K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

Phép vua thua lệ làng

TP - “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên.

Vì thói “luật pháp làng” án ngữ bắt rễ thâm căn cố đế từ trong lịch sử, nên từ cổ chí kim, cho đến hiện đại nhãn tiền, các điều luật từ trung ương đến địa phương đều bị hóa giải ngay cổng tre của mỗi xóm làng.

Làng chính là một giá trị độc tôn “cao nhất”, đã xé lẻ sức mạnh quốc gia của người Việt. Lâu nay người ta cứ cho rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, hoặc là làm thân con gái chẳng ao ước lấy được đàn ông tài giỏi kinh bang tế thế nào hơn lấy được chồng làng.

Lấy chồng khó giữa làng/ Hơn lấy chồng sang thiên hạ

Phép nước là biểu hiện cho tinh thần công lý. Với kiểu đặt cả phép nước xuống dưới lệ làng, chứng tỏ trình độ sống của người Việt còn hết sức manh mún, nhỏ bé, chủ yếu còn loay hoay “vinh thân phì gia”, sau đó lan từ nhà ra ngõ, và đến hàng rào của làng thì “đào hào đắp lũng” cố thủ.

Người Việt chúng ta đã thú nhận “sức mạnh” của mình qua câu nói tận thâm sâu trong tâm hồn và truyền thống, cũng như phong tục: Phép vua thua lệ làng. Đơn vị làng cũng là đơn vị sống tình cảm, ở đó phản ánh trình độ sống nhiều khi nặng về cảm tính của người Việt.

Một cái làng không bao giờ có thể có một vóc dáng của một “quốc gia lập hiến”. Nhiều làng hợp lại, cũng không thành quốc gia lập hiến. Theo các triết gia thì:

Lý trí của con người hiển nhiên đã mang tính công lý. Vì ở chợ, khi người khuân vác khiêng một cân thịt, một cân rau, một cân củi, thì anh ta đều tính tiền công trọng tải như nhau – đó là công lý. Hay người khách hỏi người bán nước là “nước sôi chưa” thì có nghĩa nước đã đun ở 100oC chưa, ai cũng hiểu vậy – và đó là công lý.

Và cả kẻ bán lẫn người mua đều cũng phải tính 2+2=4, hay 3 lần 7 là 21 – cũng là công lý. Như vậy khi một cộng đồng có lý trí, thì hiển nhiên cộng đồng đó sẽ tiến đến công lý. Công lý sẽ làm mạnh cả hiến pháp và pháp luật, cũng như mọi quy tắc và lề luật ứng xử cộng đồng.

Trái lại, khi một cộng đồng lý trí yếu, thì hiển nhiên sẽ lui về co cụm trong tình cảm, lấy việc thân với người này, sống chết với người kia, làm thành phe cánh, mong chống chọi hay lấn lướt với đời.

Vậy đến lúc chúng ta nên bàn đến một nhược điểm khá phổ biến của người Việt:

- Vì thiếu lý trí, nên thiếu sự quy tụ đến đời sống công lý trong cộng đồng. Vì thế mới nảy sinh “phép vua thua lệ làng”.

- Vì thiếu công lý làm sức mạnh lẽ phải trong quan hệ cộng đồng, nên người ta phải tìm cách cấu kết thành cánh hẩu, rồi các hội này, hội kia?!

Có phải để cái duy cảm che khuất lẽ sống chung là công lý, mà giờ đây ngay cả việc chấp hành luật lệ giao thông đang trở thành vấn đề không nhỏ ở nước ta?

#hong_nhung_2k5#

#k_mk_nha

4 tháng 4 2018

Hai vế “phép vua” và “lệ làng” được liên kết với nhau bởi chữ “thua” nhằm so sánh và nói lên mối tương quan giữa phép vua tượng trưng cho pháp luật chính quy của cả nước với lệ làng là phong tục tục lệ của một phạm vi nhỏ theo đơn vị làng xã. Như vậy lệ làng là phong tục truyền thống được nhân dân trong làng xã giao ước, quy ước với nhau. Trong khi đó phép vua là luật lệ chính thống để áp dụng cho cả quốc gia. lệ làng khác phép vua ở điểm là người người dân ở làng đó tự nguyện thực hiện cam kết chịu trách nhiệm nếu vi phạm. Mà phép vua tuy mang tính ép buộc cao nhưng thiên tử ở xa mà dân đen lại chịu luật lệ của làng nơi xa với triều đình và lẽ đương nhiên lệ làng sẽ có ảnh hưởng lớn hơn.

4 tháng 4 2018

Phê phán trạng thái pháp luật không nghiêm

12 tháng 12 2018

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. 

12 tháng 12 2018

Thanks

1 tháng 2 2016
  • Giải thích: 
    • Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
    • Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
  • Khẳng định: 
    • Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
    • Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
    • Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
20 tháng 6 2017

Câu trả lời rất hay !

17 tháng 12 2017

Các câu thơ liên kết lo-gic với nhau:

    + Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ

    + “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh

- Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người

    + Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh

+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi

20 tháng 10 2023

 "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta cố gắng làm việc chăm chỉ và kiên trì, thì sẽ đạt được thành công.
 "Không thầy đố mày làm nên"
- Ý nghĩa: Không có người thầy giỏi, thì học trò sẽ không thể thành công.
 "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta được hưởng lợi từ công sức của người khác, thì chúng ta nên biết ơn và tôn trọng họ.
 "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
- Ý nghĩa: Mỗi ngày chúng ta nên học hỏi thêm kiến thức mới để trở nên thông minh hơn.

"Cười người hôm trước, hôm sau người cười" là tục ngữ nói về đức tính thô lỗ của con người. Cái đức tính đứng chót của mọi đức tính. Bạn sẽ phải hối hận khi cười người khác và rồi, chắc chắn rằng bạn sẽ bị cười lại, đừng quá đắc ý nha!

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì...
Đọc tiếp

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? Bài 4. Để phân tích đoạn thơ đó, một học sinh có câu: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc. 1. Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn theo kiểu tổng hợp - phân tích – tổng hợp thì đoạn văn ấy mang đến nội dung gì? 2. Viết tiếp sau câu mở đoạn trên (khoảng 12 câu) để hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch với đề tài em vừa xác định. Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập và lời dẫn trực tiếp (gạch chân).

0
21 tháng 12 2016

4 lần giải đố : 1. của viên quan

2. của nhà vua

3. của nhà vua

4. của nước láng giềng

nghĩa của từ trong sgk bạn nhé! giải thích:

từ đi trong câu trên là nghĩa của từ: đi ở đây là mất hoặc đã chết.