K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2018

Cảm nhận về bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là
nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới,
Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về
cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc
đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một
từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì?
Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân cách hóa, nghe
tiếng lòng “rạo rực”xào xạc” trong rừng vắng. của người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa,
nghe tiếng lá thu rơi “
Chủ đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn thanh
bằng xuất hiện ở đầu khổ thơ thứ nhất và thứ ba: “Em không nghe rừng thu”
Trước cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách
bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự do viết
những câu thơ ngũ ngôn có toàn thanh bằng để miêu tả tiếng thu.
Đọc những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện nhiều lần
ở cuối câu thơ, ta như nghe được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang vang của tác giả.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả ba
khổ thơ của bài Tiếng thu đều được viết bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ này. Tại sao tác
giả phải hỏi liên tục như vậy? Tại vì nhà thơ không tin người em nào đó có thể nghe được
cái tiếng thu quá xa vắng và mơ hồ. Không nghe ư? Em hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận
tiếng thu dịu nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu hết các
bài thơ cũ và thơ mới đều được viết thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở bài thơ này, số
dòng trong mỗi khổ thơ tăng dần đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi khổ thơ thì khổ thứ nhất có
hai câu, khổ thứ hai có ba câu, khổ thứ ba có bốn câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những
khổ thơ như vậy để diễn tả một cách có nghệ thuật cái tính chất ngân nga, lan tỏa của thu
thanh.
Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ đã liên kết các câu thơ
trong khổ (“xào xạc” với “ngơ ngác”) và các khổ trong bài (“thổn thức” và “rạo rực”), vừa làm
giàu yếu tố nhạc của thơ, vừa làm cho các câu thơ và khổ thơ như kéo dài ta và nối lại với
nhau, tạo cho bài thơ cái âm hưởng miên man của khúc thu ca.
Để thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của Lưu Trọng Lư, hãy đọc lại Tiếng Thu, đọc
liền mạch và chỉ dừng lại một giây khi gặp dấu chấm hỏi. Hãy tưởng tượng có ai đó ném
xuống mặt nước phẳng lặng của hồ thu một viên đá nhỏ. Nhiều vòng tròn sóng đồng tâm
xuất hiện và lan tỏa mãi. Đó là hình ảnh làn sóng âm thanh của tiếng thu mà nhà thi sĩ Lưu
Trọng Lư đã làm vang lên trong tâm hồn mỗi người.
Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Ta nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những
bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu đích thực của Lưu Trọng Lư là như vậy đó. Ta không
nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi
khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không…
Tắt một lời, thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô thanh. Đó là cái “vô thanh thắng hữu thanh”
mà tác giả Tỳ Bà Hành là Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong cảnh trăng nước tương
giao trên bến Tầm Dương. Với nhận thức tinh tế của nhà thi sĩ, trong Đây mùa thu tới, Xuân
Diệu đã cảm được cái tiếng thu ấy khi nhìn những “thiếu nữ buồn không nói”. Bằng trí tuệ
của một nhà phê bình có biệt tài, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã “ngộ” được cái
thu thanh ấy khi bình Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
“Tiếng thu” ấy, riêng gì mùa thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó đã vang bên
tai loài người từ muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những ngày thu tàn tạ. Đã
sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa
hạ, ai là người không có những buổi “chiều thu”, những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến van
lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm...

25 tháng 12 2021

lục bát

19 tháng 8 2023

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về 3 khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư:

Cảm nhận đầu tiên khi đọc những khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư là sự tươi mới và sống động. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được hơi thở của một buổi sáng mới, khi ánh nắng mới bắt đầu chiếu sáng qua cửa sổ. Từ những tiếng gà trưa gáy rộn ràng, tôi cảm nhận được sự sống động và sự tỉnh thức của cuộc sống.

Nhưng đồng thời, trong những khổ thơ này, tôi cũng cảm nhận được sự buồn bã và những kỷ niệm xa xưa. Những ngày tháng trôi qua không thể quay lại, nhưng lòng buồn vẫn theo thời gian mà không tan đi. Tôi cảm nhận được sự chập chờn trong cuộc sống, những lúc phải sống lại những ngày không còn.

Tác giả Lưu Trọng Lư đã khéo léo kết hợp giữa những cảm xúc tươi mới và những kỷ niệm buồn trong những khổ thơ này. Tôi cảm nhận được hình ảnh của Me tác giả, một người đã ra đi nhưng vẫn còn hiện hữu trong ký ức và những chi tiết nhỏ như áo đỏ treo trước giậu phơi. Những nét cười đen nhánh sau tay áo cũng là một hình ảnh đáng nhớ.

Tổng thể, những khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư mang đến cho tôi một cảm giác tươi mới và đầy cảm xúc. Tôi cảm nhận được sự sống động và sự chập chờn trong cuộc sống, cùng với những kỷ niệm buồn và những hình ảnh đáng nhớ.

15 tháng 3 2022

Sherlock Holmes ( / ˈ ʃ ɜːr l ɒ k ˈ h oʊ m z / ) là một thám tử hư cấu được tạo ra bởi tác giả người Anh Sir Arthur Conan Doyle . Tự giới thiệu mình là "thám tử tư vấn" trong các câu chuyện, Holmes được biết đến với khả năng quan sát, suy luận, khoa học pháp y và suy luận logic đến mức tuyệt vời, mà ông sử dụng khi điều tra các vụ án cho nhiều khách hàng, bao gồm cả Scotland Sân bãi .

Lần đầu tiên xuất hiện trên bản in trong cuốn A Study in Scarlet năm 1887 , nhân vật này trở nên nổi tiếng với loạt truyện ngắn đầu tiên trên Tạp chí The Strand , bắt đầu với " Một vụ bê bối ở Bohemia " năm 1891; những câu chuyện bổ sung xuất hiện từ đó cho đến năm 1927, cuối cùng tổng cộng có bốn tiểu thuyết và 56 truyện ngắn . Tất cả, trừ một [a] đều lấy bối cảnh thời đại Victoria hoặc Edward , giữa khoảng 1880 và 1914. Hầu hết được thuật lại bởi nhân vật của Holmes, bạn của Holmes và là người viết tiểu sử, Tiến sĩ John H. Watson , người thường đi cùng Holmes trong các cuộc điều tra và thường chia sẻ với nhau. với anh ấy tại địa chỉ 221B Baker Street, London, nơi nhiều câu chuyện bắt đầu.

Mặc dù không phải là thám tử hư cấu đầu tiên, Sherlock Holmes được cho là được biết đến nhiều nhất. [1] Đến những năm 1990, đã có hơn 25.000 tác phẩm chuyển thể sân khấu, phim, tác phẩm truyền hình và ấn phẩm có tên thám tử, [2] và Kỷ lục Guinness đã liệt kê ông là nhân vật văn học được khắc họa nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh và truyền hình. [3] Sự nổi tiếng và nổi tiếng của Holmes đến mức nhiều người đã tin rằng anh ta không phải là một nhân vật hư cấu mà là một cá nhân có thật; [4] [5] [6] Nhiều hội văn học và người hâm mộ đã được thành lập dựa trên lý do này . Những độc giả cuồng nhiệt của các câu chuyện về Holmes đã giúp tạo ra một thực tiễn hiện đại của fandom .[7] Nhân vật và những câu chuyện đã có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến văn học bí ẩn và văn hóa đại chúng nói chung, với những câu chuyện gốc cũng như hàng nghìn tác giả khác ngoài Conan Doyle đã được chuyển thể thành sân khấu và kịch phát thanh, truyền hình, phim , trò chơi điện tử và các phương tiện khác trong hơn một trăm năm.

3 tháng 3 2021

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

3 tháng 3 2021

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường  bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghê, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

 

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

 

7 tháng 1

Tham khảo:

 

ặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn trong trẻo, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và ý nghĩa của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ngắn đã truyền tải được một ý nghĩa rất hay về hình ảnh đẹp của những con người lao động thông qua việc xây dựng được những nhân vật đẹp như: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh lái xe…Đặc biệt nhất đó là nhân vật anh thanh niên.

Anh thanh niên trẻ là cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô độc đến thèm người và luôn nhớ người, bởi anh sinh ra có gia đình, cha mẹ, quê hương, làm sao không thèm, không nhớ? Nỗi nhớ khiến anh phải chặt cây chắn đường để được gặp người. Anh đã làm quen được với bác lái xe từ đó. Lần này qua bác lái xe, anh lại được làm quen với ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống hơn bao giờ hết.

Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” – vốn vẫn rất thất thường – mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,… Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, những điều đó có thể giết chết một con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời.

Công việc thì vô cùng gian khổ là vậy, phải làm việc ở nơi thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh luôn coi công việc là niềm vui của mình, tự giác trong công việc. Anh triết lí về công việc của mình: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” và “ nếu không có nó thì cháu buồn đến chết mất”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Anh chưa bao giờ lơ là công việc, anh luôn đề ra cho mình những nhiệm vụ công tác và luôn cố gắng vượt mọi thử thách khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn, chính vì vậy anh ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình đối với công việc. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: “bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chăng đường dài”. Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp”, anh mang lại cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên”. Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

Hơn nữa anh thanh niên còn tự biết tạo niềm vui cho cuộc sống của mình bằng cách: Anh còn đọc sách ngoài giờ làm việc, anh nuôi gà trồng hoa…Anh tạo cho mình một cuộc sống ngăn nắp ở trạm khí tượng, phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời. Chúng ta không chỉ yêu mến anh thanh niên ở sự chủ động trong cuộc sống; trong tinh thần say mê, có trách nhiệm với công việc; sự cởi mở, chân thành mà anh dành cho mọi người mà còn bởi anh luôn là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác. Khi được ông họa sĩ khen ngợi và tỏ ý muốn vẽ chân dung anh nhưng anh một mực từ chối vì anh cảm thấy sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người, anh nói thành thực: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét mới một mình hơn cháu…Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…”

“ Trong cái im lặng của Sa pa” thì anh thanh niên như một âm thanh trong trẻo phá tan sự im lặng đáng sợ đó. Tác giả Phạm Thành Long đã thực sự rất thành công khi xây dựng một hình ảnh đẹp- anh thanh niên. Anh thanh niên là một tấm gương sáng cho thê hệ trẻ học tập về phong cách sống và làm việc đầy trách nhiệm, say mê, nhiệt huyết và lạc quan, yêu đời.

 

27 tháng 2 2022

Tham khảo ý nha bạn!!

- Hai hình ảnh ấn tượng nhất: “người cầm súng” vào” người ra đồng”, thể hiện những suy nghĩ của Thanh Hải và cách ông tái hiện mùa xuân của đất nước.

- Phân tích hai hình ảnh dựa vào bối cảnh đất nước khi ấy, dân tộc ta đang phải đối mặt với kẻ thù vô cùng hung hãn và nguy hiểm. Hai đầu chiến tuyến là hai công việc khác nhau, nhưng bổ trợ cho nhau: Chiến đấu/Làm nông.

- Một bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống, tươi mới vào tuyệt diệu được xây dựng dựa trên 2 hình ảnh đó, kết hợp với các cách dùng từ

- Điệp từ “Tất cả” ở cuối đoạn kết hợp với các từ láy: Nhịp thơ tăng lên hối hả như sự khẩn trương trong trong nhiệm vụ mà đất nước và Đảng giao phó.

7 tháng 5 2021

Có những con người đã dành cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Họ thấy hạnh phúc trước sự đổi thay da đổi thịt hàng ngày của quê hương mình. Thanh Hải là một con người như thế. Ông yêu quê, khao khát cống hiến cho cuộc đời ngay cả lúc ông đang nằm trên giường bệnh đấu tranh từng ngày để giành giật sự sống. Nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời, nhưng chỉ dâng hiến một cách thầm lặng, như chính ông đã viết trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc" 

Thanh Hải sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Huế giàu truyền thống. Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Thơ ông mang một giọng điệu ngọt ngào như những làn điệu dân ca trữ tình với ngôn ngữ bình dị cùng sự chân thật, đôn hậu như bản chất của con người xứ Huế. Mùa xuân nho nhỏ được coi là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Hải, ra đời trên giường bệnh, trước lúc ông mất không lâu. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. Đồng thời cũng thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. Thời gian vẫn cứ trôi, bốn mùa vẫn chuyển nhưng cuộc đời con người chỉ có một lần duy nhất, và lần duy nhất ấy Thanh Hải muốn sống trọn vẹn với quê hương. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phầnnhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Thế nhưng, nhiều hạt cát nhỏ mới tạo nên sa mạc mênh mông; đại dương bao la kia cũng được tạo thành bởi muôn vàn giọt nước. Điều đó cũng có nghĩa đất nước được  như ngày hôm nay chính là nhờ sự cống hiến không ngừng nghỉ của những con người giống như Thanh Hải. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc"  làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Thanh Hải đã cống hiến cho đất nước của ông từ những ngày hai mươi, khi sức trẻ, nhiệt huyết của ông vẫn căng đầy trong lồng ngực. Nhưng sự hăng say, hồ hởi ấy vẫn luôn tồn tại ngay cả khi mái tóc ông đã bạc trắng. Suốt cả cuộc đời mình, Thanh Hải chưa bao giờ thôi trăn trở, suy tư về nghĩa vụ của một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, trong một dân tộc với 4000 năm văn hiến. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi ông đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Có thể nói, đây là khổ thơ vừa mang khao khát vừa là lời thề suốt cả cuộc đời ông. Qua đó ta cũng càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.