K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

– Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: tuy là hai hoàn cảnh riêng nhưng đều có điểm giống nhau đó là những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thử thách tinh thần con người.

+ Tức cảnh Pác Bó sáng tác khi Người sống và làm việc trong hang Pác Bó, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn.

+ Ngắm trăng (vọng nguyệt) được viết trong tù, gian khổ.

– Nội dung: hai bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình cảm với thiên nhiên của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh.

+ Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sông đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm ưiệc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về mặt vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng bởi cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sông, không hề bị khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Người chiến sĩ trong bài thơ là một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.

+ Ngắm trăng (vọng nguyệt): đằng sau những vần thơ là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ — sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ.

+ Hình thức nghệ thuật: hai bài thơ sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc.

+ Tức cảnh Pác Bó: bốn câu thơ tứ tuyệt của bài thơ tự nhiên, bình dị thể hiện một giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh. Giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người toát lên một niềm vui thích, sảng khoái cao độ trong tinh thần của nhân vật trữ tình. 

+ Ngắm trăng (vọng nguyệt): bài thơ tứ tuyệt giản dị thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn. Bài thơ vừa có màu sắc cổ điển (đề tài: vọng nguyệt và những thi liệu cổ: rượu, hoa, trăng; cấu trúc đăng đối, hình ảnh chủ thể trữ tình: ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên), vừa mang tinh thần thời đại (hồn thơ lạc quan, thể hiện tinh thần thép),…

3 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

 

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

29 tháng 8 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

27 tháng 4 2017

d, Phép nhân hóa: vầng trăng có tình cảm, hành động như con người, nhòm khe cửa để ngắm nhìn con người

- Tô đậm sự gắn bó giữa con người với vầng trăng, vầng trăng trở thành tri kỉ của con người

28 tháng 3 2022

qua bài thơ "ngắm trăng", tác giả HCM đã cho ta thấy được sự vượt ngục về tinh thần của Bác

28 tháng 3 2022

Thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.

27 tháng 5 2020

Mở bài: Từ xưa đến nay, trăng vốn là người bạn thơ của thi sĩ và cũng là đề tài muôn thuở trong thi ca nhạc hoa. Đi vào trang thơ của mỗi thi nhân, trăng sẽ hiện hữu ở những góc độ và đường nét khác nhau. Với “Ngắm trăng”, Hồ Chí Minh không chỉ cho tất cả những người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của trăng mà thông qua đó còn bộc lộ những nỗi niềm của chính mình trong hoàn cảnh đặc biệt quan trọng chốn lao tù. 

hiên nhiên xuất hiện trong bài thơ Ngắm trăng

Câu thơ thứ hai tựa hồ như một nét vẽ mà sau đường mang bút của Hồ Chí Minh, cảnh thiên nhiên hiện hữu khá rõ ràng:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Dịch nghĩa:

“Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”

Nếu như câu thơ đầu tiên làm người đọc động lòng vì hoàn cảnh ngang trái mà Bác bỏ Hồ phải đối mặt. Tưởng như đến câu thơ tiếp theo, tác giả sẽ nói đến cảm xúc xót xa của mình khi sống trong tham gia đó. Thế mà thật lạ lùng, Bác bỏ lại hướng tầm mắt người đọc ra phía không gian mông mênh, rộng lớn của đất trời và không hết lời ca tụng cảnh đẹp (“lương tiêu”).

Khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy cảnh vật tươi đẹp, thu hút đến nỗi khiến người thưởng cảnh cũng bối rối, khó xử vì không “biết làm thế nào?” (“nại nhược hà”) khi đối diện. Giờ phút này đây, bao nhiêu những khổ đau, vất vả, cực nhọc, xót thương của cảnh tù đày dường như vắng bóng, phải chăng mối bận tâm duy nhất của Bác bỏ lúc này là dành hết cho thiên nhiên vạn vật.

Cảnh ấy khiến Người cảm thấy bồn chồn, náo nức bởi vì một tâm hồn nghệ sĩ như Hồ Chí Minh, sao thể không rung động trước một khung cảnh mà Người dành hết lời truyền tụng như vậy. Có ý kiến nhận định rằng, trong bản dịch thơ của Nam Trân, khi sử dụng “khó hững hờ” để thể hiện ý nghĩa “biết làm thế nào?” thì chưa làm bộc lộ hết những bồn chồn, náo nức trong tâm trạng người thi sĩ vì bản thân từ “hững hờ” mang ý nghĩa thờ ơ, lạnh nhạt, không chú ý đến điều gì đó.

Trong thơ Bác bỏ, có lẽ hơn hết sự để ý, quan tâm, trước cảnh đẹp có lẽ Bác bỏ cũng không giấu được sự đón đợi, phấn chấn. Nhưng xét thấy, để tìm được từ ngữ nào khác thể hiện trọn vẹn ý nghĩa câu thơ thì đó không phải là điều đơn giản. Thế nên thiết nghĩ cũng không nên khắt khe với tác giả bản dịch thơ.

Nhìn lại cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, có thế thấy, hai câu thơ đầu của bài thơ đã làm nổi bật một tâm hồn nghệ sĩ phải ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt quan trọng chốn lao tù tưởng như không phù hợp. Tuy nhiên, Người đã mặc kệ hoàn cảnh, bỏ qua sự hiện hữu của vật chất là rượu và hoa để vẫn có thể thưởng cảnh ung dung, tự tại. Nhưng trước khoảnh khắc diệu kì của cảnh đẹp, Người vẫn không khỏi xốn xang.

Cuộc vượt ngục về tinh thần của người chiến sĩ

Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy ở câu thơ thứ hai, người chiến sĩ – thi sĩ ấy đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng. Đến hai câu thơ cuối, trong cái nền của khung cảnh thiên nhiên, tác giả đã tập tập trung sự chú ý của người đọc vào quan hệ giữa thi sĩ và vầng trăng trên cao theo như đúng tinh thần “ngắm trăng” của bài thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Dịch nghĩa:

“Người hướng ra phía trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.”

Trong hai câu thơ đều phải sở hữu sự xuất hiện của rất nhiều hình ảnh: “nhân”“nguyệt”“song” (song cửa), vị trí của “song” cửa nhà tù luôn đứng chắn giữa câu thơ, còn người và “nguyệt” thì có sự hoán đổi. Chính vì sự linh hoạt hoán đổi vị trí này đã tạo nên tầng nghĩa giàu giá trị của bài thơ.

Ở câu thơ thứ ba, khi hướng tầm mắt ra phía “song tiền” để “khán minh nguyệt” cũng là lúc nhà thơ để cho tâm hồn mình thoát khỏi sự tù tội để giao hòa cùng vầng trăng sáng ở không gian khung trời mông mênh. Ở đây đã có một cuộc vượt ngục diễn ra, đó không phải là cuộc vượt ngục thông thường mà là vượt ngục về tinh thần.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.