Nêu suy nghĩ của anh chị về câu chuyện Người ăn xin
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.
Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.
Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?
Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Suy nghĩ từ câu chuyện Cái kén bướm :
-Từ quy luật trong tự nhiên, câu chuyện đề cập đến một quy luật xã hội: con người phải biết nỗ lực vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Đồng thời, câu chuyện còn nhắc nhở mỗi người: lòng tốt rất trọng nhưng nếu đặt lòng tốt không đúng lúc, đúng chỗ sẽ phản tác dụng
-Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Đó chính là dịp để con người trưởng thành, là tiền đề dẫn đến thành công.
-Sự giúp đỡ không đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến người khác mất cơ hội rèn luyện bản thân, không có kĩ năng đối mặt với những khó khăn.
-Cần phê phán lối sống dựa dẫm, thiếu nghị lực vươn lên.
- Mở bài:
Thanh niên là nguồn lực lao động mạnh mẽ của đất nước. Thanh niên cũng là lớp người sẽ thay thế các bậc cha anh làm chủ đất nước. Thế nhưng, trong thanh niên nước ta hiện nay, một số cá nhân chạy theo lối sống vật chất, ngày càng trở nên ích kỉ và vô cảm. Không những thế, hiện tượng vô cảm có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội. Lối sống vô cảm là một vấn đề nan giải trong xã hội nước ta ngày nay.
- Thân bài:
Vô cảm là không có cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Xét từ góc độ tâm lí, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội.
Sống vô cảm là lối sống vị kỉ thiếu cởi mở. Người vô cảm thiếu sự nhạy cảm đối với những vấn đề xã hội, của đất nước. Họ không quan tâm, không chia sẻ với những người xung quanh. Thậm chí vô tâm trước lợi ích của người khác, của cộng đồng, của đất nước.
* Những biểu hiện của lối sống vô cảm trong thanh niên ngày naySống vô cảm là lối sống khá phổ biến ở khắp mọi nơi, mọi giới, mọi lứa tuổi. Nhất là ở tầng lớp thanh niên.
Người có lối sống vô cảm thường bàng quan trước cái xấu, cái ác trong xã hội. Họ không phân biệt đúng – sai, phải trái. Họ cũng không dám tố cáo những hành vi sai trái, độc ác, gây tổn hại cho xã hội.
Người vô cảm khi thấy người khác gặp khó khăn hoạn nạn thường ngoảnh mặt làm ngơ. Thấy người đang trong nguy kịch họ cũng dửng dưng như không. Trên đường phố, khi người khác xảy ra tai nạn, người vô cảm thường chỉ biết đứng nhìn. Họ vì tò mò mà đến xem chứ không phải để hỗ trợ giúp đỡ người bi nạn.
Người vô cảm không những dửng dưng trước nổi đau của người khác mà còn không dám bảo vệ kẻ yếu thế. Họ không muốn liên lụy khi can thiệp hay hỗ trọ người khác. Đối với họ “an toàn là thượng sách”. Gặp người bị cướp trên đường, người vô cảm thường hay lánh đi. Thấy người khác làm việc sai trái hay phạm pháp, người vô cảm xem như không thấy. Họ luôn sống trong sợ hãi. chỉ biết lo an toàn cho bản thân, mặc kệ người khác.
Người vô cảm sống theo kiểu thực dụng chỉ biết “nhận” chứ không biết“cho”. Họ ít không biết nghĩ về người khác. Họ bất chấp thủ đoạn, dù biết là vi phạm pháp luật, thuần phong mĩ tục, để đạt được cái mà mình cần, mình muốn bằng mọi giá. Bởi thế, người vô cảm thường hay lợi dụng công việc, lợi dụng người khác để chuộc lợi riêng mình.
Người vô cảm luôn sống lạnh nhạt, thờ ơ với bạn bè, hàng xóm. Họ ngại giao tiếp, không muốn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Người vô cảm thiếu đoàn kết, yêu thương, không gắn bó với mọi người. Họ khép kín cuộc đời mình trong một thế giới riêng. Bởi le, họ sợ người khác phát hiện những sai trái của mình.
Người vô cảm không quan tâm đến những công việc chung của tập thể, của đất nước. Đối với họ, tập thể hay đất nước đều vô nghĩa. Chỉ có họ và lợi ích của họ là tồn tại.
* Nguyên nhân dẫn đến lối sống vô cảm:Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nó. Tư tưởng thực dụng đang ăn sâu, len lỏi vào trong đời sống của đại bộ phận các gia đình kể từ khi đất nước mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế. Cuộc cạnh tranh khốc liệt về việc làm và lợi ích khiến con người bất chấp thủ đoạn để đạt lấy lợi ích. Họ không quan tâm đến vấn đề tình cảm hay đạo đức nghề nghiệp. Bởi ai thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển di len. Ai thất bại sẽ gánh lấy nợ nần và nghèo khổ.
Dân số tăng nhanh, trong khi việc làm không đáp ứng được yêu cầu. Bởi thế, để tìm kiếm mọt việc làm ổn định, có thu nhập cao người ta không ngại ngần bêu xấu, hãm hại lẫn nhau.
Mặt khác, lối sống ích kỉ của người Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh “vô cảm” này. Người Việt vừa có lối sống cộng đồng cởi mở, lại vừa khép kín theo từng nhóm xã hội nhỏ. Nhóm này công kích nhóm kia nhằm giành lấy một lợi ích nào đó. Trước mặt thì niềm nở vui tươi vì tế nhị. Sau lưng thì xì xầm, chỉ trích vì không hài lòng hoặc đó kỵ.
Cách giáo dục con cái trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đén lối sống vô cảm của thanh niên ngyaf nay. Ngày càng có nhiều phụ huynh cưng chiều con quá mức cần thiết. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của con một cách vô điều kiện và thiếu suy nghĩ. Họ dạy con cái biết đề phòng và tránh xa cái xấu, cái ác. Nhưng lại không dạy con cái biết chia sẻ, quan tâm và sống có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Con cái tiếp nhận một chiều bởi thế ngày càng ích kỉ, vô tâm hơn.
Phần lớn các bậc cha mẹ bận rộn với công việc, không thường xuyên quan tâm giáo dục con cái. Thậm chí, có gia đình còn ỷ thách con cái cho người khác chăm sóc và giáo dục. Xã hội nảy sinh quá nhiều vấn đề hệ trọng như tệ nạn xã hội, ma túy, trộm cướp, tham nhũng,… không còn thời gian quan tâm đến sự phát triển tâm lí và hành vi của giới trẻ.
Thanh niên ngày nay ít được trang bị kĩ năng sống đầy đủ và cần thiết. Nội dung giáo dục trong nhà trường nặng về rèn luyện tri thức và kĩ năng nghề nghiệp. Chương trình giáo dục ít quan tâm đến văn hóa ứng xử và đạo đức đời thường. Đặc biệt là kĩ năng sống thân thiện, giàu tình yeu thương và năng lực kết nối cộng đồng. Phương pháp giáo dục nặng về những bài học đạo đức khô khan, thiếu thực tiễn. Vai trò của Đoàn, Đội còn nhiều bất cập, chưa đổi mới và chưa có sức hút các lực lượng thanh niên tham gia vào công tác đoàn thể.
Do chính cách sống vô cảm của người lớn đã ảnh hưởng đến tính cách người trẻ. Ở nhà, nếu nghe cha mẹ nói chuyện, cư xử với những người khác theo kiểu thực dụng thì những đứa con cũng có cách sống thực dụng. Khi chơi với bạn, chúng sẽ tính toán xem mình được lợi gì. Ở trường, nếu có học sinh bị bạn bè ức hiếp, tẩy chay nhưng giáo viên không hề quan tâm, giúp đỡ, thì các em sẽ dần mất đi sự rung cảm trước mọi việc và thiếu lòng nhân.
Một phần rất lớn xuất phát từ bản thân thanh niên. Họ thiếu năng động trong việc tiếp cận và tieps nhận các giá trị nhân văn trong xã hội. Họ lười biếng và ỷ lại gia đình. Trước cuộc sống tiện nghi, họ đua đòi, chạy theo lối sống thời thượng, không lo bồi dưỡng nhân cách, đạo đức. Họ thích giải trí tầm thường, không quan tâm đến nghệ thuật. Đặc biệt là loại hình nghệ thuật có tính giáo dục cao.
Họ cũng chê bai các giá trị truyền thống, xem đó là lạc hậu, lỗi thời. Họ tiếp nhận và tôn vinh các giá trị văn hóa lệch lạc, tầm thường. Họ thần tượng những nhân vật mang tính giải trí nhất thời. Từ đó đạo đức bị suy thoái trầm trọng, lệch lạc cả trong suy nghĩ và hành động.
* Hậu quả của lối sống vô cảmNgười sống vô cảm sẽ bị mọi người xem thường, xa lánh. Từ đó dẫn đến sống cô đơn, dễ bi quan, thiếu sức mạnh tinh thần để vượt lên trong cuộc sống. Sự vô cảm giết chết nhân cách và lý tương của con người.
Nhiều người sống vô cảm, cuộc sống sẽ thiếu tình thương, thiếu thân thiện. Chất lượng sống sẽ giảm sút, truyền thống đạo đức của dân tộc sẽ bị bào mòn.
Lối sống vô cảm không phù hợp với xu thế sống hiện nay. Vì muốn thành công phải biết hợp tác, biết chia sẻ.
* Giải pháp khắc phục lối sống vô cảm:Tạo một môi trường sống giàu tình yêu thương. Những người trong gia đình cần yêu thương nhau để thể hiện tình thương đó một cách chuẩn mực. Cha mẹ mẫu mực, con cái sẽ học hỏi và noi theo. Không chỉ là tấm gương tốt, người lớn trong nhà cần thường xuyên giáo dục tình thương cho trẻ bằng những việc hết sức cụ thể. Chẳng hạn như giúp đỡ người thiệt thòi, dẫn trẻ đến thăm trại mồ côi, mua vé số ủng hộ người khuyết tật mưu sinh…
Nhà trường cần chủ động tạo điều kiện để trẻ tham gia lao động công ích, hoạt động xã hội, tham gia dã ngoại và các hoạt đọng ngoài trường học. Qua đó kết tình đồng đội, hình thành ý thức cộng động, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên,…
Những cách nghĩ, thái độ, hành vi vì cộng đồng cần được tuyên dương công khai, và những cách hành xử ngược lại phải bị phê phán. Thầy cô giáo không chỉ là người dạy mà còn phải thật sự sống cảm xúc để làm gương cho học sinh của mình.
Xã hội nên quan tâm nhiều cho một người nhiều tin tưởng và đáng tin cậy để có lời khuyên hữu ích.
* Bài học:
– Ra sức học tập tri thức, rèn luyên nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích. Tích cực đem sức mình xây dựng hạnh phúc bản thân, đóng góp phát triển đất nước.
– Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để hòa nhập với cuộc sống chung của xã hội. Biết cảm đồng cảm, chia sẻ với những buồn vui của người khác.
– Lấy tình thương làm lẽ sống, nâng cao lý tưởng sống vì công đồng, vì đất nước. Sống trong yêu thương sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực.
- Kết bài:
Sống vô cảm là lối sống ích kỉ, lệch lạc và nguy hại. Cần phải xây dựng một lối sống hài hà, giàu lòng yêu thương, gắn kết bản thân với cộng đồng. Mỗi cá nhân sống tốt đẹp sẽ làm nên một xã hội tốt đẹp. Không có gì có thể gắn kết con người lại với nhau tốt hơn tình yêu thương giữa người và người trong thế giới này.
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.
Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.
Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
nam:nghĩ tiêu cực cho mọi ng
bình nghĩ theo hương tích cực . bít điều chỉnh mình
tình huống 2
tính cách: thương người , có lòng nhân đạo , bít chia sẻ vs người khác
hành động :cao cả , yêu thương
Tham khảo!
- Khoe khoang là một thói quen xấu, tuy không gây hại cho người khác nhưng để lại những ấn tượng không tốt trong mắt người đối diện. ... - Cần sống giản dị, khiêm nhường, tài năng và giá trị của con người được khẳng định qua những hành động cụ thể chứ không phải những lời khoe khoang sáo rỗng, vô vị.
Tham khảo :
Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.
Trong kho tàng văn học thế giới, có biết bao thiên tiểu thuyết đồ sộ. Bên cạnh đó, còn có những mẩu truyện rất ngắn, nhẹ nhàng, nhưng ý nghĩa của nó cũng không kém những thiên truyện kếch xù khác. Truyện Người ăn xin là một trong những truyện ngắn như vậy. Đây là một mẫu truyện ngắn với bức thông điệp về lòng nhân ái giữa con người với con người. Mẫu chuyện xoay quanh câu chuyện của một người ăn xin già đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.
Mẫu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép truyền đi thông điệp về lòng nhân ái, sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống này. Đó không phải là sự sẻ chia về vật chất, mà hơn hết, đó là sự chia sẻ, cảm thông là sự yêu thương, là sự đồng cảm với nhau về mặt tinh thần.
Câu chuyện chỉ có hai nhân vật: người ăn xin đã già và một cậu bé. Người ăn xin được tác giả miêu tả là một người đã già với “đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Như vậy, chúng ta thấy, đây không phải là một người ăn xin bình thường. Đây là một ông lão có hoàn cảnh đặc biệt, vô cùng khắc khổ. Tác giả không nói nhiều về hoàn cảnh của ông, mà thông qua việc miêu tả về ngoại hình, về sức khỏe và về cách ăn mặc, chúng ta biết được hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin. Chắc hẳn, đã nhiều ngày người ăn xin chưa được miếng gì vào bụng, thì đôi môi ông mới tái nhợt như thế. Chắc hẳn rằng, đã lâu lắm rồi ông không xin được bộ quần áo tử tế nào để khoác lên người để che cho mình khỏi cái nắng, cái gió.
Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin trông thật đáng thương, bởi vậy, cậu bé đã “lục hết túi này đến túi kia” để mong kiếm được một cái gì đó cho người ăn xin. Vậy nhưng, “không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết“. Và cuối cùng, cậu đã phải trả lời ông lão với vẻ thất vọng và có lỗi: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!“. Câu trả lời của cậu cùng hành động nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của người ăn xin quả thực đã khiến cho người đọc thấm ấp áp vô cùng. Và chăc chắn, khi thấy hành động cùng lời xin lỗi đó, người ăn xin đã cảm động biết bao. Qua cử chỉ, lời nói, hành động ấy, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, sự mong muốn sử chia xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của cậu bé để rồi một nụ nười móm mém nở trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của người ăn xin.
Chắc hẳn rằng, nếu như, cậu bé có một cái gì trong túi, đồng xu hay bất kì một thứ nào đó, thì cậu hẳn sẽ cho hết ông lão mà không giữ lại bất cứ thứ gì cho mình. Thế nhưng, nhà văn đã tạo ra tình huống không có một cái gì cả. Thế nhưng không có mà lại có, không có vật chất nhưng có tình cảm, có tấm lòng. Người đọc thấy được khát khao muốn được “cho” muốn được chia sẻ của cậu bé là rất chân thành. Người đọc còn cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến của người “nhận” khi mà món quà được nhận lớn hơn tiền bạc, vật chất, đó là sự sẻ chia. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật “cho” và “nhận”. Khi cậu bé “cho” ông lão sự cảm thông cũng là lcú cậu nhận được niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những hoàn cảnh khóa khăn, cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu hoàn cảnh đáng thương của người ăn xin, đã làm cho người ăn xin cảm thấy ấm áp. Và chính lòng nhân ái của cậu đã cho cậu cũng nhận được một cái gì đó. Cuối truyện Tuốc-ghê-nhép viết: “Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông“. Mặc dù người đọc không biết điều mà cậu bé nhận lại được từ người ăn xin là gì. Nhưng chắc chắn chúng ta biết, cậu nhận lại được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng của mình. Khi người ăn xin nói: “Cháu ơi ! Cảm ơn cháu ! Như vạy là cháu đã cho lão rồi“, chúng ta biết người ăn xin đã cảm thấu được tấm lòng nhân ái bao la của cậu bé. Và chính sự thấu hiểu đó, đã khiến cậu bé bớt đi sự ăn năn lúc đầu vì không có bất cứ thứ vật chất nào để chia sẻ với người ăn xin.
Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ, chia sẻ. Thế nhưng, cũng thật đáng buồn, đáng phê phán thay vì vẫn còn có những người thờ ơi, vô cảm trước hoàn cảnh của người khác. Con người dường như ích kỉ hơn, họ sống chỉ nghĩ đến bản thân mình mà quên đi đồng loại. Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là một hồi chuông cảnh báo cho thái độ sống, cách sống, cách đối xử giữa con người với nhau trong một cộng đồng, một xã hội. Câu chuyện đã để lại cho người đọc bài học ý nghĩa, sâu sắc.
[ tham khảo nha bn]“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.
Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.
Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?
Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.