K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2018

Kho tàng ca dao Việt Nam không có câu " Đoàn kết là chết chùm nhá"

13 tháng 11 2018

Không bao giờ. Vì đoán, có đoàn kết là sức mạnh chứ ko bao giờ có:

- Đoàn kết là chết chùm

- Đoàn kết là đết còn

- Đoàn kết thì chết, chia rẻ thì sống

Cuộc sống có biết bao nhiêu là chông gai và thử thách như muốn nhấn chìm con người. Và nếu như không có sự đoàn kết thì chắc chắn rằng những khó khăn càng gia tăng. Chắc hẳn rằng bạn vẫn từng nghe hay đọc qua “chuyện bó đũa”, qua câu chuyện ta như thấy rằng nếu như sống đơn lẻ con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại nếu như biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau thì mọi khó khăn giống như cơn gió thoáng qua mà thôi.

Đoàn kết chính là một mối liên kết giữa các thành viên lại với nhau để cùng chung tay làm một điều gì đó. Khi có sự đoàn kết chúng ta có thể nhanh chóng hoàn thành công việc một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất. Sự đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, bằng chính những mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu như chúng ta cứ tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của cả xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Con người sống trong xã hội được xem chính là “tổng hòa của các mối quan hệ”. Để có thể sống và tồn tại trong môi trường xã hội thì cần phải tổng hợp sức mạnh của nhiều thành viên. Không ai có thể làm một việc gì thành công mà không cần đến sự tương trợ lớn hơn là sự đoàn kết đồng lòng của nhiều người với nhau.

Thế nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Câu trả lời có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình. Chính sự đoàn kết cũng đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một sự vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, ta như thấy được tinh thần đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Bởi khi có đoàn kết con người mới có sức lao động, mọi người cũng kết hợp với nhau thì có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn.

Ta cũng đã đọc những câu thơ quen thuộc đó như:

Hòn đá to, hòn đá nặng
Một người nhấc, nhấc không đặng
Hòn đá to, hòn đá nặng nhấc lên đặng

Khi có sự hợp sức đồng lòng thì chẳng có một trở ngại nào là không thành cả. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh rằng trước kẻ thù hung bạo từ thổ chí kim cho đến nay dân ta vẫn chiến thắng. Nếu so về vũ khí, quân trang quân dụng thì nhân dân ta thua xa. Một bên là súng ống, máy bay,…một bên lại là cuốc, thuổng, gậy gộc,..mà tại sao bên vũ khí thô sơ lại chiến thắng? Một trong những lý do quan trọng nhất đó chính là bởi tinh thần đoàn kết quân dân nhất nhất một lòng, vì một mục tiêu lý tưởng chung của cả dân tộc.

Đoàn kết như được biết đến bởi nó như còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Có thể thấy được rằng, chính trong sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học cũng là nguồn gốc, là nguồn động lực của biết bao thành tựu kĩ thuật. Khi một công trình nghiên cứu được công nhận nó không chỉ là công lao của người trí thức đã tìm tòi. Mà chính trong quá trình làm dự án, đề tài đó người sáng tạo đề tài luôn tận dụng tối đa sức mạnh đoàn kết của những người giúp đỡ mình. Nếu như mà không có sự tương hỗ đó thì chẳng bao giờ công trình nghiên cứu đó được hoàn thành cả. Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn bởi nó được hội tụ bởi rất nhiều sức mạnh nhỏ khác hợp thành.

Nếu như chúng ta muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đi chăng nữa thì đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cũng cần phải quan tâm và sát sao hơn nữa để ưu tiên các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa để có thể tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Ngoài ra các dân tộc vùng xuôi không thụ động mà cũng cần phải cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trong cùng một nước phải hòa nhập với nhau thì mới có thể xây dựng đất nước vững mạnh. Một đất nước có mạnh hay không thì cũng phải phụ thuộc chính và đời sống nhân dân ở đó. Đúng như ý của một nhà quân sự ngày trước “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Cho nên nhân dân phải đoàn kết thì mới có thể đưa cả đất nước phát triển được.

21 tháng 7 2020

Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng dễ hiểu chính xác và đầy đủ thì không đơn giản chút nào.

Theo em, đoàn kết là tập hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường chúng em đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng mục tiêu phấn đấu tốt; đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Nhưng tại sao đoàn kết là một sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) những công nhân Việt Nam và cả những công nhân Liên Xô cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang ánh sáng kì diệu của điện đến nhiều nơi trên đất nước chúng ta. Cũng như vậy, sự đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã khiến chúng ta thời nào cũng đương đầu và chiến thắng những lực lượng xâm lược to lớn hơn, được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại hơn.

Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm trưởng nhóm đã được giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.

Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc, không phân biệt là dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ, đều phải tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng xa vùng sâu để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cũng dần góp phần xây dựng miền núi, các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà có thể phát triển phồn vinh mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình hạnh phúc. Cho nên các nước phải đoàn kết với nhau.

Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải áp dụng câu nói đó vào thực tế, rèn luyện thường xuyên. Riêng em, em thấy mình phải luôn có ý thức rèn luyện tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, phường xóm cũng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn. Tuy Bác Hồ nói câu nói này vào năm 1955 nhưng tới nay, nó vẫn còn giá trị hiện thực sâu sắc. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta phải luôn nhớ thực hiện những lời Bác Hồ dạy. Ôi ước gì, tất cả các nước trên toàn thế giới biết đoàn kết lại với nhau như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao!

10 tháng 9 2019

Đáp án: A

2 tháng 5 2021

câu tục ngữ trên làm bâng khuâng,...vì...viết..thiếu nên em không thể giải thích được. kính mong cô cho em 10 điểm vì phát hiện ra lỗi đó :)))))))))))))))))))))))))))))

 

Đây là nơi để học toán không phải tiếng việt

ý nghĩa của câu trên là dù thế nào cũng chết

17 tháng 10 2019

đúng nha mik k

20 tháng 12 2016

1. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

2. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống nhục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.