viết bài nêu cảm nghĩ về tiếng thu của lưu trọng lư
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nhận về bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là
nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới,
Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về
cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc
đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một
từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì?
Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân cách hóa, nghe
tiếng lòng “rạo rực”xào xạc” trong rừng vắng. của người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa,
nghe tiếng lá thu rơi “
Chủ đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn thanh
bằng xuất hiện ở đầu khổ thơ thứ nhất và thứ ba: “Em không nghe rừng thu”
Trước cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách
bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự do viết
những câu thơ ngũ ngôn có toàn thanh bằng để miêu tả tiếng thu.
Đọc những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện nhiều lần
ở cuối câu thơ, ta như nghe được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang vang của tác giả.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả ba
khổ thơ của bài Tiếng thu đều được viết bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ này. Tại sao tác
giả phải hỏi liên tục như vậy? Tại vì nhà thơ không tin người em nào đó có thể nghe được
cái tiếng thu quá xa vắng và mơ hồ. Không nghe ư? Em hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận
tiếng thu dịu nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu hết các
bài thơ cũ và thơ mới đều được viết thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở bài thơ này, số
dòng trong mỗi khổ thơ tăng dần đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi khổ thơ thì khổ thứ nhất có
hai câu, khổ thứ hai có ba câu, khổ thứ ba có bốn câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những
khổ thơ như vậy để diễn tả một cách có nghệ thuật cái tính chất ngân nga, lan tỏa của thu
thanh.
Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ đã liên kết các câu thơ
trong khổ (“xào xạc” với “ngơ ngác”) và các khổ trong bài (“thổn thức” và “rạo rực”), vừa làm
giàu yếu tố nhạc của thơ, vừa làm cho các câu thơ và khổ thơ như kéo dài ta và nối lại với
nhau, tạo cho bài thơ cái âm hưởng miên man của khúc thu ca.
Để thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của Lưu Trọng Lư, hãy đọc lại Tiếng Thu, đọc
liền mạch và chỉ dừng lại một giây khi gặp dấu chấm hỏi. Hãy tưởng tượng có ai đó ném
xuống mặt nước phẳng lặng của hồ thu một viên đá nhỏ. Nhiều vòng tròn sóng đồng tâm
xuất hiện và lan tỏa mãi. Đó là hình ảnh làn sóng âm thanh của tiếng thu mà nhà thi sĩ Lưu
Trọng Lư đã làm vang lên trong tâm hồn mỗi người.
Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Ta nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những
bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu đích thực của Lưu Trọng Lư là như vậy đó. Ta không
nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi
khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không…
Tắt một lời, thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô thanh. Đó là cái “vô thanh thắng hữu thanh”
mà tác giả Tỳ Bà Hành là Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong cảnh trăng nước tương
giao trên bến Tầm Dương. Với nhận thức tinh tế của nhà thi sĩ, trong Đây mùa thu tới, Xuân
Diệu đã cảm được cái tiếng thu ấy khi nhìn những “thiếu nữ buồn không nói”. Bằng trí tuệ
của một nhà phê bình có biệt tài, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã “ngộ” được cái
thu thanh ấy khi bình Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
“Tiếng thu” ấy, riêng gì mùa thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó đã vang bên
tai loài người từ muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những ngày thu tàn tạ. Đã
sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa
hạ, ai là người không có những buổi “chiều thu”, những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến van
lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm...
- Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”
- Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:
+ Tiếng thu là một điệu huyền.
+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.
- Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta --> xây dựng tình yêu với quê hương --> tiền đề cho tình yêu nước.
- Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con người ( tạo môi trường cho chúng ta trưởng thành )
- Quê hương khơi dậy những ước mơ, dạy cho chúng ta cách mạnh mẽ đối diện với khó khăn --> tinh thần cống hiến cho cộng đồng xã hội
... ( bạn bổ sung thêm một vài ý nữa để tạo thành đoạn văn nhé )
- Tiếng thơ: tính nhạc, cấu trúc, gieo vần và nhịp điệu
- Tiếng thu: thổn thức, rạo rực, xào xạc
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về 3 khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư:
Cảm nhận đầu tiên khi đọc những khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư là sự tươi mới và sống động. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được hơi thở của một buổi sáng mới, khi ánh nắng mới bắt đầu chiếu sáng qua cửa sổ. Từ những tiếng gà trưa gáy rộn ràng, tôi cảm nhận được sự sống động và sự tỉnh thức của cuộc sống.
Nhưng đồng thời, trong những khổ thơ này, tôi cũng cảm nhận được sự buồn bã và những kỷ niệm xa xưa. Những ngày tháng trôi qua không thể quay lại, nhưng lòng buồn vẫn theo thời gian mà không tan đi. Tôi cảm nhận được sự chập chờn trong cuộc sống, những lúc phải sống lại những ngày không còn.
Tác giả Lưu Trọng Lư đã khéo léo kết hợp giữa những cảm xúc tươi mới và những kỷ niệm buồn trong những khổ thơ này. Tôi cảm nhận được hình ảnh của Me tác giả, một người đã ra đi nhưng vẫn còn hiện hữu trong ký ức và những chi tiết nhỏ như áo đỏ treo trước giậu phơi. Những nét cười đen nhánh sau tay áo cũng là một hình ảnh đáng nhớ.
Tổng thể, những khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư mang đến cho tôi một cảm giác tươi mới và đầy cảm xúc. Tôi cảm nhận được sự sống động và sự chập chờn trong cuộc sống, cùng với những kỷ niệm buồn và những hình ảnh đáng nhớ.
A teacher is an asset to a country. I have come across many teachers in my student life. Of them all, Mrs Tu is my favorite teacher.She is 49 years old but still very beautiful with long black hair and round eyes. She is a teacher of English. She is a BA in English and trained in English teaching. He is a woman of letters with profound knowledge in The English language. Her teaching style is very much attractive and effective. When she takes her class, all the students listen to her with great attention. She makes us share our views and feelings with her. She makes our lessons interesting to us. She maintains an amiable relation with all her students. Besides, she is a woman of principle with a good character. Mrs Tu is very sincere, punctual and honest. She is a skilled teacher and is in dedicated teaching. She loves and guides us her sons. She always encourages us to learn new things. She is no doubt, an ideal teacher. Because of all his extraordinary qualities, she is my favorite teacher. I love Mrs Tu very much. Maybe, she is the best teacher in my study or in my academy.
hi vọng các bạn làm bài mang tính sáng tạo... hạn chế coppy nha ;)