Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.
Thấy vậy đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Thời ấy ở Thanh Hoá có chàng trai tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, chàng trai nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, thấy thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi bèn cầm lên xem thây có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.
Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!
Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.
Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:
- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!
Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.
Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:
- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!
Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.
Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:
- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.
Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.
a. Trong truyện, thanh gươm thần tỏa sáng 3 lần:
- Lần 1: Thanh Gươm thần phát sáng trong căn lều của nhà người lính gia nhập nghĩa quân Lam Sơn là Lê Thận. Khi Lê Lợi đến thăm Lê Thận thì lưỡi gươm phát sáng.
- Lần 2: Trong một lần rút lui, Lê Lợi thấy có ánh sáng xanh trên núi. Tiến lại gần thì đó là chuôi gươm. Tra lưỡi gươm kia vào chuôi gươm thì thấy vừa khít. Nhờ có thanh gươm thần mà nghĩa quân đánh thắng giặc Minh.
- Lần 3: Khi nước nhà độc lập, Lê Lợi trong lần du ngoạn ở hồ Tả Vọng đã gặp Rùa Vàng, Rùa Vàng nổi lên để lấy lại thanh gươm báu. Thanh gươm cùng Rùa Vàng đã lặn sâu dưới hồ nhưng người ta vẫn còn thấy ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
b. Ý nghĩa:
- Lần 1: Lê Thận, người dân tìm thấy lưỡi gươm dưới nước.
- Lần 2: Lê Lợi, vị lãnh tụ nghĩa quân tìm thấy chuôi gươm ở trên núi.
=> 2 chi tiết nói về quá trình tìm thấy và sự hiệu nghiệm của gươm thần cũng giống như việc nghĩa quân Lam Sơn dành được thắng lợi là nhờ biết hợp nhất sức mạnh của toàn dân, giữa miền ngược và miền xuôi, giữa lãnh tụ và nhân dân, giữa sự đoàn kết và trí tuệ.
- Lần 3: Việc trả lại gươm thần và ánh sáng xanh lặn xuống hồ cho thấy việc gươm thần đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đã phò trợ nghĩa quân đến ngày toàn thắng. Ánh sáng xanh lặn xuống hồ cùng Rùa Vàng cũng chứng tỏ nếu nước nhà có cơn nguy biến, nhất định thần linh sẽ lại hiển linh để giúp đỡ và dẫn dắt nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.
NOI LEN DAT NUOC TA RONG LON VA NHAN DAN TA DU O NOI DAU VAN LUON DOAN KET VA YEU THUONG NHAU
\ gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình.
Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao.
Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Tóm tắt:
- Giặc Minh ách đô hộ nước Nam.
- Nghĩa quân ta buổi đầu còn yếu bị thua.
- Đức Long Quân cho quân Lam Sơn mượn gươm.
- Lê Thận thả lưới ba lần thu gươm.
- Lê Lợi thấy chuôi gươm trên ngọn đa.
- Hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân chiến thắng giặc Minh.
- Sau khi thắng giặc, Lê Lợi lên làm vua, rùa vàng lên đòi gươm.
- Lê Lợi trao gươm \(\Rightarrow\) Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân.
Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp.
Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân.
Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết:
"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cõi một nhà
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào "
(Nguyễn Trãi)
Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo".
Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp
Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân.
Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp.
Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân.
Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết:
"Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cõi một nhà
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào "
(Nguyễn Trãi)
Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo".
Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp
Tham khảo nha bn ^^
Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh
Câu chuyện cổ tích các em vừa học Em bé thông minh đề cao phẩm chất, sự thông minh và trí tuệ của con người, ở đây tác giả nói về cậu bé là đại diện cho người lao động nghèo. Trí thông minh không đơn giản mà có, điều đó được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất của những người lao động nghèo.
Truyện Em bé thông minh còn mang lại tiếng cười hồn nhiên vui vẻ cho những người đọc. Thông qua các tình huống bất ngờ mà nhà vừa tạo ra, truyện đã mang lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị và cũng đầy bổ ích.
Truyện cổ tích này cũng thể hiện lòng yêu mến, trân trọng những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội, đồng thời khẳng định rằng trí khôn con người và sự thông minh là vô giá ! Ai trong chúng ta cũng phải luôn luôn rèn luyện trí thông minh.
kỂ TÓM TẮT :
Để tìm kiếm người tài giỏi trong thiên hạ một nhà vua đã sai viên quan đi khắp nơi và đưa ra các câu hỏi hóc búa để thử tài nhưng vẫn chưa tìm ra người nào tài giỏi.
Đến cánh đồng thấy hai cha con đang dùng trâu cày đất, viên quan hỏi trâu cày một ngày mấy đường. Cha chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé trả lời: nếu như quan trả lời ngựa một ngày đi được bao nhiêu bước thì sẽ cho quan biết trâu cày một ngày được mấy đường. Quan nghe vậy sửng sốt và khẳng định đây là nhân tài,chạy vội về tâu với vua.
Vua thử tài bằng cách bán 3 thùng gạo nếp và 3 con trâu đực dặn nuôi để trong 1 năm ba con trâu đẻ thành chín con. Ai nấy đều lo lắng nhưng cậu bé cứ nói lấy gạo nếp và giết trâu để ăn, còn một phần làm lộ phí cho hai cha con vào kinh. Cậu bé đã chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu đực không thể đẻ.
Nhà vua tiếp tục thử tài cậu bé bằng cách ra lệnh từ một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé đưa cây kim và nói rằng rèn thành con dao để xẻ thịt chim.
Bây giờ thế lực ngoại bang đe dọa xâm lược, cho người sang thử tài. Cho một vỏ con ốc vặn dài và làm sao để xâu sợi chỉ xuyên qua con ốc đó. Cậu bé nghĩ ra cách lấy con kiến càng buộc chỉ ngang lưng, bên kia thì bôi mỡ để dẫn dụ kiến bò sang. Sợi chỉ được xuyên qua con ốc trong sự ngỡ ngàng, thán phục của sứ giả.
Vua ban thưởng hậu hĩnh cho cậu bé, phong làm trạng nguyên và có việc gì khó cũng đều hỏi ý kiến của cậu bé.
Ý NGHĨA
Đề cao phẩm chất, sự thông minh và trí tuệ của con người, ở đây tác giả nói về cậu bé là đại diện cho người lao động nghèo. Trí thông minh không đơn giản mà có, điều đó được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất của những người lao động nghèo.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Trong truyện SỰ TÍCH HỒ GƯƠM em thích nhất chi tiết chú rùa ngoi lên từ mặt nước và xin Vua trả lại cho Long Vương cây gươm . Vì chú rùa không những không sợ người mà chú đã dũng cảm tâu với Vua trả lại Gươm.
Mình thik lúc rùa Kim Quy lên thuyện đòi lại kiếm
k cho mình nghen
Trả lời:
Truyện Sự Tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lượcdo Lê Lợi lãnh đạo vào dâud thế kỉ XV( thế kỉ 15 ). Truyện giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, đồng thời thể hiênh khát vọng hòa bình của dân tộc.
bài này cop mạng mà.
nếu đã cop thì bạn nên có dòng chữ '' tham khảo nhé'' hoặc đại loại thuộc kiểu tham khảo chứ