Phân phối chương trình Ngữ Văn 6 THCS
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" nha:")
Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!
✿TLam☕
Tùy bút Một thức quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam). Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
Đáp án cần chọn là: B
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
2. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt
3. Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi
4. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
...
Tác phẩm: Nói với Con - Tác giả: Y Phương
Tác phẩm: Lão hạc - Tác giả: Nam Cao
Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể
- Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.
+ Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội
- Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
- Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống
- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người
- Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…
Khung phân phối chương trình
LỚP 6
Cả năm: 35 tuần x 4 tiết/tuần = 140 tiết.
Học kì I: 18 tuần x 4 tiết/tuần = 72 tiết.
Học kì II: 17 tuần x 4 tiết/tuần = 68 tiết.
HỌC KÌ I
Tuần 1
Bài 1 (Tiết 1 đến tiết 4):
Con Rồng cháu Tiên;
Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng bánh giầy;
Từ và cấu tạo từ tiếng Việt;
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Tuần 2
Bài 2 (Tiết 5 đến tiết 8):
Thánh Gióng;
Từ mượn;
Tìm hiểu chung về văn tự sự.
Tuần 3
Bài 3 (Tiết 9 đến tiết 12):
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;
Nghĩa của từ;
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Tuần 4
Bài 4 (Tiết 13 đến tiết 16):
Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm;
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự;
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Tuần 5
Bài 5 (Tiết 17 đến tiết 20):
Viết bài Tập làm văn số 1;
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
Lời văn, đoạn văn tự sự.
Tuần 6
Bài 6 (Tiết 21 đến tiết 24):
Thạch Sanh;
Chữa lỗi dùng từ;
Trả bài Tập làm văn số 1.
Tuần 7
Bài 7 (Tiết 25 đến tiết 28):
Em bé thông minh;
Chữa lỗi dùng từ (tiếp);
Kiểm tra Văn.
Tuần 8
Bài 7, 8 (Tiết 29 đến tiết 32):
Luyện nói kể chuyện;
Cây bút thần;
Danh từ.
Tuần 9
Bài 8, 9 (Tiết 33 đến tiết 36):
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự;
Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng;
Thứ tự kể trong văn tự sự.
Tuần 10
Bài 9, 10 (Tiết 37 đến tiết 40):
Viết bài Tập làm văn số 2;
Ếch ngồi đáy giếng;
Thầy bói xem voi.
Tuần 11
Bài 10, 11 (Tiết 41 đến tiết 44):
Danh từ (tiếp);
Trả bài kiểm tra Văn;
Luyện nói kể chuyện;
Cụm danh từ.
Tuần 12
Bài 11 (Tiết 45 đến tiết 48):
Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;
Kiểm tra Tiếng Việt;
Trả bài Tập làm văn số 2;
Luyện tập xây dựng bài tự sự- Kể chuyện đời thường.
Tuần 13
Bài 12 (Tiết 49 đến tiết 52):
Viết bài Tập làm văn số 3;
Treo biển;
Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới;
Số từ và lượng từ.
Tuần 14
Bài 12, 13 (Tiết 53 đến tiết 56):
Kể chuyện tưởng tượng;
Ôn tập truyện dân gian;
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 15
Bài 13, 14 (Tiết 57 đến tiết 60):
Chỉ từ;
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng;
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa;
Động từ.
Tuần 16
Bài 14, 15 (Tiết 61 đến tiết 64):
Cụm động từ;
Mẹ hiền dạy con;
Tính từ và cụm tính từ;
Trả bài Tập làm văn số 3.
Tuần 17
Bài 15, 16 (Tiết 65 đến tiết 68):
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;
Ôn tập tiếng Việt;
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
Tuần 18
Bài 16, 17 (Tiết 69 đến tiết 72):
Chương trình Ngữ văn địa phương;
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện;
Trả bài kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Tuần 19
Bài 18 (Tiết 73 đến tiết 76):
Bài học đường đời đầu tiên;
Phó từ;
Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Tuần 20
Bài 19 (Tiết 77 đến tiết 80):
Sông nước Cà Mau;
So sánh;
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Tuần 21
Bài 20 (Tiết 81 đến tiết 84):
Bức tranh của em gái tôi;
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Tuần 22
Bài 21 (Tiết 85 đến tiết 88):
Vượt thác;
So sánh (tiếp);
Chương trình địa phương Tiếng Việt;
Phương pháp tả cảnh;
Viết bài Tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà).
Tuần 23
Bài 22 (Tiết 89 đến tiết 92):
Buổi học cuối cùng;
Nhân hoá;
Phương pháp tả người.
Tuần 24
Bài 23 (Tiết 93 đến tiết 96):
Đêm nay Bác không ngủ;
Ẩn dụ;
Luyện nói về văn miêu tả.
Tuần 25
Bài 24 (Tiết 97 đến tiết 100):
Kiểm tra Văn;
Trả bài Tập làm văn tả cảnh viết ở nhà;
Lượm;
Hướng dẫn đọc thêm: Mưa.
Tuần 26
Bài 24, 25 (Tiết 101 đến tiết 104):
Hoán dụ;
Tập làm thơ bốn chữ;
Cô Tô.
Tuần 27
Bài 25, 26 (Tiết 105 đến tiết 108):
Viết bài Tập làm văn tả người;
Các thành phần chính của câu;
Thi làm thơ 5 chữ.
Tuần 28
Bài 26, 27 (Tiết 109 đến tiết 112):
Cây tre Việt Nam;
Câu trần thuật đơn;
Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước;
Câu trần thuật đơn có từ là.
Tuần 29
Bài 27 (Tiết 113 đến 116):
Lao xao;
Kiểm tra Tiếng Việt;
Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn tả người.
Tuần 30
Bài 28, 29 (Tiết 117 đến tiết 120):
Ôn tập truyện và kí;
Câu trần thuật đơn không có từ là;
Ôn tập văn miêu tả;
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
Tuần 31
Bài 28, 29 (Tiết 121 đến tiết 124):
Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo;
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử;
Viết đơn.
Tuần 32
Bài 30 (Tiết 125 đến tiết 128):
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp);
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
Tuần 33
Bài 31, 32 (Tiết 129 đến tiết 132):
Động Phong Nha;
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than);
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy);
Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo, trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 34
Bài 32, 33, 34 (Tiết 133 đến tiết 136):
Tổng kết phần Văn và Tập làm văn;
Tổng kết phần Tiếng Việt;
Ôn tập tổng hợp.
Tuần 35
Bài 33, 34 (Tiết 137 đến tiết 140):
Kiểm tra tổng hợp cuối năm;
Chương trình Ngữ văn địa phương