K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trạicà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2–4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4–6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.

Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.

Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.

Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).

* Lợi ích

- chứa nhiều chất chống oxy hóa

- giúp giảm cân

- cà phê ngừa ung thư

- ngừa bệnh sơ gan

- giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

giá trị kinh tế :

Đến nay, Tây Nguyên đã xóa được tình trạng thiếu đói triền miên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đây ta thấy được sự thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên nhờ cây cà phê to lớn tới dường nào.Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, đem lại lợi nhuận kinh tế vô cùng to lớn. Trong vụ mùa 2013 – 2014, tổng sản lượng cà phê của Việt Nam ước tính khoảng 1.374 nghìn tấn, trong đó sản lượng cà phê của Tây Nguyên ước tính khoảng hơn 1.135 nghìn tấn, chiếm đến hơn 82,6% sản lượng cà phê của Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD.

Việc phát triển cây cà phê đã góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cao cho người nông dân, giúp Việt Nam trở thành nước có sản lượng cà phê xuất khẩu hàng đầu của thế giới. Trong những năm gần đây và sắp tới, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng.

14 tháng 9 2018

Đáp án cần chọn là: C

Nhận xét

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta tăng nhanh , từ 14482,7 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 150217,1 nghìn tỉ đồng (năm 2014), gấp 10,4 lần.

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả hai khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.

+ Khu vực trong nước tăng: 49037,3 / 7672,4 = 6,4 lần.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng: 101179,8 / 6810,3 = 14,9 lần.

= > Giá trị xuất khẩu hàng hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn khu vực trong nước (14,9 > 6,4 lần).

- Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước (năm 2014: giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gấp 2,1 lần khu vực trong nước).

=>  Nhận xét A, B, D đúng.

       Nhận xét C. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là không đúng

22 tháng 10 2021

Anser reply image

 
22 tháng 10 2021

Tham khảo :

Nêu hoạt động của thành thị trung đại  :

- Sản xuất ngày càng phát triển nên họ có nhu cầu buôn bán - thành thị trung đại (sự xuất hiện của thành thị trung đại ) 

- Cư dân chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nhân 

Nền kinh tế lãnh địa có điểm j khác so với nền kinh tế thành thị :

-  Kinh tế trong lãnh địa : nền kinh tế độc lập , khép kín , tự cung , tự cấp và chủ yếu là nông nghiệp
- Kinh tế trong thành thị : có sự trao đổi buôn bán tự do , kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp .

 

25 tháng 3 2021

khocroi

Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.hậu quả:đất nước ta lâm vào cảnh khốn cùng
8 tháng 12 2023

Giải thích:

Để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế cho người dân ở vùng núi, có thể đề xuất các giải pháp sau:

 

1. Đầu tư vào hạ tầng: Xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông, điện lực, nước sạch và viễn thông để kết nối vùng núi với các khu vực khác. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch và thu hút đầu tư.

 

2. Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm: Hỗ trợ người dân vùng núi trong việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp hiện đại, đa dạng hóa cây trồng và chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị gia tăng và tạo ra việc làm cho người dân địa phương.

 

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho người dân vùng núi. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn và tham gia vào các ngành kinh tế mới.

 

4. Phát triển du lịch: Tận dụng tiềm năng du lịch của vùng núi bằng cách xây dựng các điểm đến du lịch hấp dẫn, khám phá và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên đặc biệt của vùng núi. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người dân địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Lời giải:

- Đầu tư vào hạ tầng

- Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển du lịch

Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014 (Đơn vị: triệu USD) Khu vực 1995 2000 2005 2010 2014 Kinh tế trong nước 7672,4 13893,4 330843,3 42277,2 49037,3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6810,3 18553,7 39152,4 72252,0 101179,8 Tổng...
Đọc tiếp

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014

(Đơn vị: triệu USD)

Khu vực

1995

2000

2005

2010

2014

Kinh tế trong nước

7672,4

13893,4

330843,3

42277,2

49037,3

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

6810,3

18553,7

39152,4

72252,0

101179,8

Tổng số

14482,7

32447,1

72736,7

114529,2

150217,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng cục thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014?

A. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng. 

B. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của nước ta tăng nhanh. 

C. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước 

D. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

2
21 tháng 7 2017

Đáp án D

Nhận xét BSL:

- Giá trị hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng => A đúng

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa (tổng số) tăng nhanh, gấp:

150217,1 / 14482 = 7,9 lần => B đúng

- Năm 1995 – hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm:

 (6810,3 / 14482,7) x 100 = 47%

- Năm 2014 – hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm:

(101179,8 / 150 217,1) x 100 = 67,3%

=> Giá trị hàng XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước. => C đúng

- Giá trị hàng hóa của khu vực trong nước tăng gấp:  49037,3 / 7672,4  = 6,4 (lần)

- Giá trị hàng hóa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp: 101179,1 / 6810,3 = 14,9 (lần)

=> khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn => nhận xét D sai

19 tháng 7 2021

đáp án D bạn nhé

 

27 tháng 5 2018

Giá trị xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước là trên 60% (Năm 2002 là 60,3%).

Đáp án: D.

22 tháng 4 2022

1)

Vị trí về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến (Vị trí nhiệt đới).

- Vị trí gần trung tâm ĐNA.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền & ĐNA hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật

Ảnh hưởng: Biến VN thành một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái, dễ dàng hội nhập và giao lưu với các quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm (Xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời,...).

C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 

C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.