Hiện nay, nền hòa bình thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn khủng bố. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bày tỏ suy nghĩ về vấn đề trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
- Cách đây hơn 1 năm, ngày 13-11-2015, cả thế giới bàng hoàng đau đớn khi tổ chức khủng bố IS ném bom và xả súng đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng. Và hàng loạt vụ ném bom tự sát ở Mĩ, Afganistan, Iraq hay ở Ai cập và Anh… đã vẽ ra tình hình an ninh ngày càng bất ổn trên thế giới. Bởi thế, thật đúng khi nói rằng: khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Khủng bố là hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng
- Khủng bố nhà nước: Nhà nước này dùng bạo lực có tổ chức để đàn áp, tấn công một nhà nước khác. Có hai hình thức: bạo lực chính trị tạo sức ép và bạo lực vũ trang tấn công hủy diệt.
- Các tổ chức khủng bố: Một nhóm người (cùng tôn giáo, đảng phái hoặc cùng động cơ, mục đích) dùng bạo lực để gây sức ép với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư.
- Khủng bố cá nhân: Dùng các hình thức bạo lực (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…) đối với cá nhân khác.
(2) Nguyên nhân
- Ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội là các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, khủng bố cũng là nhằm đạt được những lợi ích (kinh tế, chính trị, quyền lực)
- Sự xung đột, mâu thuẫn không giải quyết được giữa các tôn giáo, đảng phái trong xã hội.
- Sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người khiến con người mất đi sự tỉnh táo của lí trí, sự sâu sắc trong nhận thức.
(3) Hậu quả
- Đe dọa sự sống của một quốc gia, một dân tộc.
- Đe dọa sự an toàn về tính mạng, của cải và an ninh xã hội ở các mức độ khác nhau.
- Tạo nên những áp lực nặng nề về tâm lí.
- Trong xã hội hiện nay, khủng bố đe dọa ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia, các dân tộc, phá vỡ nền hòa bình, tức là đi ngược lại với khát vọng của con người và lấy đi cơ hội phát triển của các dân tộc.
Khủng bố là kẻ thù của con người và của tất cả các dân tộc chân chính. Vì vậy cần phải loại trừ khủng bố (dù là dưới bất kì hình thức nào) ra khỏi cuộc sống của con người.
(4) Giải pháp
- Cần bắt đầu từ vấn đề gốc rễ của khủng bố: Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích và giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm người xã hội.
- Khủng bố là vấn đề toàn cầu, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia và của toàn nhân loại nói chung.
- Kết hợp những giải pháp mang tính chính trị, không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố vì bạo lực sẽ nuôi dưỡng bạo lực. Thực tế cho thấy khi các tổ chức khủng bố bị dồn ép sẽ càng điên cuồng hơn và đẩy bạo lực lên trình độ cao, quy mô lớn hơn.
- Ở mỗi quốc gia, cần xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng thực sự, không còn áp bức bóc lột để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức khủng bố là hành vi giải quyết xung đột tiêu cực, gây hại cho con người.
- Hành động: Nhận thức đúng vấn đề và tỉnh táo trước mọi hành động kêu gọi ủng hộ khủng bố của những kẻ cực đoan. Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức, sống yêu thương, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.
3. Kết bài
Hòa bình luôn là khát vọng vĩnh cửu của nhân loại trên toàn thế giới. Và từ xưa đến nay, loài người luôn đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Chúng ta tin rằng, bằng sự nỗ lực của các quốc gia trong công cuộc chống khủng bố, bằng tinh thần đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, ánh sáng hòa bình sẽ tỏa rạng khắp mọi nơi trên trái đất này và nỗi đau khủng bố sẽ mãi chìm trong quá khứ.
Giữa vùng sỏi đá khô càn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Cuộc sống là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, hạnh phúc xen lẫn khổ đau. Và con người luôn trong tư thế sẵn sàng trên hành trình khám phá cuộc sống . Cũng như khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình toả hương- tức là ta có niềm tin vào sự tốt đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống này.
Vì sao ta tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Vì cuộc sống luôn có những khoảnh khắc để những điều tốt đẹp phát sáng. Như câu chuyện đẹp về hành trình 10 năm cõng bạn đi học của cậu bé Minh Hiếu , hay như những đóng góp thầm lặng của những người công nhân quét rác , giữ sạch đẹp cho những thành phố của ta. Những việc làm bình dị của những con người bình dị cho ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tin rằng giới trẻ không chỉ toàn là vô tình, vô cảm, tin rằng điều tốt, sự tử tế, sự hướng thiện vẫn tiềm ẩn mạnh mẽ trong mỗi con người. Một khi đã có thể tin rằng, cuộc sống này còn đó những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, hóa ra đứa bạn ngồi bàn trên luôn nói cười vui vẻ vẫn luôn phải vất vả đi làm thêm mỗi tối để trợ giúp gia đình. Chúng ta sẽ nhận ra ràng trước nay chỉ có bạn lảng tránh mọi người, còn mọi người vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần hay những lúc bạn gặp khó khăn và cần họ bên cạnh. Phải chăng đó cũng là những điều rất nhỏ nhoi, rất ý nghĩa, là những điều tốt đẹp mà với cách nhìn cuộc sống trước kia chúng ta chưa hề nghĩ tới. Hãy gieo mầm tốt đẹp , hãy lan toả những thông điệp ý nghĩa , để cuộc sống không chỉ là khổ đau vất vả , mà sẽ có những điều kỳ diệu toả ra từ những mầm non ấy.
Em tham khảo:
Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
TK:
“ Gia đình là nơi để trở về “ , quả đúng là như vậy . Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên , là cái nôi ru ta khôn lớn trưởng thành. Khi mà bạn đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều ngừoi , bạn sẽ nhận ra gia đình là nơi bình yên , ấm áp nhất , là nơi dành cho ta thật nhiều tình cảm yêu thương mà không cần báo đáp , là nơi ta chỉ muốn tìm về sau những mệt mỏi, những bộn bề của cuộc sống ngoài kia. Tìm về nhà để cảm nhận tình thân , cảm nhận hơi ấm gia đình , tìm niềm tin , dộng lực để bản thân đứng lên sau vấp ngã của cuộc đời .Tìm về căn nhà nhỏ của mình để biết bản thân không cô đơn, không một mình , có những người vẫn đang chờ ta , giang rộng tay đón ta vào lòng . Bạn có biết rằng ngoài kia có bao nhiêu người kém may mắn hơn bạn , cần một gia đình nhỏ bé , giản dị của bạn đến nhường nào không ? Vậy nên hãy trân trọng yêu thương gia đình mình hơn nhé. Họ quan trọng với cuộc đời ta lắm , đừng để khi họ rời xa , bạn chỉ rơi có một hai giọt nước mắt , buồn bã có một hai ngày là có thể báo đáp được ân tình của họ.
Bạn tham khảo:
“ Gia đình là nơi để trở về “, quả đúng là như vậy. Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên , là cái nôi ru ta khôn lớn trưởng thành. Khi mà bạn đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều ngừoi, bạn sẽ nhận ra gia đình là nơi bình yên, ấm áp nhất, là nơi dành cho ta thật nhiều tình cảm yêu thương mà không cần báo đáp, là nơi ta chỉ muốn tìm về sau những mệt mỏi, những bộn bề của cuộc sống ngoài kia. Tìm về nhà để cảm nhận tình thân, cảm nhận hơi ấm gia đình, tìm niềm tin, dộng lực để bản thân đứng lên sau vấp ngã của cuộc đời.Tìm về căn nhà nhỏ của mình để biết bản thân không cô đơn, không một mình, có những người vẫn đang chờ ta, giang rộng tay đón ta vào lòng. Bạn có biết rằng ngoài kia có bao nhiêu người kém may mắn hơn bạn , cần một gia đình nhỏ bé , giản dị của bạn đến nhường nào không? Vậy nên hãy trân trọng yêu thương gia đình mình hơn nhé. Họ quan trọng với cuộc đời ta lắm, đừng để khi họ rời xa , bạn chỉ rơi có một hai giọt nước mắt, buồn bã có một hai ngày là có thể báo đáp được ân tình của họ.
Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.
Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.
Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.
Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.
Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.
Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Cách đây hơn 1 năm, ngày 13-11-2015, cả thế giới bàng hoàng đau đớn khi tổ chức khủng bố IS ném bom và xả súng đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng. Và hàng loạt vụ ném bom tự sát ở Mĩ, Afganistan, Iraq hay ở Ai cập và Anh… đã vẽ ra tình hình an ninh ngày càng bất ổn trên thế giới. Bởi thế, thật đúng khi nói rằng: khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Khủng bố là hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng
- Khủng bố nhà nước: Nhà nước này dùng bạo lực có tổ chức để đàn áp, tấn công một nhà nước khác. Có hai hình thức: bạo lực chính trị tạo sức ép và bạo lực vũ trang tấn công hủy diệt.
- Các tổ chức khủng bố: Một nhóm người (cùng tôn giáo, đảng phái hoặc cùng động cơ, mục đích) dùng bạo lực để gây sức ép với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư.
- Khủng bố cá nhân: Dùng các hình thức bạo lực (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…) đối với cá nhân khác.
(2) Nguyên nhân
- Ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội là các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, khủng bố cũng là nhằm đạt được những lợi ích (kinh tế, chính trị, quyền lực)
- Sự xung đột, mâu thuẫn không giải quyết được giữa các tôn giáo, đảng phái trong xã hội.
- Sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người khiến con người mất đi sự tỉnh táo của lí trí, sự sâu sắc trong nhận thức.
(3) Hậu quả
- Đe dọa sự sống của một quốc gia, một dân tộc.
- Đe dọa sự an toàn về tính mạng, của cải và an ninh xã hội ở các mức độ khác nhau.
- Tạo nên những áp lực nặng nề về tâm lí.
- Trong xã hội hiện nay, khủng bố đe dọa ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia, các dân tộc, phá vỡ nền hòa bình, tức là đi ngược lại với khát vọng của con người và lấy đi cơ hội phát triển của các dân tộc.
Khủng bố là kẻ thù của con người và của tất cả các dân tộc chân chính. Vì vậy cần phải loại trừ khủng bố (dù là dưới bất kì hình thức nào) ra khỏi cuộc sống của con người.
(4) Giải pháp
- Cần bắt đầu từ vấn đề gốc rễ của khủng bố: Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích và giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm người xã hội.
- Khủng bố là vấn đề toàn cầu, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia và của toàn nhân loại nói chung.
- Kết hợp những giải pháp mang tính chính trị, không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố vì bạo lực sẽ nuôi dưỡng bạo lực. Thực tế cho thấy khi các tổ chức khủng bố bị dồn ép sẽ càng điên cuồng hơn và đẩy bạo lực lên trình độ cao, quy mô lớn hơn.
- Ở mỗi quốc gia, cần xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng thực sự, không còn áp bức bóc lột để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức khủng bố là hành vi giải quyết xung đột tiêu cực, gây hại cho con người.
- Hành động: Nhận thức đúng vấn đề và tỉnh táo trước mọi hành động kêu gọi ủng hộ khủng bố của những kẻ cực đoan. Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức, sống yêu thương, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.
3. Kết bài
Hòa bình luôn là khát vọng vĩnh cửu của nhân loại trên toàn thế giới. Và từ xưa đến nay, loài người luôn đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Chúng ta tin rằng, bằng sự nỗ lực của các quốc gia trong công cuộc chống khủng bố, bằng tinh thần đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, ánh sáng hòa bình sẽ tỏa rạng khắp mọi nơi trên trái đất này và nỗi đau khủng bố sẽ mãi chìm trong quá khứ.
Dàn bài
Mở bài :
Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.
Thân bài:
1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.
2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.
3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá… của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.
4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta.
Kết bài:
Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau.
Bài viết tham khảo
Khát vọng lớn nhất của nhân loại từ thuở xa xưa đến giờ vẫn là khát vọng về một nền hoà bình thực sự và vĩnh cửu. Thế nhưng trong lịch sử, nhân loại cũng đã bao lần phải chứng kiến cảnh bầu trời xanh của trái đất trong vẩn đục bởi khói lửa chiến tranh. Hiện nay, nạn khủng bố ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phá vỡ bầu không khí hoà bình của tất cả mọi người.
Từ “khủng bố” đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với con người hôm nay. Gắn liền với nó là cảnh đổ máu tang thương, là người chết, là đổ nát tan hoang, là nỗi kinh hoàng ám ảnh bao người sống sót.
Các phương tiện thông tin ngày nào cũng sẵn những tin về những thảm cảnh như vậy. Tai hoạ khủng bố có thể đến với bất kì ai, ở bất cứ nơi nào : trong nhà hàng, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công viên, bến xe, máy bay… Cách thức khủng bố cũng rất đa dạng : gài bom, tấn công trực tiếp, bắt cóc con tin, đặc biệt nguy hại là bọn khủng bố có thể sử dụng cả vũ khí sinh học, hoá học để reo giắc thảm hoạ cho con người. Khủng bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi qui mô và mức độ tàn phá của nó. Thế giới hẳn sẽ không bao giờ quên được ngày 11 tháng 9, ngày mà toà tháp đôi chọc trời, biểu tượng cho sức mạnh và nền kinh tế Mĩ đổ sụp xuống trong tiếng la hét kinh hoàng của hàng ngàn người. Đấy là hồi chuông cảnh báo có sức thuyết phục nhất về tội ác khủng bố. Tác giả của những vụ khủng bố lại là những kẻ giấu mặt đang tạo thành một tổ chức mà mạng lưới của nó có mặt ở hầu khắp các khu vực của thế giới. Bởi thế, không một ai trên thế giới biết tai hoạ có thể sẽ đổ ập xuống đầu mình lúc nào. Một bầu không khí lo lắng, hoang mang đang bao trùm lên cuộc sống của toàn nhân loại.
Đằng sau mỗi một vụ khủng bố bao giờ cũng tồn tại một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân bao trùm của mọi cuộc khủng bố vẫn là những bất đồng về chính trị, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dai dẳng về chính trị, về sắc tộc, về tôn giáo trong cộng đồng thế giới.
Hậu quả mà nạn khủng bố để lại là vô cùng nghiêm trọng. Hàng năm, những vụ khủng bố đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, gây nên cảnh đổ máu tàn khốc, cảnh cha mất con, vợ mất chồng, gia đình, người thân li tán. Những người may mắn sống sót thì trở thành người tàn phế, mang di chứng suốt đời. Khủng bố còn làm tiêu tốn biết bao nhiêu công sức, của cải của con người. Tài sản, nhà cửa, các công trình kiến trúc mà bao người phải nỗ lực trong nhiều năm tháng mới tạo dựng lên được chỉ trong một tích tắc đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhiều người bị đầy vào cảnh không nhà, không cửa, tay trắng chỉ trong giây phút. Kèm theo đó, nguy hiểm hơn là môi trường sống của trái đất bị đặt trong nguy cơ bị huỷ diệt bất cứ lúc nào. Đây là những hậu quả tức thời trước mắt mà ai cũng có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, còn tồn tại những hậu quả lâu dài cho tương lai loài người. Khủng bố khiến cho mâu thuẫn, xung đột trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Khối thống nhất, nền hoà bình mà nhân loại nỗ lực xây dựng đã bị xâm hại và lung lay thực sự. Khủng bố chưa phải là một cuộc chiến tranh công khai trên một phạm vi rộng nhưng tiến hành khủng bố là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mầm mống và làm bùng phát chiến tranh trên toàn thế giới. Nhân loại sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu khi chiến tranh lại bùng nổ trong lúc hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX hãy còn đó. Không chỉ có vậy, nạn khủng bố lan tràn khiến tất cả mọi người ở khắp nơi trên trái đất mất đi cảnh giác an toàn, cảnh giác yên tâm trong cuộc sống. Trái đất là ngôi nhà chung và là ngôi nhà duy nhất của loài người giữa vũ trụ, thế nhưng con người đang cảm thấy sợ khi sống dưới mái nhà của mình. Nỗi ám ảnh về khủng bố len lỏi vào cuộc sống bình yên của mọi người và đang mài mòn, thách thức sức chịu đựng của tất cả. Khả năng huỷ hoại thần kinh loài người của nó còn lớn và tai hại gấp nhiều lần khả năng làm đổ máu hay phá huỷ tài sản.
Khủng bố, đó là kẻ thù của một nhân loại tiến bộ và văn minh.
Cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ này ? Các nước trên thế giới đều coi đây là vấn đề an ninh quốc gia và có rất nhiều biện pháp thiết thực, cương quyết để bảo vệ tính mạng, tài sản cũng như cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa thể hết, chưa thể chấm dứt tình trạng này. Cuộc đấu tranh với nạn khủng bố sẽ còn kéo dài và vô cùng nan giải, bởi kẻ thù của chúng ta cũng tựa một con quái vật khổng lồ ẩn mình trong bóng tối, nó sẵn sàng tấn công con người bất cứ lúc nào nhưng không bao giờ lộ mặt. Để có thể chiến thắng được, loài người phải xích lại gần nhau hơn nữa và phải bắt đầu từ những việc tưởng rất xa xôi : giáo dục, hình thành cho những thế hệ tương lai một tình yêu hoà bình bền vững. Có như vậy, trái đất của chúng ta mới mãi mãi là một tổ ấm giữa dải thiên hà mênh mông lạnh lẽo.
Thế giới sẽ tuyệt vời biết mấy nếu ngày mai sẽ không còn bạo lực, không còn thù hằn và chết chóc ! Con người tàn hại lẫn nhau thực chất là đang tàn hại chính mình ! Hãy góp một tiếng nói chung vào cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.