Nêu đặc điểm nội dung và nghệ thuật (gợi ý: hình thức, hình ảnh, kết cấu) của ca dao nói chung.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những điểm chung về nội dung:
- Nội dung:
+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động
+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến
- Nghệ thuật:
+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát
+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng
Bài 1 :
Các biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng trong bốn bài:
+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
+ Sử dụng phép liệt kê.
+ Sử dụng phép ẩn dụ, tượng trưng, nói ví von.
+ Lối nói tương phản.
+ Giọng điệu châm biếm, giễu nhại.
Bài 2 :
– Đối tượng châm biếm:
+ Những loại người có thói hư tật xấu trong xã hội.
+ Những thói hư tật xấu, hủ tục trong xã hội.
– Nội dung châm biếm:
+Những thói xấu trong xã hội: lười biếng, sĩ diện hão, mê tín dị đoan, giấu dốt,…
+ Những mặt trái, mặt khuất của xã hội: sự bất công, những hủ tục, luật lệ làng xã rườm rà,…
-hình thức gây cười :
+ Lối nói phóng đại, ẩn dụ, tượng trưng.
+ Phép tương phản, đối lập.
Về nội dung:
● Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
● Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
● Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ
Về nghệ thuật:
● Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
● Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau
- Về nội dung , nghệ thuật:
+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
-Về cách đọc hiểu ca dao
+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )
+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.
+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.
+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm
Em tham khảo nhé:
- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Lời thơ thường ngắn gọn.
+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.
- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Lời thơ thường ngắn gọn.
+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.
Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc, thường được chúng ta hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong phú; có thể ngâm lên, hát lên theo giọng điệu tự nhiên một cách dễ dàng.
Ca dao phần lớn được sáng tác do nhu cầu hát xướng đối đáp nam nữ trong những dịp sinh hoạt dân ca cộng đồng, vào những ngày hội hè, những lúc nghỉ ngơi để giải trí vui chơi, hay trong những khi lao động cho quên bớt mệt nhọc. Trong trường hợp này người ta chỉ cần thêm vào câu ca dao những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi nhất định nào đó như : thời... í a; tình bằng... mà; lý tang lý tang tình tang, ố tình là...tình ì i, ô tình là... tình ì i; ôi tình... a í a; ầu ơ...; à ơi ạ ời ời.. v.v... Ca dao liền trở thành dân ca với những giai điệu riêng biệt của từng thể loại như hát trống quân, quan họ Bắc Ninh, hát lý, hò chèo ghe, hát ru em v.v...
Ca dao cũng được sáng tác nhiều bởi nhu cầu tình cảm cá nhân muốn được bộc lộ. Sự sáng tác ca dao cả hai loại này có khi lại do giới nho sĩ, trí thức bình dân trực tiếp tham gia, hay vì thương cảm cảnh ngộ những người xung quanh mà làm hộ, vì thế đã có thêm lắm bài đặc sắc.
Nói chung, ca dao xưa nay vẫn được xem là những sáng tác tập thể. Dẫu sao chúng ta cũng nên nhớ rằng câu ca dao nào khởi đầu cũng phải do một cá nhân có năng khiếu về thi ca, hứng cảm, sáng tác nên. Nếu câu đó được nhiều người ưa thích, chấp nhận là hay, sẽ được truyền khẩu và được bắt chước ngay; bằng không, nó còn chịu sự sửa đổi của nhiều người cho đến khi thật hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Nhiều khi có những câu ca dao đã hoàn chỉnh rồi vẫn thấy bị sửa đổi, thêm bớt, chẳng qua để cho phù hợp với cảm quan chung của nhiều địa phương, nhiều thế hệ hơn. Bởi vậy, nhiều bài ca dao hay mà vẫn thấy có dị bản.
Thế là từ cái riêng lúc ban đầu, ca dao đã được đại chúng hóa, trở thành cái chung của mọi người, do đó không cần nhắc tên tác giả.
Và cũng vì là của chung nên người ta sử dụng tự do, nhiều người chỉ thay đổi đôi chút cho hợp tình, hợp cảnh là đã có một bài ca dao mới. Đấy chính là lý do vì sao ta thường bắt gặp nhiều câu ca dao có vô số điểm tương đồng, hay na ná như nhau.