K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2018

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

10 tháng 10 2020

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, ta biết được cuộc sống của những người nông dân xưa là một cuộc sống vô cùng nghèo khổ, cùng quẫn và bế tắc. Họ sống cực khổ và làm lụng vất vả dưới sự bóc lột, chèn ép tàn bạo của tầng lớp thống trị. Họ lúc đó chỉ biết cam chịu và nhẫn nhục , thậm chí làm tìm đến cái chết để giải thoát bản thân chứ không mạnh mẽ chống lại như chị Dậu. Cuộc sống cực khổ nhưng không làm họ đánh mất đi lòng tự trọng, tự tôn, họ vẫn luôn giữ gìn danh dự của bản thân mình. Đó là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp của người nông dân xưa. Phẩm chất cuả họ cũng giống như câu ca dao " Đói cho sạch, rách cho thơm". Qua đó, ta cảm thấy thương xót và đồng cảm với cuộc sống, số phận bi thương của họ . Đồng thời, ca ngợi và trân trọng lòng tự trọng, tự tôn và trong sạch của họ. Những người nông dân đấy thà tìm đến cái chết còn hơn là bản thân bị tha hoá nhân cách. Lại từ đó mà ta liên hệ với những người nông dân hiện nay. Những người nông dân hiện nay đã không còn nghèo khổ và bị bóc lột như trước nữa. Nhưng họ vẫn luôn giữ gìn được những phẩm chất cao đẹp của bản thân. Họ vẫn chăm chỉ, thật thà , có lòng tự trọng cao. Và đặc biệt, họ đã có tinh thần phản kháng rất mạnh liệt. Họ sẵn sàng đứng lên để đấu tranh cho quyền lợi của bản thân mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm.

Em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Đọc thầm khiến tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng lại khiến cho sự cảm nhận có phần kém đi, phải đọc đến lần thứ 2, thứ 3 mới có thể hiểu được ý nghĩa văn bản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Nếu cuộc đời là một chuyến hành trình, thì những ký ức tuổi thơ chính là những cơn sóng biển. Một đại dương sẽ thế nào nếu thiếu đi những cơn sóng? Một cuộc đời sẽ thế nào nếu không có những những ký ức tuổi thơ? Vì vậy những ký ức tuổi thơ có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với cuộc sống của con người. Trước hết rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ trong quá khứ ẩn chứa những bài học kinh nghiệm quý giá cho mỗi chúng ta trong cả hiện tại và tương lai. Không những thế những ký ức tuổi thơ còn là nguồn động lực giúp ta vượt qua những thăng trầm, những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời. Cuối cùng những ký ức tuổi thơ còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật. Kỉ niệm về tuổi thơ cay xè khói bếp đã giúp Bằng Việt viết nên “Bếp lửa” đầy cảm động, những ký ức một thời thơ ấu ngỗ nghịch, hồn nhiên của cu Mùi quá khứ đã giúp Nguyễn Nhật Ánh của hiện tại viết nên cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” bán chạy hơn 400.000 bản. Cứ thế, bao kỉ niệm êm đềm lại tiếp tục đồng hành cùng ta trên chuyến hành trình của cuộc sống, với tất cả sức mạnh và giá trị của nó. Thế nhưng những cơn sóng kỉ niệm có thể vừa vỗ về, vừa nhấn chìm ta. Kí ức về một tuổi thơ không hạnh phúc sẽ tàn phá tâm hồn và trái tim ta, như một bóng ma vô hình lởn vởn âm thầm và bất ngờ làm tổn thương ta thêm lần nữa. Vì vậy những ký ức tuổi thơ chúng ta dù êm đềm hay bão tố, đáng nhớ hay đáng quên, ta phải đối diện và tiếp nhận chúng, học cách nâng niu và buông bỏ. Một đại dương không thể thiếu sóng biển và một cuộc đời không thể đi qua mà không mang theo chút ký ức tuổi thơ nào. Trên chuyến hành trình của cuộc đời này, mong rằng những kỉ niệm sẽ luôn là cơn sóng vỗ về bận với tất cả êm đềm của nó…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...

- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...

- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...

 

 

 

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6: B
Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: C

Câu 10: D

giúp với ạĐỀ SỐ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giân. Họ hội họp binh lính của mười tám nước lại kéo nhau sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng...
Đọc tiếp

giúp với ạ

ĐỀ SỐ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giân. Họ hội họp binh lính của mười tám nước lại kéo nhau sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ ra về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

       Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”.

                                                      (Theo Bùi Mạnh Nhị, sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2- Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu 1 . Nêu xuất xứ của đoạn văn bản trên.

Câu 2 . Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 . Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì có trong đoạn trích

Câu 5. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

0
23 tháng 10 2023

Em tự thực hiện như yêu cầu.

31 tháng 8 2016

Hai câu hỏi này đề thuộc lớp 8: Bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1: Câu hỏi đâu?

Câu 2: 

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

- Mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vần đề chính mà được đề cập đến trong văn bản. Các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào của đề.

- Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong mối quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

29 tháng 8 2016

khó nhỉ khocroi