K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2018

- Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Trung tâm công nghiệp Vinh: cơ khí, chế biến lâm sản, chế biến lương thực – thực phẩm.

- Trung tâm công nghiệp Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

27 tháng 10 2018

bác sĩ,quân đội,công an.....

11 tháng 12 2016

Nông nghiệp:cao su,cọ dầu,cây lấy sợi bông

Công nghiệp:khai thác khoáng sản,chế biến dầu mỏ,

11 tháng 12 2016

Ý 2, cho biết sự phân bố nữa pnok

23 tháng 1 2018

Đáp án

Các ngành công nghiệp chủ yếu của nước ta:

- Khai thác khoáng sản

- Điện (nhiệt điện, thủy điện, ...)

- Luyện kim

- Cơ khí (sản xuất, lắp ráp, sửa chữa)

- Hóa chất

- Dệt, may mặc

- Chế biến lương thực, thực phẩm

- Sản xuất hàng tiêu dùng

2 tháng 4 2021

1.Cơ khí, hoá chất, sản xuất Ôtô, khai khoáng ...

Công nghiệp chế biến tập trung trong các đô thị, công nghiệp khai khoáng tập trung ở vùng có nhiều khoáng sản.Ngoài ra kinh tế du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nhiều quốc gia thuộc Châu Đại Dương.

2 tháng 4 2021

Công nghiệp hiện đại : luyện kim màu, sản xuất ô tô,...

Công nghiệp truyền thống: khai thác vàng, than,..

Phân bố chủ yếu ở Niu di len, Australia...

12 tháng 3 2021

1 Dãy AN-det gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ

2 Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực Trung và Nam Mĩ đó là công nghiệp  cơ khí chế tạo , lọc dầu , hóa chất , dệt , thực phẩm

* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:


- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.

- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12 tháng 8 năm 1993, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994

 

27 tháng 5 2019

- Thanh Hoá: cơ khí, chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô.

- Vinh: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Huế: cơ khí, chế biến nông sản; dệt, may.

22 tháng 12 2021

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

22 tháng 12 2021

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

31 tháng 3 2017

- Thanh Hóa: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Vinh: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Huế: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm.

16 tháng 10 2023

Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.

16 tháng 10 2023

Câu 2:
 

Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.

5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.

6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.

6 tháng 4 2017

Có 2 ngành công nghiệp chủ yếu:

- Công nghiệp khai thác :

      + Là ngành công nghiệp lấy trực tiếp các nguyên liệu, nhiên liệu từ thiên nhiên để cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến.

      + Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản: Đông Bắc Hoa Kì, vùng Ư-ran và Xi-bia của Liên bang Nga…, hoặc có nhiều rừng : Phần Lan, Ca-na-đa,...

- Công nghiệp chế biến

      + Là ngành có vai trò biến đổi các nguyên liệu, nhiên liệu thành các sản phẩm cung cấp cho thị trường.

      + Rất đa dạng, từ các ngành truyền thống (luyện kim, cơ khí, hóa chất…) đế các ngành hiện đại (điện tử, hàng không vũ trụ).

      + Phần lớn các nguyên liệu, nhiên liệu được nhập từ các đới nóng.

      + Phân bố chủ yếu ở các cảng sông , cảng biển (để tiện nhập nguyên liệu, và xuất sản phẩm làm ra) hoặc các đô thị lớn (có nguồn tiêu thụ lớn).