"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng."
Từ "mặt trời" nào được dùng theo nghĩa gốc?Từ "mặt trời" nào được dùng theo nghĩa chuyển?Có thể coi "mặt trời" là 1 từ nhiều nghĩa được không ? vì sao?
Phân tích giá trị nghệ thuật của từ mặt trời.
Từ "mặt trời" trong câu thơ 1 dùng theo nghĩa gốc
Từ "mặt trời" trong câu thơ 2 dùng theo nghĩa chuyển
Không thể coi từ "mặt trời" là từ nhiều nghĩa. Đây là trường hợp không phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa Bác và mặt trời có những nét tương đồng.
Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh của mặt trời thiên nhiên, vũ trụ. Nó đem lại nguồn sống cho cỏ cây, vạn vật. Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ. Tác giả đã ngầm ví đứa con của mình là ánh sáng, là lẽ sống, là niềm tin, niềm hi vọng, là niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng của người mẹ như là ánh sáng của mặt trời đối với cây cối, vạn vật