Dân số là gì ? Nguồn lao động dân số là gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Dân số, nguồn lao động - Dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ơ một thời điểm nhát định. - Đế biêt được dân sô', nguồn lao dộng của một địa phương, một nước..., cần phải điều tra dân số. - Dân số thường được biểu hiện bằng tháp tuổi (tháp dân số).
Tháp tuổi cho ta biết: - Kết cấu theo độ tuổi của dân số: bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi. - Kết cấu theo giới tính của dân số: bao nhiêu nam, nừ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.
Việt Nam là nước đông dân vì:
- Số dân lớn (hơn 84,1 triệu người năm 2006).
- Đứng thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Dân số đông ảnh hưởng đến nguồn lao động nước ta là:
- Nguồn lao động dồi dào.
- Là cơ sở để tăng thêm nguồn lao động nước ta (mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động).
Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 84 156 nghìn người (năm 2006). Về số dân, nước ta đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông lại là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước
Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế- xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng này
Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu. Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội ở quê hương
* Nước ta muốn giảm được tỉ lệ giă tăng dân số tự nhiên; sử dụng hợp lý nguồn lao động của cả nước thì phải thực hiện triệt
để chính sách dân số và chính sách này gồm 2 nội dung chính sau: đó là thực hiện triệt để sinh đẻ có KH và tiến hành phân bố lại
dân số và lao động trên địa bàn cả nước một cách hợp lý.
- Thực hiện triệt để sinh đẻ có KH được coi là chính sách dân số quan trọng nhất gồm những mục tiêu chính sau:
+ Phấn đấu ở cả nước đạt tỉ lệ giă tăng dân số tự nhiên giảm xuống 1,7%/năm trước 2000 và tiếp tục giảm nữa vào những
năm sau năm 2000.
+ Phấn đấu mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1- 2 con, phụ nữ sinh con đầu lòng sau 22 tuổi và sinh con thứ 2 sau con thứ 1
từ 3- 5 năm.
Để thực hiện được chính sách này N2 ta trước khi vạch ra những chỉ tiêu cụ thể nêu trên đã nghiên cứu rất kĩ lưỡng về những
đặc điểm, tập quán, phong tục của các dân tộc trong cả nước đồng thời vạch ra những chỉ tiêu đó là phù hợp với những xu thế
chung, sự tiến bộ chung của loài người trên TG. Căn cứ vào những chỉ tiêu nêu trên N2 đã vạch ra một loạt các giải pháp chính sau
đây:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền vận đông giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
+ Hướng dẫn mọi tầng lớp lao động thực hiện những kĩ thuật y tế trong sinh đẻ có KH.
+ Kết hợp giữa tuyên truyền, vận động giáo dục với xử phạt hành chính.
+ Giáo dục, bồi dưỡng về trình độ VH, KHKT để nâng cao dần trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số và gia đình
cho toàn dân.
+ Việc thực hiện chính sách KHHGĐ ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả chính sau đây: tỉ lệ giă
tăng dân số tự nhiên của cả nước đã giảm từ 2,13%/năm ở thập kỉ 79 - 89 xuống 1,7%/năm ở thập kỉ 89 - 99; trong đó ở một số
thành phố, đô thị như Hà Nội, HPhòng…đã đạt tỉ lệ giă tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%.
- Chính sách phân bố lại, điều chỉnh lại dân số và lao động trên địa bàn cả nước:
+ Chính sách phân bố lại dân số và lao động được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách dân số của cả
nước vì hiện nay dân số và lao động nước ta vẫn còn phân bố không hợp lý giữa miền núi, trung du với đồng =; giữa thành thị với
nông thôn…
+ Nội dung chính của chính sách phân bố lại dân số và lao động là tiến hành di dân từ các vùng đồng = đông dân trước hết là
từ ĐBSH; DHMT đi khai hoang phát triển kinh tế miền núi, mà trọng tâm là Tây Nguyên, Tây Bắc, ĐNBộ.
+ Việc thực hiện chính sách di dân ở nước ta được chia làm 2 thời kì lớn:
· Thời kì trước 1984 quá trình di dân diễn ra với qui mô lớn có tổ chức với qui mô di dân mỗi năm N2 đưa khoảng trên
30 vạn dân từ đồng = lên khai hoang miền núi. Tính đến 1990 ta đã đưa được 152 ngàn dân vào Tây Nguyên khai hoang trong đó
riêng vào Đaklak là 111 ngàn dân; vào ĐNBộ là 101 ngàn dân trong đó riêng ĐNai là 83 ngàn dân.
· Thời kì từ 1984 - nay quá trình di dân có yếu dần nhưng mỗi năm ta vẫn đưa được khoảng 21 vạn dân đi khai hoang
Đặc biệt từ sau 1990 ® nay thì xuất hiện quá trình di dân tự do phát triển mạnh. Việc di dân tự do đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng đó là làm cho các nguồn tài nguyên đất, rừng bị khai thác bừa bãi và cạn kiệt nhanh đặc biệt là gây mất ANTT ở một số vùng.
+ Để thực hiện được chính sách di dân có hiệu quả thì N2 ta đã vạch ra một số giải pháp sau đây:
· Vận động các hộ di dân đi khai hoang phát triển kinh tế miền núi với những chính sách hỗ trợ về mặt kinh tế để các hộ
di dân có đủ điều kiện về vật chất, an tâm di dân và phát triển kinh tế miền núi.
· N2 ta đầu tư vốn để xây dựng trước các CSVCHT (nông trường, lâm trường, các nhà máy thuỷ điện…) ở miền núi để
tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ đồng =, đô thị lên định cư lâu dài ở miền núi.
Kết quả của việc thực hiện chính sách phân bố lại dân số và lao động ở nước ta đã tạo ra ở các vùng đồng = đbiệt là một số
tỉnh của ĐBSH đã đạt cường độ di dân ở trị số (-) nghĩa là có số người di dân luôn
a) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào
- Dân số trẻ thể hiện :
+ Theo quy định, một nước được coi là cơ cấu dân số trẻ khi nhóm tuổi 0-14 chiếm 35% và nhóm tuổi từ 60 trở lên dưới 10%, phần còn lại là tuổi lao động
+ Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em (độ tuổi từ 0-14) đã giảm nhiều từ33.5% (1999) xuống còn 27.0 % (năm 2007), tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động vẫn dưới 10% ( năm 1999, năm 2005 : 9.0%)
- Nguồn lao động dồi dào :
+ Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số
+ Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu người lao động
b) Dân số - nguồn lao động - việc làm có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì vấn đề này là hệ quả của vấn đề kia và ngược lại
- Dân số là một phạm trù rộng, bao gồm trong đó nguồn lao động nên những biến động về dân số tất yếu dẫn đến những thay đổi về nguồn lao động. Đây là mối quan hệ giữa các tổng thể và bộ phận
- Nguồn lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động có chất lượng với năng suất lao động cao là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức sống chung của xã hội và từ đó, trong chừng mực nhất định, làm thay đổi dân số ( số dân, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số)
a) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào
- Dân số trẻ thể hiện :
+ Theo quy định, một nước được coi là cơ cấu dân số trẻ khi nhóm tuổi 0-14 chiếm 35% và nhóm tuổi từ 60 trở lên dưới 10%, phần còn lại là tuổi lao động
+ Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em (độ tuổi từ 0-14) đã giảm nhiều từ33.5% (1999) xuống còn 27.0 % (năm 2007), tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động vẫn dưới 10% ( năm 1999, năm 2005 : 9.0%)
- Nguồn lao động dồi dào :
+ Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số
+ Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu người lao động
b) Dân số - nguồn lao động - việc làm có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì vấn đề này là hệ quả của vấn đề kia và ngược lại
- Dân số là một phạm trù rộng, bao gồm trong đó nguồn lao động nên những biến động về dân số tất yếu dẫn đến những thay đổi về nguồn lao động. Đây là mối quan hệ giữa các tổng thể và bộ phận
- Nguồn lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động có chất lượng với năng suất lao động cao là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức sống chung của xã hội và từ đó, trong chừng mực nhất định, làm thay đổi dân số ( số dân, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số)
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Cơ cấu dân số vàng, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc, chỉ có thể kéo dài tối đa là 40 năm.Cơ cấu “dân số vàng” đồng nghĩa với sự tập trung của một lực lượng lao động trẻ hùng hậu chưa từng có. Về lý thuyết, một khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi đất nước bước vào giai đoạn dân số già.
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”.
Hàn Quốc, Nhật Bản có cuộc bứt phá thần kỳ về kinh tế, trong đó có yếu tố cơ cấu dân số vàng - thuận lợi do lực lượng lao động đem lại.
Đáp án: D
Giải thích: Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị là một trong các nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị.
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định,, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số.
Dân số : là cở sở hình thức các nguồn lao động . Quy mô dân số lớn , cơ cấu dân số hợp lí , chất lượng dân số cao sẽ tạo điều kiện phát triển nguồn lao động cả về số lượng , chất lượng và cơ cấu
Nguồn lao động của dân số là : bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân .
Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.
Nguồn lao động của dân số bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Chúc bạn học tốt!