Câu 1: Em hãy kể 1 câu chuyện về một nhà bác học vật lý?
Câu 2: Trong các kiến thức vật lý đã học, em hãy trình bày kiến vật lý( hoặc thí nghiệm vật lý) mà em cho là thú vị nhất. Vì sao em ấn tượng với kiến thức ( hoặc thí nghiệm) đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các nhân vật lịch sử đã học ở lớp 7 em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo nhất vì:
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quan nguyên Mông xâm lược, giành chiến thắng lẫy lùng "Tiếng vang đến phương Bắc, kiến chúng thần gọi ông là AN Nam Hưng ĐẠo Vương mà không dám gọi thẳng tên".Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng" thiên tài wuann sự có tầm chiến lược, và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần"
Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu.
Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược.
Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII.
Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên ...
Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.
Câu 15: Trong dân gian, câu này có nghĩa chỉ trích những người không có kiến thức, không giỏi giang nhưng hay thể hiện, cao ngạo. Nhưng theo kiến thức vật lý thì câu nói trên hoàn toàn đúng
- Nếu ta gõ vào thành thùng đựng nhiều đồ vật, biên độ giao động của thùng sẽ nhỏ hơn vì ít khoảng trống ở bên trong, dẫn đến thùng kêu nhỏ
- Nếu ta gõ vào thành thùng đựng ít đồ vật, biên dộ dao động của thùng sẽ lớn vì có nhiều khoảng trống ở bên trong, khiến thùng kêu to
- Trong các nhân vật lịch sử, em ấn tượng nhất với Ngô Quyền. Vì:
+ Ông là ng đã sáng lập ra cách cắm cọc ở sông Bạch Đằng
+ Xây dựng đất nước tự chủ.
em thích ngô quyền...
Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[5]
Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[6]
Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/ke-lai-nhan-vat-co-tich-ma-em-gap-trong-giac-mo-faq446798.html
tham khảo nguồn này nhé
Theo mình nghĩ thì câu " Nước chảy đá mòn" thì lực mà nước tác dụng lên hòn đá là lực đẩy, làm cho hòn đá bị biến dạng. Nhưng hòn đá phải đứng yên ở một vị trí thì nước mới tác dụng lên hòn đá và cần rất nhiều thời gian mới có thể làm được. Nghĩa của câu là: nếu kiên trì sẽ làm nên được tất cả (nghĩa giống câu "Có công mài sắt có ngày nên kim")
nước chảy tạo ra ma sát
-> Gây đá mòn
Tuy nhiên cần phải một khoảng thời gian rất dài mới có thể làm đá mòn
Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng. Dù bận rộn đến đâu, nhà em cũng không đổi thay lệ đó, bởi nó đem lại một không khí bận rộn, rộn ràng rất là Tết. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mấy đứa bạn thức canh nồi bánh chưng. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả. Mọi nhân vật cùng đều im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh chưng sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ lép bép. Em nhìn bếp lửa đỏ hồng, những đốm sao từ đó bay lên.
Bỗng một tiếng nói rất xa lạ vang lên sau lưng: "Chà, vất vả quá nhỉ?" Em quay lại nhìn, một chàng trai trẻ trạc ngoài hai mươi tuổi, tóc búi củ hành, ăn mặc sang trọng nhưng xưa cũ, chân đi guốc tre, nhìn em mỉm cười. Em tỏ ý ngạc nhiên, định hỏi "Anh là ai?" thì chàng đó đã tự giới thiệu: "Ta là Lang Liêu, người sáng tạo ra bánh chưng cổ truyền đi tìm hiểu xem dân tình ngày nay còn nấu bánh chưng để cúng giỗ ngày Tết nữa hay không?". Em chớp mắt hỏi: "Lang Liêu nào, Lang Liêu thời vua Hùng phải không?". Thấy em còn nhỏ, chàng tươi cười đáp: "Đúng đó, chú em còn nhớ tên ta giỏi quá!". Nói rồi chàng thân mật ngồi xuống cạnh em, trên chiếc ghế con bằng nhựa. Em lấy làm lạ, thời vua Hùng cách đây đã mấy nghìn năm, sao Lang Liêu còn sống mà đến được nhỉ? Em chưa suy nghĩ xong thì đã thấy chàng bảo: "Ta vừa ở chỗ các vua Hùng đến đây. Nghe nói dân tình ngày nay việc thì nhiều, thời gian ít, lại có thêm nhiều công nghệ mới làm ra các thức "ăn liền", ta sợ bánh chưng không có người làm, bàn thờ gia tiên vắng vẻ nên mới đi xem xét. Thấy nhà chú em đang nấu, ta vui quá mới ghé xuống thăm. Thế nào, chú em vẫn thích bánh chưng chứ?". Em bối rối quá. Đích thị là Lang Liêu thời Hùng Vương rồi, liền nói: "Thưa ngài, thích lắm ạ! Em có thể ân liền mấy ngày Tết không biết chán ạ!" "Đúng lắm, Lang Liêu tiếp lời- Điều này ta đã nói từ mấy nghìn năm trước. Trên đời này không có gì quý bằng gạo. Gạo nuôi sống người. Sơn hào hải vị dù có ngon mấy, ăn rồi cũng chán, duy chỉ có gạo ăn mãi là không chán mà thôi! Có đúng thế không? "Em nói: "Thưa ngài, đúng lắm. Nhân ngài đến, xin cho em hỏi: làm sao mà ngài nghĩ ra được thứ bánh ngon thế? Người ta bảo do ngài nghèo không có điều kiện nên mới nghĩ ra bánh chưng có phải không?" Lang Liêu chau mày, nghĩ ngợi rồi bảo: "Sự thực ta nghèo hơn các anh ta, nhưng không phải chỉ vì nghèo đâu. Ta nghèo tiền của thật, nhưng giàu lòng với thóc gạo. Nhiều người chuộng lạ bỏ quen, tham xa bỏ gần, mà không biến cái quen thành cái lạ, cái ngon, lại còn có ý nghĩa nữa". Thấy Lang Liêu tỏ ra cởi mở, dễ gần, em mới đánh bạo hỏi thêm: "Thấy sách chép rằng bánh này cũng không phải do ngài nghĩ ra, mà do thần mách bảo, có phải không?". Lang Liêu hơi đỏ mặt, nhưng rồi chàng bình tĩnh trả lời: "Đúng là thần có mách bảo. Nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ tứ, quên ăn mất ngủ suốt nửa năm trời thì thần mới mách cho. Chứ như những kẻ lười biếng, động một tí là vung tiền ra mua, cho gia nhân đi tìm kiếm, thì thần có mách bảo cho gì đâu!" Đúng thật! Em nghĩ thầm, em đang định hỏi thêm câu nữa, thì bỗng có ai nói to: "Thêm nước vào đi, nước cạn hết rồi! Em mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ thú vị quá.
Nhìn nồi bánh chưng sôi sùng sục, bốc hơi thơm phức, em lại nghĩ đến Lang Liêu. Tai em còn văng vẳng lời trò chuyện vừa rồi. Em nghĩ, Lang Liêu sâu sắc thực. Phải có tình cảm sâu nặng với sản vật nước nhà mới tạo ra được món ăn có giá trị lâu dài như thế chứ. Cả dân tộc Việt Nam sẽ mãi biết ơn Vua Hùng và những người con của ngài.
:D
Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.
Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.
Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”
Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.
Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.
Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.
Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.
Đêm mùa hè, vầng trăng dịu dàng toả sáng khắp nơi. Ánh trăng chảy tràn qua kẽ lá, đọng từng giọt sáng lung linh trên chiếc chõng tre nơi bà cháu em đang nằm hóng mát. Bà em có cả một kho truyện cổ tích mà lúc nào em cũng háo hức đón nghe. Tiếng bà kể chậm rãi thủ thỉ bên tai; em thấy mình bồng bềnh lơ lửng trong thế giới thần kì...
Tiếng trống đồng rộn rã đâu đây. A, hôm nay là ngày vua Hùng mở hội chọn người kế vị. Hai mươi vị hoàng tử đã vào cung, các lễ vật lần lượt được dâng lên. Chao ôi, toàn những sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển, những thức ngon của lạ mà em chưa từng thấy bao giờ. Vua Hùng vẫn như còn băn khoăn, ngần ngại điều gì. Vừa lúc đó, Lang Liêu bước vào. Khác với các anh, Lang Liêu vẫn mặc bộ quần áo thường ngày. Chàng kính cẩn mở mâm lễ vật dâng vua cha. Một mùi thơm vừa mộc mạc vừa tinh khiết dậy lên. Vua Hùng mỉm cười hài lòng và phán rằng:
- Đây mới chính là thứ lễ vật quý giá ta từng mong đợi! Lang Liêu, con xứng đáng là người nối ngôi ta.
Lạ lùng quá! Lễ vật gì đã khiến cho vua Hùng hài lòng đến thế?
Em vội vã bước tới gần Lang Liêu:
- Lang Liêu ơi, anh đã dâng vua cha lễ vật gì vậy?
Lang Liêu mỉm cười:
- Cô bé ơi, có gì đâu! Tôi đã dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để làm ra hai thứ bánh dâng lên vua cha. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, bánh giầy tròn là hình ảnh của bầu trời. Bằng chính sức lao động của mình, tôi muốn dâng lên Tiên Vương và vua cha cả trời đất này!
- Chà! Hay thật! Lang Liêu ơi! Anh sẽ là vị vua hiền tài nhất của muôn dân....
Bỗng em choàng tỉnh dậy. Bà vẫn nằm bên cạnh, miệng móm mém nhai trầu. Mùi trầu nồng ấm phảng phất xung quanh. Thì ra em vừa nằm mơ, một giấc mơ thật thú vị. Em ôm chặt lấy bà rồi thầm thì:"Bà ơi! Bà chính là bà tiên đầy phép màu nhiệm. Bà đã cho cháu những giấc mơ thật tuyệt vời!"
Chúc bạn học tốt!
câu 1 xin khiếu
câu 2: trước bé tôi thử nhiệm vật lí xem khi ta tác dụng lực làm vật biến dạng tôi đã đập cái mâm ăn cơm nhà tôi và thấy nó biến dạng xong tôi chưa thỏa mãn đập tiếp nồi xong kết cục tất cả đều méo hết và tôi bị ăn một trận đòn và mộng bị biến dạng lun và tôi hiểu ra chỉ cần td lực có thể khiến mọi vật biến dạng
Câu 1: Albert Einstein
Năm 1901, ông công bố bài báo "Các kết luận về hiện tượng mao dẫn" trên tạp chí nổi tiếng thời đó. Ngày 30 tháng 4 năm 1905, Einstein hoàn thành luận án tiến sĩ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo sư vật lý thực nghiệm Alfred Kleiner. Einstein được trao bằng tiến sĩ tại Đại học Zurich. Luận án của ông có tiêu đề "Một cách mới xác định kích thước phân tử". Trong cùng năm, mà ngày nay các nhà khoa học gọi là Năm kỳ diệu của Einstein, ông công bố bốn bài báo đột phá, về hiệu ứng quang điện, về chuyển động Brown, thuyết tương đối hẹp, và sự tương đương khối lượng và năng lượng (E=mc2), khiến ông được chú ý tới trong giới hàn lâm trên toàn thế giới.
Năm 1908, giới khoa học coi ông là nhà khoa học hàng đầu, và Đại học Bern mời ông về làm giảng viên của trường. Các năm sau, ông viết đơn thôi việc tại cục bằng sáng chế và cũng thôi vị trí giảng viên để đảm nhiệm chức danh Privatdozent về vật lý tại Đại học Zurich. Ông trở thành giáo sư thực thụ tại Đại học Karl-Ferdinand nay là Đại học Charles ở Praha năm 1911. Năm 1914, ông trở lại Đức sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc của Viện Kaiser Wilhelm về vật lý (1914–1932) và giáo sư tại Đại học Humboldt, Berlin, với một điều khoản đặc biệt trong bản hợp đồng cho phép ông được tự do trước những nghĩa vụ giảng dạy. Ông trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Phổ. Năm 1916, Einstein được bổ nhiệm làm chủ tịch của Hội Vật lý Đức (1916–1918).
Trong năm 1911, dựa trên những suy luận có từ năm 1907 về nhu cầu mở rộng thuyết tương đối đặc biệt, ông đã tìm ra hiện tượng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và tính toán độ lệch của tia sáng phát ra từ ngôi sao ở xa sẽ bị lệch bởi trường hấp dẫn của Mặt Trời. Tuy vậy giá trị tiên đoán chỉ bằng một nửa so với giá trị chính xác sau khi ông tìm ra được phương trình trung tâm cho thuyết tương đối tổng quát (1915). Tiên đoán này được xác nhận bởi đoàn thám hiểm người Anh dẫn đầu bởi Sir Arthur Eddington trong quá trình theo dõi nhật thực vào ngày 29 tháng 5 năm 1919. Các tờ báo quốc tế nhanh chóng đăng tải sự kiện này và Einstein trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 1919, tờ báo tin tức hàng đầu của Anh The Times in một dòng chữ tựa đề trên trang nhất viết là: "Cách mạng trong Khoa học – Lý thuyết mới về Vũ trụ – Các tư tưởng của Newton đã bị lật nhào". Sau đó, rất nhiều câu hỏi xuất hiện liệu các đo đạc có đủ chính xác để công nhận tiên đoán. Cuối cùng thì những dữ liệu đo đạc của Eddington là đủ tin cậy và đoàn thám hiểm của ông thực sự đã xác nhận tiên đoán của Einstein.
Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel Vật lý. Do thuyết tương đối hẹp vẫn còn đang tranh cãi, nên hội đồng giải Nobel đã trao giải cho ông vì những giải thích về hiện tượng quang điện và các đóng góp cho vật lý. Ông nhận huy chương Copley từ Hội Hoàng gia năm 1925.