Hòa tan 115,3 gam hh gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500 ml dd H2SO4 loãng thì thu đc dd A và chất rắn B và 4,48 lít khí CO2 (đktc)
Đun cạn dd A thu đc 12,2 gam muối khan
Mặt khác đem nung chất rắn B đến khối lượng ko đổi thì thu đc 11,2 lít CO2 (đktc) và chất rắn C
a)Tính CM của dd H2SO4
b) Tính khối lượng của chất rắn B
c) Tìm R biết số mol RCO3 gấp 2,5 lần số mol MgCO3
a) PTHH.
MgCO3 + H2SO4 -> MgSO4 + H2O + CO2
a..............a................a...............a...........a (mol)
RCO3 + H2SO4 -> RSO4 + H2O + CO2
b...........b.................b..........b...........b (mol)
Theo bài ta có:
nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
=>nH2SO4 = nCO2 = 0,2 mol
=>CM dd H2SO4 = 0,2/0,5 = 0,4 M
b) Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mhai muối ban đầu + mH2SO4 = mmuối tan + B + mH2O + mCO2
⇔115,3 + 0,2. 98 = 12,2 + B + 0,2 . 18 + 0,2.44
⇔ 115,3 + 0,2. 98 - 12,2 - 0,2 . 18 - 0,2.44 = B
⇒B = 110 ,3 g
c)Nung chất rắn B cho 11,2 lít CO2
Theo bài có: nCO2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol
\(\Sigma_{CO2}\) = 0,2 + 0,5 = 0,7 mol = \(\Sigma sốmolmuối\)
Gọi số mol MgCO3 là x và số mol RCO3 là y
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=0,7\left(1\right)\\84x+\left(R+60\right)y=115,3\left(2\right)\end{matrix}\right.\)
Theo giả thiết nRCO3 gấp 2 lần số mol của MgCO3
Vậy y = 2,5 x ; thay vào (1) ta đc: 3,5 x = 0,7 => x= 0,2 mol
Thay vào (2) ta đc: y = 0,5 ml
Lại có:
84 . 0,2 + (R + 60) . 0,5 = 115,3
<=> 16,8 + 0,5R + 30 = 115,3 => R = 137
Vậy R là Bari