Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.
Những điểm chung về nội dung:
- Nội dung:
+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động
+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến
- Nghệ thuật:
+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát
+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng
a) 1- Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
2- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
3- Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !
* ý nghĩa của bài 1: Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.
Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.
ý nghĩa câu 2: Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.
Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao:
* Điểm chung về nội dung:
- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả
- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa
- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị
* Đặc điểm nghệ thuật
- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu
- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình
Cho mình nha
Cụm từ thân em mở đầu bài thơ thể hiện sự ngợi ca, tự hào đối với người phụ nữ mà không phải than thân giống như trong các bài ca dao than thân
Mình chỉ biết vậy thui
Cụm từ "Thân em" mở đầu bài thơ "Bánh trôi nước" được chia làm 2 nghĩa :
Nghĩa 1 : nói đến ng phụ nữ trong bài thơ đẹp , Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng tình nghĩa sắc son của người phụ nữ. Thông cảm, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
Nghĩa 2 : Nói về vẻ đẹp bánh trôi nước, thật xinh xắn, hấp dẫn, màu trắng viên tròn, khi chín bánh nổi , khi chưa chín bánh chìm .
=> nghĩa quan trọng là nghĩa 1 vì nó là giá trị của bài thơ .
* giống nhau :
- đều than về chính bản thân , cuộc sống của mình .
- đều nói về cuộc đời của ng phụ nữ , ng nông dân trong xã hội xưa luôn phải lênh đênh chìm nổi
* khác nhau :
cụm từ " thân em " trong bài Bánh trôi nước cũng có ca ngợi về vẻ đẹp của ng phụ nữ và cần đc trân trọng trong xã hội phong kiên
Cụm từ " thân em" trong ca dao than thân thì chỉ nói đến cuộc đời của họ thôi !
..... P/s
Về nội dung:
● Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
● Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
● Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ
Về nghệ thuật:
● Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
● Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.