K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được...
Đọc tiếp

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được dùng để giám sát các khí thể trong tầng khí quyển, nó chú ý đến ozon. Tầng ozon là áo giáp của Trái Đất chỗng lại những bức xạ có hại - tia tử ngoại đến từ Mặt Trời. Những năm 90 con người cho rằng tầng ozon giảm đi là do các rác thải hóa học. Ở trên bầu trời Nam Cực vệ tinh đã phát hiện ra một lỗ thủng ozon lớn và nó vẫn tiếp tục mở rộng ra. Về nguyên nhân dẫn đến tầng băng ở hai cực dần dần tan ra, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận thống nhất. Hiện nay vệ tinh vẫn tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân, rất có thể sự nóng lên của Trái Đất là quá trình điều chỉnh; cũng có thể do con người gây ra nhưng bất luận thế nào thì chỉ cần nhiệt độ tăng lên một chút nữa cả vùng Tây Bắc Âu sẽ bị chìm trong biển nước.

Một con tàu chở dầu gặp sự cố, dầu bị rò rỉ là một nguy hiểm đối với môi trường. Khi đó các bức ảnh chụp được từ vệ tinh có thể giúp chúng ta cách xử lí, cho chúng ta biết phạm vi ô nhiễm và nên bắt tay từ hướng nào. Vệ tinh còn giúp chúng ta phát hiện ra những vùng biển có dầu phủ do một nguyên nhân nào đó như bức ảnh vệ tinh chụp ở vùng biển Cô-oét trước và sau khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra.

Ở lưu vực sông Amazôn, hệ thống sinh thái đang bị uy hiếp nghiêm trọng, rừng nhiệt đới đang dần dần biến mất, nơi cung cấp 1/4 lượng ôxi cho Trái Đất đang bị tàn phá. Tàu vũ trụ đã chụp được cảnh tàn phá của rừng và nạn cháy rừng, các hình ảnh mà vệ tinh gửi về làm cho chúng ta thực sự lo lắng. Vệ tinh không chỉ quan sát mà còn có thể giúp chúng ta sử dụng đất đai một cách tốt nhất, nó cung cấp cho các nhà qui hoạch viễn cảnh mới của việc phát triển một thành phố và ngoại ô. Các vệ tinh này tiến hành chụp ảnh vào một khu nào đó trên Trái Đất từ nhiều vị trí trên quỹ đạo; thông qua xử lí các bức ảnh này chúng ta có một cảnh không gian ba chiều, thông qua xử lí của máy vi tính chúng ta biết nên đặt các công trình ở đâu. Các rađa lắp trên vệ tinh có thể giúp thị lực của chúng ta xuyên qua lớp tro bụi của núi lửa như thể hiện lại dung nham của núi lửa ở Philipin, phát hiện ra các lòng sông bị chôn vùi dưới sa mạc Sahara...Vệ tinh cung cấp những thông tin quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp các tin tức về đại dịch mùa màng như phát hiện ra nạn châu chấu. Từ trên vệ tinh có thể thấy được khu vực châu chấu đẻ trứng làm cơ sở để máy bay đi phun thuốc tiêu diệt chúng. Như vậy có thể thấy rằng vệ tinh là lính tuần tiễu của Trái Đất chúng ta.

Bước đầu tiên trong chuyến du lịch không gian là nhận thức lại Trái Đất quê hương của chính chúng ta. Vệ tinh ứng dụng trực tiếp phục vụ cuộc sống và kinh tế quốc dân như các ngành thông tin khí tượng, vận tải...Bên cạnh đó còn một loại vệ tinh nữa được gọi là vệ tinh khoa học, chúng có nhiệm vụ ngắm thẳng về phía các thiên thể. Trên những vệ tinh này người ta cho lắp đặt các kính viễn vọng quang học và phản xạ, trong điều kiện vũ trụ không có những nhiễu loạn do bầu khí quyển gây ra, độ nhạy của các kính này được cải thiện có thể nhìn được rõ và xa hơn. Sau khi có cái nhìn từ ngoai tầng khí quyển, con người dõi mắt đến những vùng sâu hơn của vũ trụ và bắt đầu đưa máy thăm dò đến những thiên thể ở xa trong hệ Mặt Trời.

0
25 tháng 11 2017

Những hiện tượng kể trên là những dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái.

24 tháng 7 2018

Hai lí do chính :

Trong lòng biển và đại dương tồn tại cân bằng hoá học :

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, khi nồng độ cacbon đioxit tăng thì cân bằng hoá học chuyển theo chiều thuận, do đó làm giảm nồng độ của cacbon đioxit.

- Sự quang hợp của cây xanh trên lục địa và của tảo ở biển và các đại dương :

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

Dù cho có những quá trình tự điều tiết, khống chế sự tăng cacbon đioxit, nhưng con người đang thải lượng cacbon đioxit ngày càng nhiều hơn, vượt quá khả năng tự điều chỉnh của thiên nhiên.

30 tháng 4 2020

Đây là môn Hóa nha! Mong các bạn giúp mik!

CẢM ƠN NHIỀU!!!!

30 tháng 4 2020

Đáp án D nha bạn 
Muốn giải thích rõ hơn thì có thế hỏi 

17 tháng 5 2016

 Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ. 
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ . 
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

17 tháng 5 2016

Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ. 
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ . 
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

 

6 tháng 11 2017

    Các dòng biển chảy thành dòng, nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.

    Vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

16 tháng 7 2017

Đáp án A

Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - 9

18 tháng 8 2019

Đáp án A

Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - 9

Cho các phát biểu sau: (1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch. (4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon. (5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch. (6). Khí thải...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit.

(3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.

(4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.

(5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch.

(6). Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp gây ô nhiễm không khí.

(7). Khí thải của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí.

(8). Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh gây ô nhiễm không khí.

(9). Hoạt động của núi lửa gây ô nhiễm không khí.

Số phát biểu đúng là

A. 6.                     

B. 5.                     

C. 8.                     

D. 7.

1
7 tháng 8 2018

(3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.

(4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.

(5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch.

(6). Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp gây ô nhiễm không khí.

(7). Khí thải của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí

(9). Hoạt động của núi lửa gây ô nhiễm không khí.

ĐÁP ÁN A