K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

thà chết vì tổ quốc (hy sinh ) còn hơn phải chịu hờn nhục từ kẻ thù .

Chết vinh còn hơn sống nhục nghĩa là gì? 

Trả lời :

Thà chết trong vinh quang , được mọi người ca tụng còn hơn là phải làm nô lệ cho lũ bè phái .

28 tháng 10 2021

1. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

2. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống nhục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

còn giấy rách phải giữ lấy lề thì mik chịu

chúc bạn học tốt

nhớ kích đúng cho mik nha

28 tháng 10 2021
Con người ta sống trên đời cần đến danh tiếng để làm gì, danh tiếng là cái gì mà khiến cho chúng ta chao đảo theo nó có những người còn bất chấp để đạt được nó để trở thành một kẻ hám danh. Suy cho cùng thì con người chúng ta muốn có danh tiếng vì muôn được sống một cách vinh quang. Trái ngược với vinh là nhục. Hai phạm trù ấy tưởng chừng tách rời nhau nhưng lại không phải thế, mặt khác nó còn gắn bó chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vinh có nghĩa là vinh quang, đó là trạng thái con người trở nên đẹp đẽ trước mắt mọi người, được mọi người yêu quý kính trọng. Nhục là chỉ một trạng thái, đó là sự nhục nhã. Sự nhục nhã, cảm giác nhục nhã chỉ đến với một người khi lòng tự trọng của người đó bị tổn thương, bị thử thách. Vậy vinh và nhục trong cuộc sống được biểu hiện như thế nào? Vinh và nhục đi liền với nhau như thành công và thất bại vậy chính vì thế hai phạm trù này cũng thường được nhắc đến cùng nhau. Nếu thất bại và thành công có câu “ thất bại là mẹ thành công” thì vinh và nhục có câu “ chết vinh còn hơn sống nhục”. vinh và nhục được thể hiện rất rõ trong cuộc sống. Đối với một người học sinh thì vinh là khi họ được những điểm mười, có thành tích học tập cao và đạo đức tốt. Còn nhục là những cậu học sinh cá biệt, học kém lại có nghịch tợn, dính vào những tệ nạn xã hội mà lại hư nữa. đó chính là biểu hiện của vinh nhục trong học đường. Đối với những người tri thức thì vinh nhục thể hiện còn rõ ràng hơn cả những cô câu học sinh. Vì khi đó người ta đã trưởng thành và rất mong muốn thành đạt vậy nên họ rất thích được vinh quang và không thích nhục nhã. Sự vinh quang của một nhà giáo là họ được cấp trên tin tưởng giao phó công việc giảng dạy những lớp có chất lượng cao, vinh quang khi được học sinh ai ai cũng muốn được học thầy cô đó. Đó chính là một sự vinh quang của họ. Còn nhục thì là bị khiển trách suốt ngày vì chất lượng dậy của bạn bị các học sinh và phụ huynh phàn nàn. Hay đối với một thương nhân vinh là khi họ buôn bán được, uy tín và chất lượng được các bạn trong giới đồng nghiệp tin cậy mến yêu, được lòng người tiêu dùng. Còn nhục khi bị chê trách buôn bán thô lỗ mà còn bị người ta trả lại hàng và mắng cho một trận té tát. Nói tóm lại mỗi ngành nghề nếu tốt mà được mọi người tin cậy, quý trọng thì đó là vinh, còn làm không ra gì bị khiển trách chê cười đó là nhục. Đó là cá nhân mỗi người còn đối với vận mệnh quốc gia thì nhục khi đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị những bọn xâm lược ấy bóc xương lột da ăn thịt bằng cách bóc lột thậm tệ. Một đất nước bị như thế mà không có bất cứ một hành động nào đấu tranh thì đó là chấp nhận sống nhục nhã. Nhưng khi họ đứng dậy để chiến đấu và chiến thắng thì đó là vinh. Lịch sử Việt Nam đã cho thấy nhân dân ta đã phải sống một cảnh nhục nhã như thế nào, nhất là nạn đói năm 1945. Nhưng nhân dân ta đứng dậy đấu tranh và chiến thắng vẻ vang. Vinh và nhục luôn đi liền với nhau, nói chung nói về vinh và nhục trong cuộc sống thì rất nhiều và cũng có nhiều luồng ý kiến. nhưng tóm lại một điều rằng khi bạn vượt lên được chính mình thì đó là vinh quang rồi. Trong cuộc đời mỗi con người ai chẳng có lúc này lúc nọ. Nó giống như câu “ sông có khúc, người có lúc” không ai nhục mãi, không ai vinh mai, ít nhất trong cuộc đời đều phải chịu nhục một lần. Chẳng thế mà như Bác Hồ của chúng ta vinh quang cả một dân tộc thế nhưng cũng có lúc bị nhục nhã chịu cảnh tù đày đó thôi. Chính vì thế mỗi chúng ta không thấy vinh mà vui mừng không lo nghĩ, không thấy nhục mà kêu than bất cần. Hãy luôn sống hết mình làm theo những chuẩn mực đạo đức là được.

       

26 tháng 4 2017

Chết / vinh, sống / nhục

+ Vinh: được kính trọng, đánh giá cao

+ nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ

26 tháng 4 2021

Chết đứng còn hơn sống...... quỳ.

Chết vinh còn hơn sống...... nhục.

Chết...... trong còn hơn sống đục.

Chết một đống còn hơn sống...... một mình.

tui said: " ko có j để điền vào được!!! "

29 tháng 4 2021

what????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

21 tháng 1 2019

Trong cuộc sống lòng tự trọng là một trong những khía cạnh mà con người đặc biệt quan tâm, chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, tạo nên nhiều giá trị cho bản thân ví như: “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, chết trong còn hơn sống đục, câu tục ngữ này mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, sống vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, sống luôn phải đúng quy chuẩn mà xã hội đề ra.

Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay, nó được xem như quy chuẩn sống của rất nhiều con người, nó là kim chỉ nan cho con người cố gắng phấn đấu và sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình. Cuộc sống con người luôn phải trải nghiệm và vượt qua nhiều điều có giá trị cho cuộc sống, con người cần phải vượt qua nhiều vật cản để đạt được giá trị, mục đích của mình trong cuộc sống.

Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn, nó để lại cho con người nhiều suy ngẫm trước những vấn đề của cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải tự nhìn nhận lại chính mình trong các mối quan hệ xã hội, sống trong ở đây được hiểu là sống đúng đắn, sống đúng với quy tắc chuẩn mực mà xã hội đề ra, biết sống đúng với chuẩn mực giá trị của cuộc sống.

Câu tục ngữ trên để lại cho con người nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống, nó là kim chỉ nan khuyên ngăn con người cần sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, luôn sống và đi đôi với những trải nghiệm từ thực tế, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, đem đến nhiều bài học có giá trị, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết cách sống đúng tiêu chuẩn mà xã hội quy định.

Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn đi liền với biết bao nhiêu giá trị ý nghĩa mà cuộc sống đề ra, sống trong sạch, thiên lương trong sáng, đúng đắn với mọi người, luôn thể hiện được bản chất của mình với cuộc sống, sống đúng đắn đó là những điều đem đến cho con người nhiều bài học có giá trị, ý nghĩa to lớn nhất trong cuộc sống của mình.

Mỗi con người chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mình, không nên vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm của mình, đúng như dân gian ta đã có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về vấn đề này như: “ chết vinh còn hơn sống nhục. Như chúng ta đều thấy anh hùng Võ Thị Sáu, dám hy sinh cuộc đời của mình, thà chết chứ không chịu bán đứng đất nước, trước sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng chị vẫn ngẩng cao đầu mình trước lý tưởng của cách mạng, luôn thể hiện đúng đắn được giá trị của cuộc sống, đúng đắn thể hiện mọi lý tưởng, kiên định trên con đường tương lai của mình.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải tự ý thức rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý, luôn sống đúng đắn, không chỉ rèn luyện về trí tuệ mà chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện về mặt đạo đức, thà sống chết trong vinh quang, còn hơn sống trong những nỗi tủi nhục, khổ cực.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức nhìn nhận lại chính mình trong cuộc đời của mình, luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình trước những vấn đề của cuộc sống, luôn kiên định trên con đường tri thức của mình. Không ngừng cải thiện bản thân, tu dưỡng và phát triển bản thân mình mỗi ngày, không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thà chết vinh còn hơn sống nhục. Câu nói trên đã khuyên ngăn mỗi chúng ta nên sống đúng đắn hơn trong cuộc đời của mình.

Bài làm

Câu tục ngữ " Chết vinh còn hơn sống nhục "

* Giải thích:

+ Chết vinh: là chết một cách vinh quang, trong sáng.

+ Sống nhục: là sống trong sự rẻ mạt, coi thường của thói đời, lặng lẽ âm thầm chịu đựng, sống cảnh tôi đời dù có đúng cũng không phản kháng, vơ về mình cái sự áp đặt của người đời! Nói tóm lại cách sống này thì không nên, nhưng vẫn cần lắm đấy! Bởi từ nhục nhã ta mới đi lên được kia mà bạn!

=> Câu tục ngữ " Chết vinh còn hơn sống nhục " có nghĩa là " Chết một cách vinh quang, trong sáng còn hơn sống trên đời rất nhục "

* Nghệ thuật: 

+ Đối lập: chết >< sống

                vinh >< nhục

# Chúc bạn học tốt #

20 tháng 12 2016

1. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

2. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống nhục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.

28 tháng 9 2021

từ vinh có nghĩa là vinh quang

vinh này là vinh quang nha bạn

14 tháng 11 2021

D