K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :
+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Níia hoàna đây nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ",...
- Diễn biến :
+ Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 - 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dán và binh lính
+ Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay khổng vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức. công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
+ Tiếp đó. tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ờ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.

16 tháng 10 2018

nisia hòana là gì hả bạn ???

21 tháng 12 2021

* Nguyên nhân:

- Đầu thế kỉ XX: Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng

- Năm 1904-1905, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh Nga-Nhật

- Cuối năm 1904 nhiều cuộc bãi công nổ ra

* Diễn biến:

- 9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê- tee-bua và gia đình kéo đến cung điện mùa đông đưa yêu sách=> Bị tàn sát=>" Ngày chủ nhật đẫm máu"

- 5/1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

-6/1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.

- 12/1905, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Matxcơva 

- Giữa 1907, cách mạng chấm dứt

* Kết quả: Thất bại

* Ý nghĩa:

- Giáng đòn chí tử vào giai cấp tư sản và địa chủ

- Làm lung lay chế độ Nga Hoàng

- Chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

{ nếu có j ko ổn thì cứ hỏi mk nha}

 

21 tháng 12 2021

Cảm ơn ạ

 

30 tháng 9 2018

a) Nguyên nhân :

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng ( về các mặt: kinh tế - chính trị - xã hội0

- Tồn tại nhiều mâu thuẫn:

+ Giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản

+ Nước Nga bị thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

b) Diễn biến

- Ngày 9-1-1905, 14 vnaj người ko mang vũ khí đến trc cung điện Mùa Đông, đưa bản yêu sách lên nhà vua đòi cải thiện đời sống cho họ.

=> Nga Hoàng đã trả lời họ bằng súng và đại bác.

=> gần 1000 người chết, 2000 người bị thương. Lịch sử gọi đây là " ngày Chủ nhật đẫm máu".

- Tháng -1905, nhân dân nổi dậy đánh phá các dinh cơ của địa chủ phong kiến, tiêu hủy các văn tự, khế ước.

- Khởi nghĩa vũ trang ở Mác- xcơ- va (ngày 9 đến ngày 18 tháng 12 -1905) với sự tham gia của công nhân ở 40 nhà máy in, khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.

c) Nguyên nhân thất bại:

- Do sự đàn áp của kẻ thù, giai cấp vô snar Nga còn thiếu kinh nghiệm, không có sự chuẩn bị chu đáo.

- Ý nghĩa lịch sử: giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ tư sản, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng.

- Bài học kinh nghiệm:

+ Phải biết tổ chức, tập dượt quần chúng đấu tranh.

+ Kiên quyết chống tư bản, chống phong kiến.

P/S: Chúc bạn học tốt! Tick cho mình nhé! Cảm ơn!

21 tháng 12 2020

Nguyên nhân :

+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua (Nga hoàng) nhưng bị đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

+ Tháng 6/1905, thuỷ thủ chiến hạn Pô – tem – kin khởi nghĩa

+ Tháng 12/1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát – xcơ – va

Kết quả:

-Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là  là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.

21 tháng 12 2020

- Diễn biến:

     + Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

     + Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua (Nga hoàng) nhưng bị đàn áp đẫm máu.

     + Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

     + Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa.

     + Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

- Kết Quả + Do sự đàn áp của Nga hoàng + Do giai cấp vô sản còn thếu kinh nghiệm trong đấu tranh vũ trang, do thiếu vũ khí, thiếu sự hợp tác

29 tháng 6 2017

- Nguyên nhân:

Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ cuối 1904 phong trào phản chiến đã nổ ra khắp nơi. Khắp nước Nga vang lên khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

- Diễn biến:

     + Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

     + Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua (Nga hoàng) nhưng bị đàn áp đẫm máu.

     + Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

     + Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa.

     + Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

TK#

* Nguyên nhân:

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

* Diễn biến:

- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.

- Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.

- Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

- Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.

25 tháng 5 2021

Tham khảo!

* Nguyên nhân:

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

* Diễn biến:

- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.

- Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.

- Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

- Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.

12 tháng 11 2021

Diễn biến: – Trong các phong trào chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 – 1907 với sự tham gia của đông đảo công nhân, nông dân và binh lính. – Mở đầu là ngày 9 – 1 – 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày Chủ nhật đẫm máu”. Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa. READ: Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các tổ chức nào? Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó? – Tiếp đó, tháng 5 – 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo. – Tháng 6 – 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa. – Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 – 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ. – Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.

Kết quả, ý nghĩa: – Cách mạng 1905 – 1907 tuy thất bại nhưng nó đã góp phần làm lung lay đến tận gốc rễ chính phủ Nga hoàng và bọn tư sản. – Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 – 1907 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

* Đối với nước Nga:

- Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

- Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.

- Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917.

* Đối với thế giới:

- Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì "châu Á thức tỉnh".

14 tháng 12 2021

* Đối với nước Nga:

- Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

- Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.

- Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917.

* Đối với thế giới:

- Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì "châu Á thức tỉnh".

4 tháng 10 2017

- Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân

8 tháng 10 2017

1. Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.