Tóm tắt các văn bản lão hạc, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ.
Mai em phải nộp rồi vì cô em biết ai nhìn giải nên em ko tóm tắt đc nhờ anh chị tóm tắt giùm em tối em đi học rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 Văn bản: Tôi đi học
Tóm tắt :
- Buổi tựu trường đối với nhân vật" tôi " đã xảy ra từ bao năm rồi mà cứ như giờ mới xảy ra, cái tâm trạng hào hứng, phấn khởi, có chút lo sợ, hoang mang.
- Lần đầu tiên nhân vật "tôi " được tới trường đi học, được bước vào một thế giới mới lạ được tập làm người lớn
Nội dung tư tưởng
- Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không bao giừo quên trong kí ức mỗi con người.
2. Văn bản: Trong lòng mẹ
Tóm tắt:
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bố vì nghiện ngập mất sớm, mẹ Hồng là một người phụ nữ trẻ khao khát yêu đương, chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng mất, vì cùng túng quá phải bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng trở thành một đứa trẻ côi cút, sống lạng thang, thiếu tình thương ấp ủ, bị hắt hủi, ghẻ lạnh của họ hàng bên nội.
Nội dung tư tưởng
- Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng qua hình ảnh nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát yêu thương, để khi gặp mẹ , khi được nằm gọn trong lòng mẹ. Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu.
- Đoạn trích còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội chỉ coi trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành cổ hũ, những thói quen nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân kiểu tư sản, cái xã hội ấy đã làm thui chợt đi tình máu mũ ruột thịt của những người trong gia đình.
3. Văn bản: Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt:
- Nói về hoàn cảnh của chị Dậu rất thảm thương, anh Dậu thì đang bị ốm rề rề vẫn bị hành hạ vì không đủ tiền nộp sưu cho nhà nước, chị Dậu van xin nhưng bọn chúng không tha, tát chị Dậu rồi tới chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã đứng lên để cứu chồng, 2 trận đáu trực diện, đối mặt với 2 tên tay sai .
Nội dung tư tưởng:
- Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ đã vạch trần bộ mặt tàn ác của XH thực dân phong kiến đương thời, XH ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
4. Văn bản: Lão Hạc
Tóm tắt:
-Nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo, chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sang ngời phẩm chất, vì nghèo nên lão không có tiền cưới vợ cho con trai, người con đã bỏ đi làm đồn điền cao su để lão tuổi già sức yếu sống lủi thỉ trong sự cô đơn, mong ngóng, chờ đợi. Lão chỉ có môt mình cậu Vàng bầu bạn, câu Vàng không chỉ là ỉ vật của con trai trước khi đi mà còn là món quà tinh thần vô giá giúp lão bớt cô đơn, buồn tủi.
Nội dung tư tưởng:
- Truyện ngắn lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất săc của nhà văn Nam Cao,đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG NHA!
Hãy tóm tắt các văn bản:
a/ Tôi Đi Học
b/ Trong Lòng Mẹ
c/ Tức Nước Vỡ Bờ
d/ Lão Hạc
e/ Cô Bé Bán Diêm
a)Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
b)Đoạn trích được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật "tôi". Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Rồi mẹ cậu bé cũng về thật. Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc của tình mẫu tử.
c)Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
d)Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.
e)Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Tham Khảo :
1 .Tôi đi học
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
2. Trông lòng mẹHồng là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu em những điều xấu xa về mẹ để em khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Bà cô còn bảo em vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, em chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.
3.Tức nước vỡ bờ
Đến ngày nộp sưu thuế nhưng do nhà nghèo, chị Dậu không có tiền nên đã nộp sưu chậm, chồng chị bị bọn lính bắt đi và đánh đập dã man dù đang ốm nặng. Được trả về, chị Dậu nấu cho chồng bát cháo nhưng chưa kịp ăn thì đám quan lại hống hách kia lại mò đến. Ban đầu, chúng quát mắng chị nhưng chị nhịn nhục, van xin tha cho lần này nhưng đến khi những lời van xin của chị không được chấp nhận, chị đã vùng lên đánh lại bọn cai lệ một cách mạnh mẽ và kiên cường. Chị làm cho chúng ngã ngửa, cứ lấy hết sức và vật chúng, cho chúng biết thế nào là áp bức.
4.Lão Hạc
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.
Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
- Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ đều là hai văn bản tự sự không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội.
- Các tác giả viết về dòng hồi kí của mình, nên chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật nên đậm chất trữ tình. Có thể tóm tắt như sau:
+ Tôi đi học: Truyện kể về dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, trường lớp, bạn mới. Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng tự tin vừa nghiêm trang xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
- Trong lòng mẹ: Gần đến ngày giỗ đầu của cha nhưng người mẹ đi “tha hương cầu thực” vẫn chưa về. Người cô trong cuộc nói chuyện luôn xoáy sâu vào nỗi đau của bé Hồng bằng những lời cay độc và gương mặt cười rất kịch. Cuối cùng Hồng vẫn được gặp lại mẹ. Cậu nghẹn ngào trong sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào của tình mẫu tử.
Câu 1: Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Hãy tóm tắt hai văn bản ấy.
Câu 2: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Trước cách mạng thánh tám ,người nông dân dưới chế độ thực dan nử phong kiến đã phải chịu cảnh sống cơ cực và nhiều áp bức .Nét hiện thực đó đã tràn vào những tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố ,nhưng không chỉ dừng lại ở đó ,tác giả còn làm sáng lên những phẩm chất tốt đẹp của họ ,trong đó nổi bậc hơn hết là hình ảnh sáng ngời của người phụ nữ . Tình thế của gia đình chị Dậu khi bọn tay sai xông vào .Vụ thuế đang gay gắt ,chị Dậu phải bán con ,bán chó ,bán gánh khoai nhưng vẫn thiếu sưu vì phải nộp cả suất sưu cho người đã chết .Anh Dậu đang ốm nặng .Làm sao phải bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập đó .Ta thấy cai lệ đã được hiện lên qua những cử chỉ sầm sập tiến vào ,trợn ngược hai mắt ,đùng đùng giật phắt cái thừng ,bịch vào ngực chị Dậu ,sấn tới trói anh Dậu ,tát vào mặt chị Dậu đánh bốp .Cai lệ đánh người trói người -kể cả người ốm nặng - không chùn tay ,chửi rủa thô tục ,tất cả đều rất thành thạo ,say mê ,tàn bạo không chút tình người hiện thân của trật tự phong kiến đầy bất nhân lúc bấy giờ .Trước tình thế nguy ngạp của gia đình chị Dậu chị van xin tha thiết ,rồi chị liều mạng cự lại .Do đau mà chị Dậu có được lạ lùng như vậy .Sức mạnh của lòng yêu thương của sự căm hờn .Chị Dậu hiền dịu ,nhẫn nhục nhưng có một sức sống mạnh mẽ ,một tinh thần phản kháng tiềm tàng .Vạch trần bộ mặt bất nhân của xã hội đương thời ,vẻ đẹp tâm hồn của con người phụ nữ nông dân
Câu 3: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tự tử.
Chúc bạn học tốt