Hãy kể lại câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu ( ko chép mạng , tự suy nghĩ . Bạn nào sáng tạo nhất mk tk cho , thanks các bạn nhiều ).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình bạn là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, không kém phần diệu kì, trong cuộc sống không thể thiếu đi những người bạn, những người tuy xa lạ về huyết thống nhưng lại có những tương đồng về tính cách, về sở thích và lí tưởng… đó là những người bạn đồng hành cùng ta trên suốt quãng đường đời, là người sẻ chia, người dang tay giúp đỡ, ngồi bên lắng nghe mỗi khi ta có tâm sự. Cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi có những người bạn.
Trước đây, em không có những định nghĩa cụ thể nào về khái niệm tình bạn, tình bạn lúc ấy đối với em mà nói đơn giản chỉ là những người cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện. Nhưng khi đã trưởng thành hơn thì em bống hiểu ra sự thiêng liêng của khái niệm tình bạn, bởi tình bạn không chỉ đơn giản là một mối quan hệ xã hội giữa người với người mà đó còn là sợi dây gắn kết tình cảm, gắn bó những con người xa lạ trở nên thân thiết, thắt chặt mối đồng cảm, thương yêu giữa những con người ấy khiến cho mọi hành động quan tâm, chia sẻ đều trở nên chân thành và tự nhiên .Trong cuộc sống, ai cũng cần có những người bạn, đó là người bạn đồng hành, cũng là người tiếp cho ta những đông lực sống, động lực phấn đấu mỗi khi ta yếu đuối, gục ngã. Bạn bè là điều kì diệu tự nhiên nhất trong cuộc sống của con người, có được những người bạn là điều may mắn. Tìm được những người bạn hiểu mình thì đó là một điều diệu kì, đáng được trân trọng. Em cũng may mắn tìm được cho một người bạn thân thiết, người mà em có thể yên tâm dãi bày, sẻ chia mỗi khi có chuyện buồn trong học tập hay trong cuộc sống, người em có thể dựa vào khi em chán nản, gục ngã.
Người bạn mà em muốn nói đến, đó chính là Phương Anh- người bạn thân thiết nhất của em trong suốt những năm học cấp một cũng như cấp hai. Em và Phương Anh quen nhau khi vừa là những học sinh ngơ ngác bước chân vào lớp một. Em vẫn còn nhớ rất rõ lần gặp mặt đầu tiên ấy, đó là vào ngày khai giảng đầu tiên của đời học sinh, chúng em lúc ấy còn là những cô cậu học trò nhỏ rụt rè, tò mò về môi trường học tập mới nhưng cũng lo lắng, sợ hãi với những thứ quá sức mới lạ.
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Ở trường em có 1 bác bảo vệ,bác năm nay 76 tuổi,bác tên Sơn.Mọi người trong trường em rất quý bác.Bác nhà rất nghèo lại có con bị liệt nên bác phải là người trụ cột trong gia đình.Bác tuy nghèo nhưng nhân hậu và tốt bụng,nhiều lúc có nhiều người ở trường em cần 1 người giúp,bác ko ngần ngại đến gúp họ, em rất cảm kích những gì bác đã làm.Và em mong mọi điều may mắn sẽ đến với Bác
Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác người qua lại. Trời sáng dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. ở máy bên kia, bà cụ Loan đang hứng nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà run lẩy bẩy. Khi hứng nước xong định ra về, bà ngã xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ và một cái giường đơn. Em đỡ cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về nhà lấy một cái áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người cụ ấm dần và bà cụ từ từ mở mắt. Cụ không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khoẻ.
Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ và bảo em:
- Cháu ra máy nước mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tình hình bà cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.
Cô nói với bà em:
- Cháu cảm ơn cô nhiều, nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao!
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ:
- Bà ơi! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Thương người như thể thương thân mà cháu!
Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo : “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em : “Bà cảm ơn cháu ! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu ! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.
Những tấm gương người tốt, việc tốt luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta giúp cho cuộc đời thêm ấm áp và tươi đẹp hơn, Em được biết đến nhiều người có tấm lòng nhân hậu, luôn suy nghĩ và làm nhiều việc tốt đóng góp cho xã hội qua việc đọc sách báo, xem trên ti vi, Em nhớ nhất là câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh tám mươi tuổi nhà ở phố Hàng Bông, Hà Nội.
Bà Cao Thị Kim Doanh trước đây là một nhà giáo, nay bà đã cao tuổi và nghỉ hưu nhiều năm. Bà tuy bị bệnh ung thư đã mấy năm nhưng luôn là một người sống lạc quan, có tấm lòng nhân hậu với cộng đồng. Với con cháu bà luôn hết mực thương yêu, với bà con hàng xóm bà sống chan hòa, giản dị, chân thành nên mọi người ai cũng yêu quý.
Tuy tuổi đã cao, cũng không thực sự có điều kiện về kinh tế nhưng bà đã chọn việc làm giản dị và cần mẫn là hàng ngày đan những chiếc áo len để tặng cho trẻ em vùng cao có hoàn cành khó khăn. Bà chia sẻ với mọi người rằng: "Bác xem trên ti vi thấy các cháu ở vùng núi nghèo quá. Trời lạnh như này mà đầu trần, chân đất mặc mỗi cái áo mỏng. Bác nghĩ mình nghỉ hưu rồi cũng không bận gì nên quyết định đan áo cho trẻ con". Dù là áo đem tặng, nhưng những chiếc áo len được bà Doanh đan rất cẩn thận, bà gửi gắm vào đó tình yêu thương của mình đối với cộng đồng, với trẻ em vùng cao.
Cần mẫn từng mũi đan, mỗi tháng bà Doanh đan được ba chiếc áo, cứ như vậy một năm bà tặng cho trẻ em miền núi gần bốn mươi chiếc áo ấm. Công việc này bà làm đẫ hơn năm năm nhưng chưa một lần bà kể công sức và tiền bạc của mình. Bà luôn tâm niệm một điều "Mình sống được ngày nào thì làm được việc gì tốt ngày đó, bị bệnh không có nghĩa là không làm được việc tốt cho xã hội". Cứ như thế, những chiếc áo len giản dị đơn sơ mang hơi ấm tình yêu thương của bà lộng lẽ đến với trẻ em vùng cao.
Câu chuyện về bà Cao Thị Kim Doanh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Em đã cảm nhận bà giống như một bà tiên với tấm lòng nhân hậu vì luôn đem đến tình yêu thương và sự ấm áp cho trẻ em nghèo. Em rất yêu quý bà và sẽ học tập đức tính quý báu của bà.
THAM KHẢO
Ngay bên cạnh nhà em có một người phụ nữ sống độc thân một mình cô tên là Hồng Anh. Cô Hồng vốn là con gái của một gia đình giàu có nhưng ba mẹ không may qua đời để cô một mình trên thế gian với một căn biệt thự rộng lớn và nhiều tài sản có giá trị khác.
Cô Hồng là người tuy sống trong cảnh giàu có từ nhỏ nhưng lại có trái tim vô cùng nhân hậu. Cô thường yêu thương che chở cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Hiện tại cô đang nhận nuôi 5 người con nuôi, đều là những em bé lang thang cơ nhỡ được cô xin phép chính quyền địa phương mang về nhà mình chăm sóc và nhận làm con nuôi.
Cô Hồng còn đứng ra quyên góp tiền xây dựng cho ngôi chùa của làng em trở nên khang trang to đẹp hơn để khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa có chốn nghỉ chân, có nơi ăn chốn ở cho những cụ già lang thang cơ nhỡ. Cô Hồng đã xây dựng một quỹ tình thương nhằm duy trì hoạt động của quỹ này và kêu gọi mọi người ủng hộ.
Cô Hồng đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình vào việc chăm sóc những đứa cô nuôi. Ngoài thời gian làm việc tại công ty thì cô đều dành hết thời gian để chăm sóc các con của mình. Cho chúng ăn uống, rồi tắm giặt. Cô chăm sóc các con của mình vô cùng chu đáo thương yêu chúng như con ruột, toàn tâm toàn ý để nuôi dưỡng chúng tới mức quên đi hạnh phúc của cá nhân mình.
Em nhớ có lần người con trai út của cô bé Hoàng mới 5 tuổi bị sốt cao giữa đêm, rồi lên cơn co giật cô Hồng sợ quá một mình bế con chạy giữa đêm khuya tới bệnh viện gần nhất nơi em ở tới mức quên mang giày, làm chân cô bị chảy máu. Tới khi bé Hoàng qua cơn nguy kịch cô mới cảm thấy chân mình có gì ươn ướt hóa ra trong lúc cô Hồng chạy đã có mảnh thủy tinh chân cô nhưng cô vì lo lắng cho bé Hoàng mà quên đi cơn đau của mình, không màng gì tới sức khỏe của bản thân.
TL: Bạn có thể dựa vào bài của mình một tý chứ đừng có chép 100%
thế thì là cậu chỉ đạo à. việc gì phải làm cho câụ. caauh cứ như chúng mình rảnh lắm í . rảnh gì viết văn cho cậu
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào
Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.
Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?
Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.
– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.
Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.
Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.
Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.
Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.
– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.
Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.
Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.
Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.
Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.
Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.
Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.
Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.
Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.
Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.
Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.
Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.
Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.
Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.
Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.
Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào
Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.
Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?
Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.
– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.
Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.
Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.
Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.
Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.
– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.
Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.
Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.
Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.
Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.
Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.
Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.
Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.
Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.
Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.
Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.
Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.
Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.
Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.
Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.
mk nghĩa ra rồi mỗi tội dài quá mk k muốn viết
sorry bn nha -_-
vd về 1 chấu bé đưa cụ già qua đường chẳng hạn