì vậy, chúng ta cần chung tay để đẩy lùi ôn dịch thuốc lá vì một xã hội văn minh và phát triển.

14 tháng 12 2020

Bài hay,đạt yêu cầu và đúng thứ mình cần.Thankshehe