Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8
I.Tìm hiểu chung:
1.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:
- Bố cục: Gồm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS
=>Thông báo
+ Phần 2: Tiếp ... con đường phạm luật
=>Tác hại
+ Phần 3: Còn lại
=>Kiến nghị
- Phương thức: thuyết minh
- Nhan đề: có dấu phẩy để nhấn mạnh, gây ấn tượng và có thể hiểu đó như là tiếng chửi rủa.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Thông báo về nạn dịch:
- Nghệ thuật: lập ý theo lối gián tiếp: từ xa đến gần, biện pháp so sánh
=>Qua đó, chúng ta thấy ôn dịch, thuốc lá đang đe dọa tới sức khỏe của con người – đó chính là một hiểm họa to lớn.
2.Tác hại của thuốc lá:
a. Tác hại đối với sức khỏe con người”
* Đối với người hút: gây ra nhiều bệnh tật
* Đối với người xung quanh: thuốc lá rất độc hại đối với những người xung quanh đặc biệt là thai nhỉ và trẻ nhỏ.
b. Tác hại tới đạo đức con người:
- Ăn trộm
- Nghiện thuốc lá -> Ma túy
=>Thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách của con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
3. Kiến nghị chống thuốc lá:
- Với các biện pháp đưa ra ví dụ, số liệu và phương pháp so sánh từ đó tác giả muốn nói lên chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới.
- Từ đó, khiến người đọc tin ở chiến dịch chống thuốc lá, hành động không hút thuốc lá và tuyên truyền tới mọi người.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Phương pháp: thuyết minh
- So sánh, liệt kê
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
2.Nội dung:
- Hiểu được tác hại của thuốc lá và chống lại nạn ôn dịch này.
P/s: Bạn đọc qua bài đi nữa nhé thì khi hok bạn sẽ hiểu bài hơn đó !!!
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Nguyễn Khắc Viện)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về vấn đề nêu trong văn bản:
"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đồng.
2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:
a) Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
b) Có thể hình dung bố cục của bài viết này theo bốn phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến "nặng hơn cả AIDS"), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".
Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến "tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
Từ những tác hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người, của người hút thuốc lá, đến phần ba (Từ "Có người bảo" đến "con đường phạm pháp"). Tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội. Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!", tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
c)Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.
Ví dụ: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!". "Xin đáp lại...."
Đưa ra nhận định:Ôn dịch ,thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
-Sử dụng hình ảnh so sánh “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ,đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để làm rõ việc hút thuốc lá sẽ gây hại cho sức khỏe từ từ mà chắc chắn,không cách chữa trị.
Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào,tất cả những tế bào ấyđề cần ô xi.nhờ không khí ta thở, không khí xuyên thấm vào phổi.Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể.Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó.Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng dẫn đến sinh ra nhiều bệnh tật.
_ Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút
+Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao dẫn đến viêm phế quản.
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào, máu không tiếp nhận ô xi làm sức khỏe bị giảm sút.
Khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người hút?
Có người bảo: “tôi hút, tôi bệnh mặc tôi!” được đưa ra như một dẫn chứng một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ý nghĩa gì?
Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
_Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh:bị nhiễm độc,đau tim mạch…Đặc biệt người mang thai khi hít phải sẽ sinh non hoặc con sinh ra đã suy yếu.
=>Thuốc lá hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe con người,là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tăng nhanh. Để có tiền hút thuốc phải trộm cắp -> cốc bia -> ma túy -> phạm pháp.
_ Thực hiện chiến dịch chống thuốc lá.
_Nêu ra một số ví dụ và số liệu thống kê việc thực hiện chiến dịch.
_Những năm cuối sau khi thực hiện chiến dịch đã nêu khẩu hiệu: “Một Châu Âu không còn thuốc lá.
Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…
Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.
Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.
-Sử dụng hình ảnh so sánh “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ,đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để làm rõ việc hút thuốc lá sẽ gây hại cho sức khỏe từ từ mà chắc chắn,không cách chữa trị.
Cơ thể được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào,tất cả những tế bào ấyđề cần ô xi.nhờ không khí ta thở, không khí xuyên thấm vào phổi.Máu tiếp nhận ô xi và chuyển tới toàn bộ cơ thể.Ở những người hút thuốc lá, một số chất có thể ngăn cản phổi thực hiện chức năng của nó.Bồ hóng và hắc ín của khói thuốc lá làm phổi và các ống dẫn của nó đọng dẫn đến sinh ra nhiều bệnh tật.
_ Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút
+Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao dẫn đến viêm phế quản.
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào, máu không tiếp nhận ô xi làm sức khỏe bị giảm sút.
Khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người hút?
Có người bảo: “tôi hút, tôi bệnh mặc tôi!” được đưa ra như một dẫn chứng một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ý nghĩa gì?
Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
_Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh:bị nhiễm độc,đau tim mạch…Đặc biệt người mang thai khi hít phải sẽ sinh non hoặc con sinh ra đã suy yếu.
=>Thuốc lá hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe con người,là nguyên nhân của nhiều bệnh tật.
Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tăng nhanh. Để có tiền hút thuốc phải trộm cắp -> cốc bia -> ma túy -> phạm pháp.
_ Thực hiện chiến dịch chống thuốc lá.
_Nêu ra một số ví dụ và số liệu thống kê việc thực hiện chiến dịch.
_Những năm cuối sau khi thực hiện chiến dịch đã nêu khẩu hiệu: “Một Châu Âu không còn thuốc lá.
“Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ”. Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá.
Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…
Bằng giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.
Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.
Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.
Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề.
Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến “tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu - Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.
Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng, ở nước ta.
Bài "Ôn dịch, thuốc lá" thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyền Khắc Viện.
Nhan đề rất độc đáo: "Ôn dịch, thuốc lá". Độc đáo ở hai chữ "ôn dịch", độc đáo về cách dùng dấu pháy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Âu hiện đại. Nếu viết: "ôn dịch thuốc lá" hoặc "Thuốc lá là một loại ôn dịch" đều được, nhưng viết như thế thì "bằng phẳng quá", “ hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (Chú ý, ở cuối bài tác giả có viết: "... Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này").
Mở đầu, tác giả dùng phép so sánh - đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn. hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy "đã diệt trừ được". Cuối thế kỉ XX, loài người lại "lo âu về nạn AIDS" mà "chưa tìm ra giải pháp" thì "ôn dịch thuốc lá đang (đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS". Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!
Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: "Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyêo nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá". Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó "gặm nhấm" con nghiện và xã hội.
Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ "làm tê liệt" những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy "tích tụ lại" gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu... làm cho sức khỏe "ngày càng sút kém".
Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ ôn dịch, thuốc lá" rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy "tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.
Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá "đã đầu độc" những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con... bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu... đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: "Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác" vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.
Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác...) nghiên thuốc lá "không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu". Cho nên câu nói: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!
Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện "nghèo" mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn "ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mỹ".
Ở châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ); cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyên. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: "Một châu Âu không còn thuốc lá".
Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, 'lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này". Tệ nạn ấy "nghĩ đến mà kinh!". Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyền Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" - thuốc lá.
"Ôn dịch, thuốc lá" là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân
tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sư quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn " ôn dịch, thuốc lá".
Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá.
Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.
Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá
Tóm tắt :
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, phạm tội. Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay của tất cả mọi người.
Bố cục :
Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS) : thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp) : tác hại của thuốc lá.
- Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi chống thuốc lá.
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.
- Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.
Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá nước ta với các nước Âu – Mĩ để mọi người thấy sự đối lập : Ta nghèo hơn nhưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển. Các nước đã thực hiện các chiến dịch chống thuốc lá quyết liệt, vậy chúng ta cũng nên hành động chứ?
Tác giả, Tác phẩm (SGK)
I. Bố cục
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu… nặng hơn cả AIDS): nạn ôn dịch thuốc lá.
+ Phần 2 ( tiếp… con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra.
+ Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.
II. Tóm tắt
Nạn ôn dịch thuốc lá đe dọa tới sức khỏe và tính mạnh con người nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, hủy hoại phế quản, phổi. Nặng hơn nữa chất ô-xít-các-bon ngấm vào máu, bám chặt vào hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa. Chất ni-cô-tin trong thuốc gây ra những bệnh như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí là ung thư. Khói thuốc lá còn khiến những người thân xung quanh chịu phải luồng độc. Tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hút thuốc ngang với các thành phố Âu- Mĩ. Cần phải chung tay đẩy lùi nạn ôn dịch thuốc lá.
III. Hướng dẫn soạn bài Ôn dịch, Thuốc lá chi tiết
Giải câu 1 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?
Trả lời:
– Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt:
+ Gây ấn tượng với người đọc.
+ Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch.
+ Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuộc.
+ Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó.
– Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành “ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.
Giải câu 2 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
Trả lời:
– Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:
+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá.
+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.
+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống.
+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.
=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.
Giải câu 3 (Trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Vì sao tác giả đặt giả định “có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
Trả lời:
– Đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” để phủ định, bác bỏ:
+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá.
+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.
+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng kg thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.
=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế.
Giải câu 4 (Trang 122 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
Trả lời:
– So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu – Mĩ.
+ Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ -> điều đáng báo động.
+ Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt.
+ Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém.
– Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.