K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

a)Bạn có thể hiểu như thế này:
- Trăng là danh từ chỉ sự vật hiện tượng, mà ở đây trăng lại "vào cửa sổ đòi thơ". Việc trăng làm như thế... nó mang tính người nên ở đây trăng đã được tác giả "nhân cách hoá" (nhân hoá). Hình tượng của trăng bấy giờ nó là một người bạn, người đồng chí của nhà thơ chứ không phải là trăng bình thường nữa (đòi thơ).
- Vấn đề thứ hai là tác giả (nhân vật giả định) lại "bận việc quân" nên hẹn với trăng "xin chờ hôm sau". Ở đây bạn có thể thấy rõ hơn "tác giả đã nói chuyện với trăng" và "hẹn hò với trăng". Như vậy, ở đây trăng không phải là "vật vô tri vô giác" mà trăng đã trở thành "một chủ thể, một con người biết trò chuyện, biết tâm sự..."(thôi dài quá, nói sơ sơ vậy). Rất mong bạn cảm nhận được câu này.

b)+Biện pháp ẩn dụ
+Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
+Tác dụng : mận, đào,vườn hồng .là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.

c)so sánh
có nghĩa là: “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm việc thì sẽ dễ thành công hơn

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks -Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. (Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện...
Đọc tiếp

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks 

-Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. 

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

(Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) 

a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. 

b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

c/.Kể tên các bài thơ có hình ảnh trăng của tác giả Hồ Chí Minh mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi 

Quê hương nếu ai không nhớ 

Sẽ không lớn nỗi thành người. 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

b/.Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ. 

c/.Kể tên các bài thơ viết về tình cảm quê hương mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 3: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: 

Việt Nam đất nước ta ơi! 

Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn 

Cánh cò bay lả rập rờn, 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. 

(Nguyễn Đình Thi) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt 

b/. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ. Tác dụng của nó? 

c/. Nêu nội dung của bài thơ. 

*P/S: Mong Admin accept bài tập này, em đang cần gấp vì chuẩn bị thi Học Kì 1 (Thứ 3 tuần sau)

0
21 tháng 4 2022

Tham khảo:

+) Bien phep tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
+) Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...  Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

30 tháng 8 2017

Mở bài thơ ra đã thấy trăng! Cũng lạ, mở đầu cho một bài thơ nói về “tin thắng trận” mà không có việc chiến trận, chuyện binh đao, lại chỉ có chuyện trăng thơ. Ấy vậy mà chuyện trăng thơ lại liên quan đến tin thắng trận, lại chuyển hóa thành tin thắng trận trong sự vận động độc đáo mà lôgic của tứ thơ: Mộng đẹp thành Thực đẹp, khiến cho bài thơ vừa tươi rói chất sống hiện thực lại dạt dào cảm hứng lãng mạn. Và đó chính là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa cổ điển và hiện đại, thi sĩ và chiến sĩ trong hồn thơ Hồ Chí Minh để tạo nên bài thơ trăng – báo tiệp bất hủ này.

Bài thơ mang phong vị Đường thi rất đậm, từ giấc mộng trăng thơ say người đến tiếng chuông lầu trên núi cổ kính; nhưng rõ nhất là ở cấu trúc bài tứ tuyệt bốn câu thành hai phần cân đối nối tiếp nhau: cảnh Mộng trong hai câu đầu và cảnh Thực trong hai câu cuối. Mộng và Thực ở đây đều đẹp làm cho bài thơ vừa lung linh kì ảo lại ngời sáng rực rỡ.

Dễ thường ít có giấc mộng nào đẹp như giấc mộng đêm thu của Bác Hồ trong bài tứ tuyệt này. Và cũng hiếm thấy câu thơ nào lại chứa chan thi vị, mở ra một cảnh sắc thơ mộng kì ảo, một trời đầy trăng thơ say người đến thế:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã “rất thơ”, nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người.
Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là “ham muốn tột bậc” của Bác:

Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau)

Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. “Có đại giác thì mới có đại mộng” (Mai đình mộng kí) – đây là “đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa?
Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp:

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có “việc quân đang bận” trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về” trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái “tin thắng trận” này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái “đại mộng” này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.

2 tháng 4 2022

tự sự

20 tháng 12 2019

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

   Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ

   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bài thơ trên là "Cảnh khuyu" của tác giả Hồ Chí Minh

PHẦN I (3,0 điểm)Cho câu thơ sau:“Cháu chiến đấu hôm nay”Câu 1: Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”. (1 điểm)Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. (1 điểm)Câu 3:a) Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học...
Đọc tiếp

PHẦN I (3,0 điểm)

Cho câu thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay”

Câu 1: Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”. (1 điểm)

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. (1 điểm)

Câu 3:

a) Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học cũng viết về tình cảm thiêng liêng này, nêu rõ tên tác giả.

b) Ghi lại một số câu văn (câu thơ) về tình cảm gia đình (1,0 điểm)

PHẦN II (7,0 điểm)

Câu 1: Là một học sinh em cần làm gì để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình bằng đoạn văn khoảng 4 – 5 câu (trong đó có sử dụng ít nhất một quan hệ từ). Gạch chân dưới những quan hệ từ đó. (2,0 điểm)

Câu 2: Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh.          

                                     GIÚP MÌNH VỚI Ạ!!!

0
PHẦN I (3,0 điểm)Cho câu thơ sau:“Cháu chiến đấu hôm nay”Câu 1: Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”. (1 điểm)Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. (1 điểm)Câu 3:a) Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học...
Đọc tiếp

PHẦN I (3,0 điểm)

Cho câu thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay”

Câu 1: Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”. (1 điểm)

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. (1 điểm)

Câu 3:

a) Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học cũng viết về tình cảm thiêng liêng này, nêu rõ tên tác giả.

b) Ghi lại một số câu văn (câu thơ) về tình cảm gia đình (1,0 điểm)

PHẦN II (7,0 điểm)

Câu 1: Là một học sinh em cần làm gì để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình bằng đoạn văn khoảng 4 – 5 câu (trong đó có sử dụng ít nhất một quan hệ từ). Gạch chân dưới những quan hệ từ đó. (2,0 điểm)

Câu 2: Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh. (5 điểm)

                                        GIÚP MÌNH VỚI Ạ

0