1.Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
2. Nêu 1 số vd về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.
3. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa j đối vs hoạt động của con người?
4. Vai trò của từng loại khớp là j?
5. Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa j đối với chức năng nâng đỡ của xương?
6. Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?
7. Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy tay và cách sơ cứu người gãy chân.
8. Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
9. Các tế bào cơ, não của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
10. Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
Câu 1 : * Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật:
- Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh ⇒ Phản xạ phản ứng
- Cảm ứng ở thực vật do các thành phần đặc biệt bên trong thực hiện
Ví dụ: Hiện tượng cụp lá ở hoa trinh nữ chủ yếu là những biến đổi về trương nước ở các tế bào gốc, không phải do thần kinh điều khiển
Câu 2
- Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ
- Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.
Câu 3
Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người :
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm
nắm phức tạp trong lao động của con người.
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng
vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
Câu 4 :
Vai trò của từng loại khớp là:
-Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp , thành khối để bảo vệ nội quan( não được bảo vệ nhợ hộp sọ ) hoặc nâng đỡ(xương chậu).
-Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ. vd:khoang ngực...,và còn giúp cơ thể mềm dẻo, trong lao động phức tạp và dáng đi thẳng.
-Khớp động đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của các chi( tay, chân)
Câu 5 :
Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. Người ta vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc hình vòm trong kỹ thuật xây dựng để đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên vật liệu. Ví dụ: làm cột trụ, vòm cửa, ...
Câu 6
Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi cùng co tối đa. khi bị liệt thì cả 2 cơ gấp và cơ duỗi duỗi tối đa vì các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích
Câu 7
a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các
chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định:
Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt
* Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào
chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc
(hay vải mềm) gấp dày ở các đầu
xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu
nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
Câu 8
- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi vì máu này có chứa nhiều oxi, máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều CO2.
Câu 9
- Các tế bào cơ, não... của cơ thể người do nằm sâu trong cơ thể nên không thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Câu 10
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường bên ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết.