K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2021

Trong cuộc sống, chúng ta không nên đối xử với mọi người một cách tệ hại mà phải luôn tôn trọng người khác. Như Mạnh Tử có nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Đồng thời nâng cao vẻ đẹp của phẩm chất cao quý này. Nhờ có sự tôn trọng mà mối quan ngày càng trở nên tươi đẹp.

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người. Chúng ta tôn trọng mọi người ở mọi lúc, mọi nơi và kể cả trong cử chỉ, hành động và lời nói.

Sống biết tôn trọng người khác ta sẽ nhận được lại sự tôn trọng của người đó dành cho mình. Đồng thời việc làm đó sẽ giúp người khác cảm thấy vui lòng, hữu ích, hăng say trong công việc. Nhờ sự tôn trọng đó làm con người tăng nghị lực trong cuộc sống. Chúng ta cần tôn trọng tất cả mọi người xung quanh mình, không chỉ với người quen hoặc người mà bạn cho rằng có địa vị cao hơn mình.

Bạn có thể đánh giá nhân cách của người khác qua việc họ đối xử với người không đem lại lợi ích gì cho họ. Điều này chứng tỏ rằng bạn nên cư xử tử tế với những người “không cùng đẳng cấp” lẫn với những người có tiếng tăm nhất mà bạn từng biết. Và hãy luôn đối xử tử tế với những người thường không nhận được sự tôn trọng. Chẳng hạn như người vô gia cư thường bị xem thường hoặc đối xử khiếm nhã, nhưng họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và sự nhã nhặn như bất cứ ai khác.

Cư xử đúng phép tắc cũng là một trong cách bạn tôn trọng người khác. Hãy cư xử một cách đúng đắn ‘khi bạn đang ở một nơi tập thể hoặc nơi công cộng. Như khi đi mua một món đồ gì đó chúng ta cần phải biết xếp hàng để chờ đến lượt mình chứ không chen ngang, hãy luôn nói chuyện vừa đủ để bạn với bạn bè của mình để nghe và không nên nói lớn tiếng tránh gây ảnh hưởng, làm phiền cho người khác. Nếu các bạn làm được thì sẽ người đất nước ta ngày càng văn minh và phát triển.

Với tư cách là học sinh không được nặng lời xúc phạm bạn bè, thầy cô. Phải biết yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô. Không phân biệt đối xử với một ai mà hãy dành lòng tôn trọng cho tất cả mọi người kể cả họ không bằng mình, không như mình mong muốn, họ khổ đau hay nghèo khó cũng cần phải tôn trọng họ. Bởi vì họ cũng là con người luôn sự tôn trọng, lịch sự tế nhị với họ.

Không chỉ ở thái độ tôn trọng mà cần thể hiện trong cử chỉ, hành động và lời nói. Khi giao tiếp với người khác phải nói nhỏ nhẹ, nhiệt tình, không tranh lời hay cắt lời của người khác. Luôn chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người. Không công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình. Không bắt nạt người yêu hơn mình.

Tôn trọng người khác thì không nên vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng. Tôn trọng không gian sống chung nghĩa là tôn trọng mọi người. Không đổ lỗi cho người khác khi xảy ra sự cố hay thất bại trong công việc. Biết nhận lấy lỗi lầm của mình và khắc phục thiệt hại. Như thế thì mới tạo được sự tin tưởng của mọi người dành cho mình và tạo ra mối chiếc cây tình hữu nghị giữa hai hay nhiều người.

Lứa tuổi học trò ngày càng mất đi văn hóa kỉ luật, không còn tôn trọng người lớn. Một số học sinh hiện nay không còn “tôn sự trọng đạo” nữa. Ngày nay, học sinh không có sự tôn trọng khi nghe giáo viên nói. Ví dụ điển hình là khi lúc giáo viên giảng bài thì học sinh lại làm lơ, không nghe giảng. Thậm chí có một số bạn ăn vụng trong lúc thầy cô đang giảng bài. Không chỉ thế, học sinh còn cãi lại giáo viên với những lời thô lỗ, hoặc tệ hơn nữa là đánh giáo viên trong trường, trong lớp.

Về vấn đề học sinh không tôn trọng giáo viên có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do giáo viên, giáo viên sử dụng quyền lực người thầy cô, người lớn tuổi của mình để áp đặt, đe nẹt học trò vào khuôn phép thay vì cảm hóa, thuyết phục. Nếu cách này thành công thì giáo viên giữ được trật tự lớp học, có được sự tuân phục nhưng không thể đạt được mục tiêu giáo dục. Nếu không thành công thì dẫn đến một số kết quả không lường tới được.

Thứ hai là do đạo đức học sinh ngày nay ngày càng suy thoái do thời buổi xã hội, gia đình đã tác động đến học sinh. Gia đình chưa thật sự quan tâm đến con em mình. Nhà trường còn chú trọng đến dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người, xã hội thì có quá nhiều sự tác động xấu đến học sinh…

Để giải quyết vấn đề bạo lực học đường thì nhà trường cùng với gia đình hợp tác giáo dục lại con em mình. Hãy luôn dùng những biện pháp hợp lí vừa phải, đừng dùng những biện pháp quá đàng áp thì học sinh ngày càng thêm tồi tệ mà thôi. Nhà trường mở những lớp nói về cách ứng xử trong cuộc sống. Ngoài ra các giáo viên nên hòa đồng, gần gũi với học sinh hơn. Như thế thì tình thầy-trò ngày càng thắm thiết và giúp cho việc học ngày càng dễ dàng.

Ý thức tôn trọng người khác của học sinh hiện nay có thay đổi được hay không một phần là do nên giáo dục và một phần là học sinh phải tự nhận thức. Nếu có được mối quan hệ tôn trọng này thì đất nước ta ngày càng phát triển và văn minh hơn.

15 tháng 9 2021
Lẽ phải nha mình viết nhầm
8 tháng 5 2022

Định giải mà k bt bài đấy :>>

24 tháng 6 2023

Hiện nay, trong trường học đã và đang xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực đáng báo động về việc suy thoái đạo đức của các em học sinh. Một trong những hiện tượng tiêu cực đó mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là hành vi gian lận trong thi cử. Hiện tượng gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nếu kiểm tra một cách kĩ càng thì trong bất cứ kì thi nào cũng sẽ bắt gặp các bạn học sinh có hiện tượng gian lận dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu giám thị coi thi không nghiêm thì sẽ mở tài liệu ra chép bài, nếu giám thị có việc đi ra ngoài thì trao đổi bài,... không còn là điều khó thấy ở trường học. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến ý thức chủ quan của các em học sinh, các em còn ham chơi, lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Nguyên nhân khác phải kể đến là nhiều đề thi dài và khó ngoài tầm hiểu biết nên dẫn đến tình trạng trao đổi. Bên cạnh đó là việc thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,… khiến các em bằng mọi cách phải được điểm cao nên dẫn đến gian lận trong thi cử. Việc gian lận trong thi cử sẽ tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Ngoài ra, nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số không đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Để đánh giá đúng năng lực, trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Khi cả xã hội cùng chung tay để tẩy chay hành vi gian lận trong thi cử cũng như tiến đến xây dựng một môi trường học đường vững mạnh thì không chỉ bản thân các em học sinh tốt lên mà cả xã hội cũng sẽ tốt lên từng ngày.

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.

Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.

Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

24 tháng 8 2019

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.

 Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp  phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.



#Châu's ngốc

24 tháng 4 2022

Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.  

24 tháng 4 2022

Con người có rất nhiều đức tính tốt , một trong số đó là lòng khiêm tốn . Kiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân , không kiêu căng , tự phụ . Người có tính khiêm tốn là ngươi luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc . Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người . Noa là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta . Giups ta năng cao phẩm giá , cung như được mọi người xung quanh tôn trngjvaf quý mến . Như Bác Hồ sông một cuộc sống rất khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mọc mạc , đơn sơ nhưng Bắc vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất . Vậy mà hiện nay vẫn còn con người có tính tự cao tự đại .  Đó là những người cần đắng phê phán và loại bỏ . Tóm lại , kiêm tốn là một đức tính tốt của con người , vì vậy mỗi chúng ta cần phải rèn luyện vì một cộc sống tốt đẹp hơn 

24 tháng 5 2020

Help me

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, ông không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

-HỌC TỐT-

Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng:

-Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen nếp gấp nếp mịn-những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhỡ nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ lãng quên nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào túm được chìa khóa chốn lao tù...

-Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học...nổi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt....thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to:''Nước Pháp muôn năm!''

  Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. Vẻ đẹp của ông đã được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.