K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.

Thấy vậy đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Thời ấy ở Thanh Hoá có chàng trai tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, chàng trai nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, thấy thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi bèn cầm lên xem thây có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.

8 tháng 9 2018

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:

- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!

Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.

Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:

- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.

Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.

8 tháng 9 2018

Bn vào đây nhé :

Câu hỏi của nguyễn thị ngọc khánh - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

Hok tốt .

# EllyNguyen #

8 tháng 9 2018

Vua Hùng thứ 18 có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào thật xứng đáng.

Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị thần cùng xuất hiện tại cung điện và xin cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Một người tự xưng là Thủy Tinh có phép lạ như dâng nước, hô mây, gọi gió, nổi sóng, gây mưa… Vua Hùng băn khoăn ngẫm nghĩ, rồi phán: “Cả hai thần rất tài giỏi, thật vừa ý ta. Nhưng… ta chỉ có một ái nữ, biết gã cho thần nào? Thôi thì ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước, ta khắc cho làm rê và cưới con gái ta…

Mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước mang theo voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, kèm theo một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng… Vua Hùng vui vẻ nhận lễ, rồi cho phép Sơn Tinh làm lễ cưới, rước Mị Nương về núi.

Thủy Tinh chậm chân đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận. Thần lập tức hô mưa, gọi gió, giông bão mịt mù, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, quyết giành lại người đẹp. Cả một vùng Phong Châu rộng lớn chìm trong biển nước. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép nâng núi lên cao bấy nhiêu. Hai bên kịch chiến suốt ngày đêm. Núi Tản Viên, sông Đà trở thành bãi chiến trường ác liệt, cây đổ, đất đá ngổn ngang, xác ba ba, thuồng luồng, rắn rết bị; giết chết nổi đầy sông. Đánh mãi không được, Thủy Tinh hậm hực rút quân về.

Từ đó, Thủy Tinh ôm mối hận thù khôn nguôi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 tháng 8 âm lịch, Thủy Tinh lại đem quân đánh Sơn Tinh để rửa hận, gây ra cảnh mưa gió, bão lụt khắp nơi…

Vì thế, dân gian vẫn lưu truyền câu hát:

“Núi cao sông hãy cồn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”.

8 tháng 9 2018

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

20 tháng 9 2016

Tóm tắt:

- Giặc Minh ách đô hộ nước Nam.

- Nghĩa quân ta buổi đầu còn yếu bị thua.

- Đức Long Quân cho quân Lam Sơn mượn gươm.

- Lê Thận thả lưới ba lần thu gươm.

- Lê Lợi thấy chuôi gươm trên ngọn đa.

- Hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân chiến thắng giặc Minh.

- Sau khi thắng giặc, Lê Lợi lên làm vua, rùa vàng lên đòi gươm.

- Lê Lợi trao gươm \(\Rightarrow\) Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

20 tháng 9 2016
 

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.


 

Trong truyện SỰ TÍCH HỒ GƯƠM em thích nhất chi tiết chú rùa ngoi lên từ mặt nước và xin Vua trả lại cho Long Vương cây gươm . Vì chú rùa không những không sợ người mà chú đã dũng cảm tâu với Vua trả lại Gươm.

7 tháng 8 2018

Mình thik lúc rùa Kim Quy lên thuyện đòi lại kiếm

k cho mình nghen

7 tháng 10 2017

        Ngày xửa, ngày xưa, ở xã Nam Mẫu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin không rõ từ đâu tới. Bà cụ gầy còm, lở loét như người bị bệnh phong. Đi tới đâu, bà cũng thều thào mấy tiếng nghe thật tội nghiệp:

       “ Đói! Đói lắm các ông ơi, các bà ơi !” Thế mà bà đi đến đâu, mọi người cũng đều lảng tránh bà, thậm chí bà còn xua đuổi nữa.

      Thật may cho bà cụ. Bà gặp được hai mẹ con một bà góa đi chợ về. Thấy bà cụ tội nghiệp quá, hai mẹ con đưa bà về lấy cơm nguội cho ăn rồi xếp chỗ ngủ cho bà cụ.

       Đêm hôm ấy, hai mẹ con thấy chỗ bà cụ nằm bỗng sáng rực lên. Một con giao long to lớn nằm cuộn mình ở đấy. Cả hai rụng rời kinh hãi đành nằm im không động đậy, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, chỗ nằm vẫn là bà cụ gầy còm, còn giao long thì đã biến mất. Bà cụ sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt hai mẹ con, bà cụ nói: “Vùng này sắp có một trận lụt lớn, ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “ Vậy dân làng sẽ chết hết, làm sao để cứu họ, hở cụ?”. Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra rồi đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện.” Nói rồi, bà cụ biến mất.

         Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên kèm theo một tiếng nổ long trời lở đất. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà dâng cao bấy nhiêu. Thấy cảnh dân làng bị nước lũ cuốn trôi, hai mẹ con rất đau đớn, xót xa. Chợt nhớ đến hai mảnh vỏ trấu bà cụ đưa cho, hai mẹ con liền lấy ra thả xuống nước. Kỳ lạ thay, hai mảnh vỏ trâu bỗng hóa thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con mừng quá, vội lên thuyền chèo đi khắp nơi cứu người bị nạn. .

         Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành cái hồ lớn mà ngày nay ta gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà của hai mẹ con bà góa trở thành một hòn đảo nhỏ và được gọi là hòn Bà Góa. 
 

7 tháng 10 2017

Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"

Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn

Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.

Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

25 tháng 9 2018

Trả lời:

Truyện Sự Tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lượcdo Lê Lợi lãnh đạo vào dâud thế kỉ XV( thế kỉ 15 ). Truyện giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, đồng thời thể hiênh khát vọng hòa bình của dân tộc.

25 tháng 9 2018

bài này cop mạng mà.

nếu đã cop thì bạn nên có dòng chữ '' tham khảo nhé'' hoặc đại loại thuộc kiểu tham khảo chứ

14 tháng 3 2018

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.



 

14 tháng 3 2018

Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.

Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác.

Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống.

Uống xong, cụ già bảo:

- Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin:

- Con xin bà tha lỗi cho con!

Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra.

Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng:

- Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống!

Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng:

- Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không?

Cô ta vừa đáp:

- Mẹ ạ!

Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét:

- Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi:

- Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời:

- Em bị bà chủ đánh...

Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết.

Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.