K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2018

-Truyền kỳ mạn lục : Ghi chép tản mạn những câu chuyện lạ lưu truyền
-Chi tiết chiếc bóng cho biết : Vũ Nương là một người mẹ rất thương con , vì muốn xây dựng cảnh đoàn tụ gia đình với con nên Vũ Nương đã nghĩ ra trò đùa chiếc bóng
-Không làm cho bi kịch giảm đi vì việc nàng trở về bằng chi tiết kỳ ảo đã phần nào được đần bù xứng đáng và được giải oan , trở thành thân linh ngồi trên kiệu hoa võng lọng . Tuy nhiên kết thúc không có hậu như trong cổ tích vì nàng không được sống làm người , không thể trở về nhân gian đc nữa , hạnh phúc chỉ là khát vọng , chỉ còn là giấc mơ
------------Thấy đúng thì bấm like cho mình ---------

Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kia kìa!Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:- Đây này!Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. âu 1: (1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?Câu trả lời...
Đọc tiếp

Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. 

âu 1: (1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

Câu trả lời của bạn

Câu 2: (1điểm) Ghi lại tên tác giả của đoạn trích trên?

Câu trả lời của bạn

Câu 3: (1điểm) Cho biết “nàng” trong trích trên là nhân vật nào trong truyện?

Câu trả lời của bạn

Câu 4: (1điểm) Trong đoạn trích có câu: “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”. Theo em, “nàng” đã gánh chịu nỗi oan gì?

Câu trả lời của bạn

Câu 5: (1điểm) Trong đoạn trích trên, đứa con khi trả lời với cha mình chỉ đáp “Đây này!”. Theo em, đứa con đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Câu trả lời của bạn

Câu 6: (1điểm) Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

Câu trả lời của bạn

2
22 tháng 11 2021

1. Chuyện người con gái Nam Xương

2. Nguyễn Dữ

3. Vũ Nương 

4. Nỗi oan bị hiểu nhầm rằng ko chung thuỷ vs ck 

5. Phương châm lịch sự, 

6. Đây này

22 tháng 11 2021

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2: Nguyễn Dữ

Câu 3: Vũ nương

Câu 4: Nỗi oan bị nghi ngờ có dan díu, không chung tình.

Câu 5: Phương châm hội thoại lịch sự.

Câu 6: Cha Đản lại đến kia kìa!

 

9 tháng 8 2021

a. Lời của bé Đản có ý nghĩa là: cha nó chĩnh là cái bóng.

b. Nghe con nói, tâm trạng Trương Sinh diễn biến: từ tỉnh ngộ đến thấu nỗi aon cho vợ và hối hận. Qua tác phẩm ta thấy sự ghen tuông vô lý, sự thô bạo, tàn nhẫn của Trương Sinh (người đàn ông gia trưởng).

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
  “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kia kìa!Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:- Đây này!Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”a. Đoạn văn trích trong văn bản nào ? Của ai ? Văn bản chứa đoạn văn...
Đọc tiếp

  “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.”
a. Đoạn văn trích trong văn bản nào ? Của ai ? Văn bản chứa đoạn văn thuộc thể loại gì ?

 b. Việc trót đã qua rồi được nói đến trong đoạn là việc gì? Từ đó em hiểu gì về xã hội phong kiến?

c. Xét về cấu tạo câu văn: Đây này! thuộc kiểu câu gì?

d. Phân tích cấu tạo của câu văn sau và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu gì?

  Bấy giờ chàng mới tình ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.

e. Viết đoạn văn tổng phân hợp phân tích ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong truyện. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định.

3
14 tháng 7 2021

a, Đoạn trích được trích từ: Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ 

Thuộc thể loại văn xuôi tự sự

b, Đó là việc Trương sinh nghi oan, khiến VN tự vẫn. Xã hội phong kiến là xã hội cổ hủ, nam quyền, phụ nữ ko có tiếng nói, thấp cổ bé họng và phải phụ thuộc vào đàn ông

c, Kiểu câu trần thuật

d,  Bấy giờTN chàngCN mới tình ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.VN 

Thuộc kiểu câu trần thuật

14 tháng 7 2021

a. Đoạn văn trích trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương ".

    Tác giả: Nguyễn Dữ

     Văn bản thuộc thể loại văn xuôi tự sự

Một đêm phòng vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kìa!Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách :- Đây này!Thì ra thường ngày , một mình nàng hay trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi!1- Đoạn trích là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Tim lời dẫn trực tiếp và...
Đọc tiếp

Một đêm phòng vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:

- Cha Đản lại đến kìa!

Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách :

- Đây này!

Thì ra thường ngày , một mình nàng hay trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi!

1- Đoạn trích là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Tim lời dẫn trực tiếp và giải thích vì sao ?

2- Trong Chuyện người con gái Nam Xương có mấy cái bóng xuất hiện? Nêu ý nghĩa .

3- Câu văn : “ Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi!” đã khuyên mọi người điều gì trong việc giữ gìn , bảo vệ hạnh phúc gia đình ( Trình bày thành đoạn ngắn khoảng 5 câu văn)

1
27 tháng 9 2021

mng giúp em với em đang cần gấp

 

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 8 2018

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.