Bài Làm Bạn bè ai cũng nghĩ rằng em hoàn toàn có thể tự hào về tất cả những gì mình có: một học sinh giỏi xuất sắc với nhiều giải thưởng, một liên đội trưởng năng nổ, hoạt bát. Dường như với mọi người, em không hề có khiếm khuyết. Vậy mà, đã có một lần em khiến cô giáo dạy văn rất buồn, thậm chí thất vọng về em. Đó là một bài học em không bao giờ quên. Năm học trước, nhân kỉ niệm Ngày mồng 8 tháng 3, trường em tổ chức cuộc thi sáng tác và bình thơ, truyện về chủ đề người phụ nữ. Mỗi học sinh sẽ sáng ãc một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... tác một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... Cô giáo dạy văn của em luôn động viên chúng em dự thi và hứa sẽ đọc giúp chúng em và sửa những lỗi nhỏ. Cô nói với chúng em đầy tin tưởng: — Lớp chúng ta có rất nhiều bạn học tô't và có năng khiếu văn học. Những giải cao nhất của cuộc thi này không thể không có tên học sinh lớp ta được các em ạ! Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, em có cảm giác cô đã nhìn và cười với em. Niềm kiêu hãnh trào lên và em tưởng tượng ra hình ảnh của mình đang đứng trên bục nhận phần thưởng, dưới kia cả trường đang vỗ tay rào rào hoan nghênh. Em mơ màng mỉm cười với chính mình. Nhất định em sẽ làm được! Suốt những ngày sau đó, em mơ màng với những ý thơ trong đầu. Em sẽ sáng tác thơ. Viết truyện thì bình thường quá, chỉ vài ba chi tiết là có thể thành truyện. Chỉ có thơ mới là địa hạt của sáng tạo. Ban đầu, em nghĩ sẽ viết về mẹ — người mẹ tảo tần sớm hôm nuôi nấng dạy dỗ em nên người. Nhưng viết về mẹ sẽ chỉ có những cơm nước, lợn gà, ruộng đồng,... rất khó nên thơ. Vậy em chuyển sang làm thơ về cô giáo: Cô giáo em với mái tóc mây bồng bềnh, dáng người tha thướt như một nàng tiên bước dưới những vòm cây xanh mướt... Em nắn nót những dòng thơ cầu kì: Cô giáo em một nàng tiên xinh đẹp. Mái tóc mây lướt nhẹ dưới vừng dương. Cô giáo em một thiên thần hạ thế. Viên phấn xinh là chiếc đũa thần kì. Cô giáo dạy văn cau mày lắc đầu: “Không được em ạ! Nên viết điều giản dị thôi. Sự cầu kì sẽ thành sáo rỗng đấy!”. Em run người vì tự ái. Cô không khen được chút nào trong khi những câu thơ kiều diễm thế kia... Vậy em sẽ viết truyện. It nhất đó cũng là sáng tạo chứ không phải là bình thơ — đi tán tụng sự sáng tạo của người khác! “Văn chưa được em ạ! Cô đã nói em nên viết điều giản dị thôi. Câu chuyện của em hơi cầu kì. Các em còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm sáng tác, em thử viết những cảm nhận về một bài thơ hay xem sao!”. Em mệt mỏi lật lật xấp báo trước mặt. uể oải dừng lại ở những bài thơ. xấp báo này đến vài trăm tờ bao gồm cả những tờ báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong của chị gái em. Nay chị đã tốt nghiệp Đại học và đã đi làm, có nghĩa là những tờ báo “cổ xưa” lắm! Em lơ mơ giữa những trang báo đã nhuốm màu thời gian. Chợt một ý tưởng lóe lên: Hay... hay là em sẽ lấy một bài thơ trong những tờ báo cũ ấy...? Những tờ báo cũ không ai còn đọc. Có đọc cũng không nhớ... Ban giám khảo là các thầy cô giáo có ai đi đọc báo học sinh bao giờ? Em vội vàng lọc riêng những tờ báo Thiếu niên Tiền phong cũ kĩ của chị. Hồi hộp lật giở những trang thơ. Tìm những bài thơ viết về mẹ, về bà, về cô... Sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần, em tâm đắc nhất bài “Hoa đất” của một chị mãi tận Bắc Ninh. Em sướng run người. Đây chỉ là một cuộc thi nhỏ của trường em, tác giả bài thơ mãi tận Bắc Ninh thì làm sao biết được? Bài thơ viết về mẹ, lời thơ rất giản dị nhưng sâu sắc - đúng như yêu cầu của cô giáo em. Em sẽ gửi thẳng lên trường mà không thông qua cô giáo: Chắc hẳn cô sẽ bất ngờ lắm! Cô giáo bước vào lớp, tươi cười nói với chúng em. (Em đã vô cùng hồi hộp và sung sướng khi thấy cô như vậy): — Các thầy, cô đã chấm xong vòng sơ khảo của cuộc thi sáng tác và bình văn. Đúng như cô dự đoán, lớp ta có rất nhiều bài đạt chất lượng tốt, rất có khả năng đạt giải cao! Cả lớp vỗ tay ào ào. Buổi học hôm đó vui hơn bao giờ hết. Tan giờ học, cô bất ngờ gặp riêng em. Em run run hồi hộp. Cô gặp em làm gì nhỉ? Để khen ngợi, động viên? Để bày tỏ sự bất ngờ? Em bước về phía bàn giáo viên, cố tỏ ra vẻ ngượng nghịu. Tươi cười đáp lại những lời chào ra về của học sinh rồi cô giáo quay sang em nghiêm nghị: — Bài thơ của em dược các thầy cô đánh giá rất cao. (Em ngây ngất sung sướng khi nghe cô nói những lời này). Nhưng cô muốn hỏi em một câu: chắc chắn đó là bài thơ do chính em sáng tác chứ? Em giật bắn người nhưng theo phản xạ vẫn lắp bắp: — Dạ... Vâng ạ! Cô nhìn sâu vào mắt em nghiêm khắc: — Em chắc chứ? Em có nhớ tác giả bài thơ đó là ai không? Trời ơi! Chuyện gì thế này? Tác giả bài thơ đó... Lê Nguyên Hương... Và tên cô giáo em cũng là... không, không thể như vậy được. Một người ở Hà Nội, một người ở Bắc Ninh... — Cô không muốn trách phạt em nhưng phải nói rằng cô rất thất vọng... Em là một học sinh giỏi có năng khiếu và cô đã hướng dẫn em đúng hướng... Nhưng em đã không phát huy khả năng của mình mà lại hành động rất thiếu suy nghĩ. Cô mong em sẽ có quyết định đúng. Mặt đất như sụp xuống dưới chân em. Em lặng người, đứng trơ ra vì xấu hổ. Cô giáo đã đi rồi nhưng em vẫn đứng đó, chỉ nhúc nhích một chút thôi là em sợ mọi người nhìn thấy bộ mặt dối trá của mình. Cô giáo không nói sự thật này với ai hết nên cả lớp sửng sốt khi biết tin em rút tên mình khỏi danh sách dự thi. Điều này càng khiến em xấu hổ hơn nữa: Em đã khiến cô buồn bã, thất vọng về mình, tệ hơn nữa có thể em đã làm mất cả niềm tin nơi cô. Hơn một năm đã trôi qua, em chưa nói lời xin lỗi cô một lần. Em biết, chỉ có những việc làm cụ thể để sửa sai mới là lời xin lỗi đáng tin nhất. Đó là một bài học đắt giá thúc đẩy em học tập, rèn luyện để đạt được những kết quả cao nhất. Và trong thâm tâm, lúc nào em cũng muốn gửi đến cô lời xin lỗi chân thành.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Bài Làm
Bạn bè ai cũng nghĩ rằng em hoàn toàn có thể tự hào về tất cả những gì mình có: một học sinh giỏi xuất sắc với nhiều giải thưởng, một liên đội trưởng năng nổ, hoạt bát. Dường như với mọi người, em không hề có khiếm khuyết. Vậy mà, đã có một lần em khiến cô giáo dạy văn rất buồn, thậm chí thất vọng về em. Đó là một bài học em không bao giờ quên. Năm học trước, nhân kỉ niệm Ngày mồng 8 tháng 3, trường em tổ chức cuộc thi sáng tác và bình thơ, truyện về chủ đề người phụ nữ. Mỗi học sinh sẽ sáng ãc một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... tác một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... Cô giáo dạy văn của em luôn động viên chúng em dự thi và hứa sẽ đọc giúp chúng em và sửa những lỗi nhỏ. Cô nói với chúng em đầy tin tưởng: — Lớp chúng ta có rất nhiều bạn học tô't và có năng khiếu văn học. Những giải cao nhất của cuộc thi này không thể không có tên học sinh lớp ta được các em ạ! Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, em có cảm giác cô đã nhìn và cười với em. Niềm kiêu hãnh trào lên và em tưởng tượng ra hình ảnh của mình đang đứng trên bục nhận phần thưởng, dưới kia cả trường đang vỗ tay rào rào hoan nghênh. Em mơ màng mỉm cười với chính mình. Nhất định em sẽ làm được! Suốt những ngày sau đó, em mơ màng với những ý thơ trong đầu. Em sẽ sáng tác thơ. Viết truyện thì bình thường quá, chỉ vài ba chi tiết là có thể thành truyện. Chỉ có thơ mới là địa hạt của sáng tạo. Ban đầu, em nghĩ sẽ viết về mẹ — người mẹ tảo tần sớm hôm nuôi nấng dạy dỗ em nên người. Nhưng viết về mẹ sẽ chỉ có những cơm nước, lợn gà, ruộng đồng,... rất khó nên thơ. Vậy em chuyển sang làm thơ về cô giáo: Cô giáo em với mái tóc mây bồng bềnh, dáng người tha thướt như một nàng tiên bước dưới những vòm cây xanh mướt... Em nắn nót những dòng thơ cầu kì: Cô giáo em một nàng tiên xinh đẹp. Mái tóc mây lướt nhẹ dưới vừng dương. Cô giáo em một thiên thần hạ thế. Viên phấn xinh là chiếc đũa thần kì. Cô giáo dạy văn cau mày lắc đầu: “Không được em ạ! Nên viết điều giản dị thôi. Sự cầu kì sẽ thành sáo rỗng đấy!”. Em run người vì tự ái. Cô không khen được chút nào trong khi những câu thơ kiều diễm thế kia... Vậy em sẽ viết truyện. It nhất đó cũng là sáng tạo chứ không phải là bình thơ — đi tán tụng sự sáng tạo của người khác! “Văn chưa được em ạ! Cô đã nói em nên viết điều giản dị thôi. Câu chuyện của em hơi cầu kì. Các em còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm sáng tác, em thử viết những cảm nhận về một bài thơ hay xem sao!”. Em mệt mỏi lật lật xấp báo trước mặt. uể oải dừng lại ở những bài thơ. xấp báo này đến vài trăm tờ bao gồm cả những tờ báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong của chị gái em. Nay chị đã tốt nghiệp Đại học và đã đi làm, có nghĩa là những tờ báo “cổ xưa” lắm! Em lơ mơ giữa những trang báo đã nhuốm màu thời gian. Chợt một ý tưởng lóe lên: Hay... hay là em sẽ lấy một bài thơ trong những tờ báo cũ ấy...? Những tờ báo cũ không ai còn đọc. Có đọc cũng không nhớ... Ban giám khảo là các thầy cô giáo có ai đi đọc báo học sinh bao giờ? Em vội vàng lọc riêng những tờ báo Thiếu niên Tiền phong cũ kĩ của chị. Hồi hộp lật giở những trang thơ. Tìm những bài thơ viết về mẹ, về bà, về cô... Sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần, em tâm đắc nhất bài “Hoa đất” của một chị mãi tận Bắc Ninh. Em sướng run người. Đây chỉ là một cuộc thi nhỏ của trường em, tác giả bài thơ mãi tận Bắc Ninh thì làm sao biết được? Bài thơ viết về mẹ, lời thơ rất giản dị nhưng sâu sắc - đúng như yêu cầu của cô giáo em. Em sẽ gửi thẳng lên trường mà không thông qua cô giáo: Chắc hẳn cô sẽ bất ngờ lắm! Cô giáo bước vào lớp, tươi cười nói với chúng em. (Em đã vô cùng hồi hộp và sung sướng khi thấy cô như vậy): — Các thầy, cô đã chấm xong vòng sơ khảo của cuộc thi sáng tác và bình văn. Đúng như cô dự đoán, lớp ta có rất nhiều bài đạt chất lượng tốt, rất có khả năng đạt giải cao! Cả lớp vỗ tay ào ào. Buổi học hôm đó vui hơn bao giờ hết. Tan giờ học, cô bất ngờ gặp riêng em. Em run run hồi hộp. Cô gặp em làm gì nhỉ? Để khen ngợi, động viên? Để bày tỏ sự bất ngờ? Em bước về phía bàn giáo viên, cố tỏ ra vẻ ngượng nghịu. Tươi cười đáp lại những lời chào ra về của học sinh rồi cô giáo quay sang em nghiêm nghị: — Bài thơ của em dược các thầy cô đánh giá rất cao. (Em ngây ngất sung sướng khi nghe cô nói những lời này). Nhưng cô muốn hỏi em một câu: chắc chắn đó là bài thơ do chính em sáng tác chứ? Em giật bắn người nhưng theo phản xạ vẫn lắp bắp: — Dạ... Vâng ạ! Cô nhìn sâu vào mắt em nghiêm khắc: — Em chắc chứ? Em có nhớ tác giả bài thơ đó là ai không? Trời ơi! Chuyện gì thế này? Tác giả bài thơ đó... Lê Nguyên Hương... Và tên cô giáo em cũng là... không, không thể như vậy được. Một người ở Hà Nội, một người ở Bắc Ninh... — Cô không muốn trách phạt em nhưng phải nói rằng cô rất thất vọng... Em là một học sinh giỏi có năng khiếu và cô đã hướng dẫn em đúng hướng... Nhưng em đã không phát huy khả năng của mình mà lại hành động rất thiếu suy nghĩ. Cô mong em sẽ có quyết định đúng. Mặt đất như sụp xuống dưới chân em. Em lặng người, đứng trơ ra vì xấu hổ. Cô giáo đã đi rồi nhưng em vẫn đứng đó, chỉ nhúc nhích một chút thôi là em sợ mọi người nhìn thấy bộ mặt dối trá của mình. Cô giáo không nói sự thật này với ai hết nên cả lớp sửng sốt khi biết tin em rút tên mình khỏi danh sách dự thi. Điều này càng khiến em xấu hổ hơn nữa: Em đã khiến cô buồn bã, thất vọng về mình, tệ hơn nữa có thể em đã làm mất cả niềm tin nơi cô. Hơn một năm đã trôi qua, em chưa nói lời xin lỗi cô một lần. Em biết, chỉ có những việc làm cụ thể để sửa sai mới là lời xin lỗi đáng tin nhất. Đó là một bài học đắt giá thúc đẩy em học tập, rèn luyện để đạt được những kết quả cao nhất. Và trong thâm tâm, lúc nào em cũng muốn gửi đến cô lời xin lỗi chân thành.