K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

 Ý nghĩa của động vật đối vs đời sống con người: 
1) Có lợi: 
- Thức ăn lấy thịt, trứng, sữa, ... 
- Hàng mĩ nghệ, dệt, da: sừng, lông, ... 
- Góp phần làm đất tơi xốp: giun đất 
- Làm cảnh: san hô, thú nuôi trong sở thú, ..., xiếc: cá heo, khỉ, ... 
- Dược phẩm 
- Làm sạch nước: trai sông 
- Làm vật thí nghiệm: chuột bạch 
... 
2) Có hại: 
- Gây bệnh cho người: giun, sán, ... 
- Phá gỗ, đồ dùng: chuột, mối, gián, hà, ... 
- Phá hại mùa màng: chuột, dơi, ốc bươu vàng, ... 
...

Còn nhiều! Tự tìm thêm nha!

6 tháng 5 2016

VAI TRÒ CỦA THựC VẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGưỜI LÀ:

-điều hòa hàm lượng khí CO2 và khí O2 nhờ quá trình quang hợp ở thực vật

-điều hòa khí hậu

-làm giảm ô nhiễm môi trường

-giúp giữ đất chống xói mòn

-hạn chế ngập lụt, hạn hán

-bảo vệ nguồn nước ngầm

Bạn tick cho mik nhé. cảm ơn bạn.

8 tháng 5 2016

Thực vật nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt và ý nghĩa kinh tế rất lớn:

    - Cho gỗ dùng trong xây dựng và các nghành công nghiệp

    - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

    - Làm thuốc, cây cảnh.....

    - Giữ đất chống xói mòn và xạt lỡ đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán

23 tháng 12 2021

Trùng kiết lị:

- Gây đau bụng.

- Đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi,....

Trùng sốt rét:

- Gây bệnh sốt rét cách nhật.

- Gây thiếu máu,da xanh,môi thâm,....

Đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh là:

- Mắt và cơ quan di chuyển tiêu giảm.

- Giác bám phát triển.

- Cơ quan tiêu hóa phát triển.

- Cơ quan sinh dục phát triển.

23 tháng 12 2021

* Trùng kiết lị :

Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột

+ Cấu tạo : cơ thể đơn bào, gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng và nhân , chân giả rất ngắn

+ Dinh dưỡng :

 Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ, nuốt hồng cầu để tiêu hóa

 

(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng...
Đọc tiếp

(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)

a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan tâm:

- Phải trồng nhiều cây xanh.

- Việc nuôi các con vật trong nhà.

- Việc sử dụng nước ngọt.

- Việc sử dụng bao bì ni lông.

- Hiện tượng học sinh chơi game.

- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.

c) Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng.

0
14 tháng 12 2016

cho hỏi đây có phải là ban nguyêt ở chu hóa ko ạ

 

14 tháng 12 2016

ờ, chạ t thì ai? thằng nào ấy

 

23 tháng 9 2016

mk !!!

23 tháng 9 2016

ukm, cảm on bn

10 tháng 10 2016
Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
 
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.
 
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
 
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
 
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
 
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.
 
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.
 
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng.
 
Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
 
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
 
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
10 tháng 10 2016
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
 
Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.
 
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
 

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

13 tháng 4 2016

Viên quan rất vô trách nhiệm đến độc ác bất nhân, coi dân như cỏ rác. Đi hộ đê thì phải cùng dân chống lũ, vượt qua cơn nguy khốn nhưng hắn lại chơi bài, khi có ng báo tin đê vỡ thì lại đồ cách cổ bỏ tù. Chính thói bàn quan, vô trách nhiệm ấy đã làm nhân dân lâm vào cảnh lũ lụt nghìn sầu muôn thảm chính vì thế tên viên quan được cho là Lòng lang dạ thú 

30 tháng 3 2017

Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.

Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo.

Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”... rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết.

Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác... Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. ***** nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm.

Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.

Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.

2 tháng 9 2016

2)Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).

3)

- Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
- Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: “Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.

4)Cuộc chia tay đau đớn và đày cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thám thía rằng:Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn,không nen vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy
2 tháng 9 2016

1)+Thành và Thủy chia đồ chơi đẻ Thủy mang đi cùng mẹ

+Thủy đén lớp chia tay cô và các bạn

+Thủy theo mẹ lên xe đi vè nhà bà ngoại

21 tháng 12 2016

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

– Lòng nhân hậu là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu.. Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Biểu hiện của lòng nhân hậu trong cuộc sống:

+ Cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp…(dẫn chứng).

+ Lòng nhân hậu tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp cho tâm hồn giới trẻ trong sáng, cao đẹp hơn (dẫn chứng).

– Phê phán những hiện tượng sống thờ ơ vô cảm, ích kỉ, cơ hội trong xã hội hiện nay.

– Khẳng định cuộc sống cần có lòng nhân hậu nhất là đối với giới trẻ, liên hộ phương hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân.
 

14 tháng 2 2018

Tấ​m lòng nhân hậu luôn xuất phát từ trái tim con người chứ không phải là vẻ hào nhoáng qua vẻ bên ngoài. Lòng nhân hậu là sự đồng cảm giữa mọi người và đây còn là một nhân phẩm tốt đẹp của mỗi con người . Lòng nhân hậu đc tạo nên bởi các mối quan hệ mật thiết giữa người với người. Nhân hậu cx là một cách để phê phán những thói hư tật xấu có trong xã hội. Vì vậy, nhân hậu là một đức tính tốt đẹp không thể thiếu trong xã hội ngày nay.