Soạn giúp mình bài văn số 3 đi nhé. 😊😊😊😊😊😊
(Thứ 5,ngày 15,tháng 11,năm 2018) Mình thi rùi!!! 😥😥😥😥
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a: Xét tứ giác AEMF có
\(\widehat{MEA}=\widehat{MFA}=\widehat{FME}=90^0\)
Do đó: AEMF là hình chữ nhật
a)Tứ giác AEMF có :
\(\widehat{MEA}=\widehat{MFA}=\widehat{FME}=90^0\)
=>AEMF là hình chữ nhật
số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 5 và 9 là 9810
\(4800:\left\{2400:\left[6000-\left(25.4+125.2\right)\right]\right\}\)
\(=4800:\left\{2400:\left[6000-\left(100+250\right)\right]\right\}\)
\(=4800:\left\{2400:\left[6000-350\right]\right\}\)
\(=4800:\left\{2400:5650\right\}\)
\(=4800:\frac{2400}{5650}=4800.\frac{5650}{2400}\)
\(=\frac{4800.5650}{2400}=\frac{27120000}{2400}=11300\)
Em xin gửi lời chúc 20/11 đến cô thầy với tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc. Cô thầy là người đã dành thời gian, công sức và tâm huyết để truyền đạt kiến thức cho em. Em cảm nhận được sự quan tâm, sự chỉ bảo và sự động viên từ cô thầy trong quá trình học tập.
Cô thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, người truyền cảm hứng và người đồng hành trong hành trình phát triển của em. Em biết ơn cô thầy vì những lời khuyên, sự động viên và sự tin tưởng mà cô thầy đã dành cho em.
Em cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cô thầy đối với sự phát triển và thành công của em. Em sẽ luôn ghi nhớ những bài học quý giá mà cô thầy đã truyền đạt và cố gắng học tập tốt để không làm cô thầy thất vọng.
Chúc mừng ngày 20/11, em xin kính chúc cô thầy luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong công việc giảng dạy. Em hy vọng sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi và tiếp tục nhận được sự hướng dẫn từ cô thầy. Xin chân thành cảm ơn và chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam! . đây đc ko bn ( mk viết có hơi dài , sorry đc ko bn 😥😥😥 )
(1)Kính chúc cô 20/11 vui vẻ , mạnh khoẻ ạ !
(10)Cô là người thầy thứ hai của em đấy ạ !
\(\frac{x+2019}{x+2018}=\frac{4038}{4037}\)
\(\Rightarrow\left(x+2019\right)4037=\left(x+2018\right)4038\)
\(\Rightarrow4037x+\left(4037\times2019\right)=4038x+\left(4038\times2018\right)\)
\(\Rightarrow4037x+8150703=4038x+8148684\)
\(\Rightarrow4037x-4038x=-8150703+8148684\)
\(\Rightarrow-x=-2019\)
\(\Rightarrow x=2019\)
P/s: Số to kinh -_- Ko chắc đúng đâu.
Đề 3: Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt đọng văn nghệ, thể thao mà quen, hoặc do tính tình của bạn,…).
Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).
Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…).
Đề 6: Kể về thầy (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).
Đề 7: Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…).
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1: Tham khảo phần gợi ý dàn bài (Bài tập làm văn số 2).
Đề 2:
A. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
B.Thân bài.
- Kể lại diến biến của câu chuyện.
+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
C. Kết bài: Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?
Đề 3:
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người bạn.
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người ở đâu? vào lúc nào?
B. Thân bài.
- Kể lại buổi gặp gỡ đó (do tình cờ hay do người khác giới thiệu).
- Đặc điểm hay tính cách của người bạn đó có gì đặc biệt?
- Em thích nét tính cách nào nhất ở người bạn đó?
- Sau khi quen nhau, hai người đã đã cùng thi đua (hay giúp đỡ nhau) như thế nào để cùng có thành tích tốt hơn trong học tập.
C. Kết bài.
- Tình bạn mới giúp em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Em suy nghĩ thế nào về tình bạn?
Đề 4:
A. Mở bài.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?
B. Thân bài.
- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.
+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?
+ Diến biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?
- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?
C. Kết bài.
- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?
Đề 5:
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về quê em.
B. Thân bài.
- Quê em trong quá khứ như thế nào?
- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?
+ Quang cảnh?
+ Nhịp sống?
+ Tinh thần hăng say lao động?
- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?
C. Kết bài.
- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?
Đề 6: Tham khảo phần gợi ý dàn bài (Bài tập làm văn số 2).
Đề 7:
A. Mở bài.
- Giới thiệu sơ lược về người mà em sẽ kể (tên, tính cách,…).
B. Thân bài.
- Đặc điểm và tính cách nổi bật của người mà em đang kể là gì?
- Người mà em đang kể đã giúp đỡ bảo ban em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Tình cảm của em và người đó ra sao?
- Có thể kể thêm về một kỉ niệm nào đó đáng nhớ nhất của em và người đó.
C. Kết bài.
- Niềm hạnh phúc của bản thân khi có được một người ông (bà, cha mẹ, anh chị,..) tốt.
III. BÀI VIẾT THAM KHẢO
Bài 1.
Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.
Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.
Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.
Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.
Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. Ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng – thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:
- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.
- Trò gì vậy?
Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.
- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.
Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:
- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.
Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.
Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:
- Một. Hai. Ba. Bắt đầu…
ùm…Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:
- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.
- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.
- ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.
Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.
Bài 2.
Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ học hết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu.
Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên:
- Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.
Bố gật đầu mỉm cười:
- Con đường này làm từ năm ngoái con ạ.
Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở.
Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bong phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô.
Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ.
Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá.
Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài catxets, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố.
Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ.
Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy…
Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.
Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.
Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạo rực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.
Bài 3.
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Bạn dựa vào dàn ý và bài văn mẫu nha
Đề : kể người thân ( mẹ)< văn của chị mình lớp 12>
Con lớn lên bên mẹ và đưa em gái bé bỏng. Ba đi công tác xa nhà từ khi con còn nhỏ xíu. Trong mắt con, mẹ nghiêm khắc và khó tính, và con cảm giác mẹ và con xa cách vô cùng. Mười bảy tuổi, con gái lớn đam mê nhiều thứ, con thích giày, thích sắm quần áo, thích được giao lưu và đi chơi với bạn cùng trang lứa. Nhưng mẹ nghiêm khắc, mỗi lần con xin tiền mua áo mẹ lại bảo con rằng quần áo còn nhiều, tiết kiệm đi con. Từ ấy, con chỉ dám xin bố, với con bố vui tính và thoải mái vô cùng. Con xin đi chơi câu lạc bộ bóng rổ mẹ chỉ nói một câu không đi mà cũng chẳng giải thích. Bọn bạn hay kể con nghe chuyện chúng nó ngồi tâm sự với mẹ, con tủi thân, có lẽ chưa bao giờ con được ngồi cùng mẹ mở lòng mình để nói về nhiều thứ, để dãi bày những điều con đang buồn phiền. Bọn nó kể với mẹ nó về chuyện nó thích một cậu bạn nào đó, cậu ý tốt bụng, cậu ý chơi thể thao giỏi, hay cậu ý là một cây toán của lớn. Mẹ cấm con có tình cảm đặc biệt với bạn nam, mẹ chẳng nói ra nhưng mỗi lần thấy thái độ của mẹ là con biết, thỉnh thoảng mẹ lại dặn dò con vu vơ là tình bạn khác giới phải có giới hạn. Mẹ lúc nào cũng vậy, chẳng dịu dàng và tình cảm. Có phải vì mẹ không thương con?
Con dần thay đổi. Con hay cáu gắt, cũng chẳng hay nói chuyện với mẹ. Con cũng sợ về nhà, con thấy ngôi nhà chán ngắt và vì có mẹ chẳng tình cảm và yêu thương con. Rồi lớp mười một con chểnh mảng học hành, con hay bỏ học. Lên cấp 3, chẳng mấy khi con động đến quyển vở để đọc bài. Ngày mẹ đi họp phụ huynh về, mẹ tỏ ra bình thường như mọi lần, con cũng không quan tâm họp phụ huynh có gì nữa. Mẹ nấu cơm và gọi hai đứa xuống ăn. Con biết cô giáo sẽ nói nhiều thứ về con, nhưng thật sự mẹ không thấy buồn về con? Bỗng mẹ đặt bát cơm xuống mẹ hỏi con sao con dùng điện thoại trong giờ mà không nghe giảng. Con cãi mẹ. Mẹ hỏi sao con trên lớp không chịu làm bài tập. Con cãi mẹ. Rồi mẹ hỏi sao con bỏ tiết, bỏ học, những ngày đấy con đi đâu. Mẹ... trên khóe mắt mẹ nước mắt đã trực trào, con nhìn thấy khi ngẩn đầu lên định phủ nhận chuyện đó. Con chẳng thể nói tiếp mà chỉ im lặng.
“Con.. biết không?” Mẹ nghẹn ngào trong tiếng nấc và giọt nước mắt trào ra tưởng chừng sắp cạn. Mẹ kể khi ở thị đội trên Hòa Bình, con còn bé tí mới 18 tháng tuổi, con sốt cao 41 đến 41,5 độ C, mẹ đêm nào cũng thức chăm con sợ con co giật, đêm rồi mẹ vẫn ra giếng hái lá diếp cá đắp cho con. Mẹ đưa con sang bệnh viện tỉnh mà người ta bảo mẹ rằng đưa con về bao giờ con co giật thì mang sang đây, mẹ mắng bác sĩ, mẹ nói chờ con tôi cô giật thì con tôi chết sao. Lương công chức của mẹ ngày ấy chỉ vỏn vẹn được 215.000 đồng. Mẹ đưa con về dưới Hà Đông chữa bệnh, mỗi tuýp thuốc nhỏ của con đã hết 200.000 đồng 1 tuýp, mẹ phải chạy vạy khắp nơi để lo cho con tiền thuốc mấy tháng trời. Bố con tác xa nhà chẳng mấy khi bố về được với gia đình. Lương tháng mẹ chẳng đủ gửi tiền trông trẻ của con. Mỗi trưa đi làm về, mẹ trèo đồi thị đội khiếp củi để đỡ vài đồng mua của đun, ngày nghỉ mẹ ra chợ bán vải để có tiền trang trải cuộc sống. Mẹ có vất vả có nhịn bữa thì mẹ cũng muốn con được no đủ.
Con nghe từng lời mẹ mà nước mắt con chẳng thể kìm ném. Con chẳng dám khóc thành tiếng vì sợ mẹ nghe được. Cuộc sống sau này cũng đỡ vất vả hơn, con lớn lên, được đi học, được ăn ngon mặc đẹp. Mẹ bảo con ngoan lắm, con luôn tự giác dọn việc nhà, lúc nào cũng đòi rửa bát và giặt quần áo giúp mẹ. Con luôn nghĩ đến mọi người và em gái, đi chơi đâu cũng nhớ mang về cho em cái kẹo mặc dù em bé chẳng thể ăn được. Mẹ không bảo giờ phải nhắc con chuyện học hành, năm nào đi họp phụ huynh mẹ cũng vui vì con được học sinh giỏi và ngoan ngoãn. Vậy mà con lúc nào cũng ghét mẹ, con lớn lên mà cứ trách mẹ không thương và khắt khe với con. Con cứ cau có khi mẹ chỉ nhờ con quét cái sân và tưới mấy khóm hoa. Con không biết mẹ đã nhịn bữa sáng để cắt giảm bớt chi tiêu lo cho con và em. 5 năm, con vẫn thấy mẹ chỉ mặc vài 3 cái áo và cái quần cũ mà chẳng hề sắm sửa, vậy mà con lúc nào cũng đòi hỏi quần áo mặc dù có những thứ con mua mới chỉ mặc một hai lần rồi bỏ.
“Mẹ muốn được quay về ngày ấy, những ngày còn sống trên Hòa Bình, tuy vất vả, tuy ở xa ông bà và cậu mợ của các con, nhưng vì nơi đó có đứa con gái ngoan ngoãn và nghe lời mẹ”, nước mắt con rơi, con khóc không thành tiếng, tiếng nấc chẳng thể bật ra được khỏi cổ họng. Con xin lỗi mẹ!