K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2018

cho nè

Phòng Thi Thử - Ngân Hàng Đề Thi Thử | Zuni.vn

8 tháng 8 2018

Google không tính phí bạn ạ =)))

Mình thấy lớp 9 nâng cao nhiều sách lắm, có cả đề nữa

9 tháng 5 2019

mik thi roi nhung cung quen roi nao ca vang nha ban

5 tháng 5 2019

giống mik nẹ

học căng thẳng wá

5 tháng 5 2019

BĂNG 2

13 tháng 5 2019

mk thi r, nhung khac truong nen chac de ko giong dau

13 tháng 5 2019

Bạn cứ viết đề ra cho mk xem đi. Chắc trúng vài câu đó.

9 tháng 8 2018

ĐÁP ÁN NÈ!!

I. ĐỌC HIỂU

1. Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố về tiềm lực tự nhiên của đất nước gồm đất đai, khoáng sản, châu báu, núi non, thềm lục địa, biển (bể), rừng, phù sa, sông.

3. Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:

- Gợi suy nghĩ, nhận thức về thực trạng sử dụng tiềm lực tự nhiên của đất nước.

- Nhắc nhở con người về việc sử dụng tiềm lực tự nhiên của đất nước.

- Tác giả thể hiện niềm tự hào trước những tiềm lực tự nhiên của đất nước nhưng đồng thời cũng bộc lộ những trăn trở, suy tư, lo nghĩ về việc sử dụng, phát huy những tiềm lực đó.

4. Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về việc sử dụng tiềm lực trong thực tiễn hiện nay.

II. LÀM VĂN

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích:

+ Sứ mệnh là nhiệm vụ quan trọng, thiêng liêng của mỗi con người.

+ Tiềm lực là những sức mạnh tiềm tàng.

=> Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội của đất nước.

- Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:

+ Nhìn nhận đúng về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay.

Thuận lợi: Về tự nhiên – thiên nhiên đất nước có nhiều tài nguyên đất đai, biển, khoáng sản. Kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Khó khăn: Nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xảy ra nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong thời buổi hội nhập...

+ Ý thức sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân trong tư cách người công dân của đất nước:

Trong môi trường tự nhiên: đấu tranh bảo vệ tự nhiên, giữ gìn môi trường lành mạnh, trong sạch,…

Trong môi trường văn hóa – xã hội: con người cần sống tốt, sống đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc,…

Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

2. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

Nội dung

* Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài

- Vẻ đẹp con thuyền khi ở ngoài xa:

+ Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

+ Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”, cảnh tượng đẹp, thơ mộng đầy thi vị. Tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm. Nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.

+ Con thuyền khiến Phùng nhận ra “cái đẹp là đạo đức” giúp tâm hồn con người thánh thiện.

- Cảnh bạo lực của gia đình hàng chài khi con thuyền đến gần:

+ Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét.

+ Hình ảnh: Người đàn bà: cao lớn, khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.

=> Hình ảnh trần trụi, gai góc của đời sống.

Câu 1: Đột biến là

A. Những biến đổi trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm trên ADN

B. Những biến đổi trong cấu trúc của ADN hoặc ARN

C. Những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở ADN hoặc NST

D. Những biến đổi về kiểu hình, có thể gây chết hoặc làm giảm sức sống

Câu 2: Gluanin dạng hiếm đã gây nên đột biến

A. Mất một cặp nuclêôtit

B. Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A

C. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T

D. Thay thế G-X bằng cặp X-G

Câu 3: Vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa ở sinh vật nhân sơ là

A. Trực tiếp tác động lên gen cấu trúc trong hệ thống opêron

B. Sản xuất prôtêin ức chế

C. Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeza khi tổng hợp ARN

D. Nơi bá, của ARN polimeza khi tổng hợp ARN

Câu 4: Một gen của sinh vật nhân sơ, mạch thứ nhất có A1 =15%, G1 =10% mạch thứ hai có A2 =30% ,G2 =45%. Trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có Um =30%, Xm = 45%. Mạch làm khuôn tổng hợp mARN trên là

A. Mạch 2 của gen

B. Mạch 1 của gen

C. Có thể một trong hai mạch

D. Không xác định được chính xác mạch nào

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây do đột biến lặp đoạn NST tạo nên

A. Ung thư máu ác tính ở người

B. Hội chứng Đao ở người

C. Mắt dẹt ở ruồi giấm

D. Hồng cầu hình liềm ở người

Câu 6: Dạng đột biến nào sau đây thuộc thể ba nhiễm

A. 2n-2

B. 2n+1

C. 2n+2

D. 2n-1

Câu 7: Đem lai 2 cây cà chua quả đỏ có kiểu gen BBBB với cây cà chua quả vàng có kiểu gen bbbb thu được F1 quả đỏ. Cho F2 tự thụ phấn, ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là

A. 35:1

B. 15:1

C. 9:7

D. 5:3

Câu 8: Ở một tế bào sinh tinh trùng, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp NST Aa phân li bình thường, cặp NST Bb không phân li trong giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A. Abb và A hoặc aBb và a

B. Abb và a hoặc aBb và A

C. Abb và B hoặc ABB và b

D. ABB và abb hoặc AAB và aab

Câu 9: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là

A. Giao tử F1 tạo ra giữ nguyên bản chất

B. Không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST

C. Sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp tương đồng

D. Sự nhân đôi, phân li độc lập, tổ hợp tư do của các cặp NST

Câu 10: Cống hiến cơ bản nhất của Menđen đặt nền móng cho việc phát hiện tiếp các quy luật di truyền sau này là

A. Nêu được cách thiết lập sơ đồ lai

B. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai

C. Phát hiện ra hiện tượng phân tính của tính trạng

D. Phát hiện các tính trạng luôn di truyền độc lập

Câu 11: Khi lai hai dòng đậu Hà Lan khác nhau về 7 cặp gen xác định 7 cặp tính trạng các gen tòn tại trên NST khác nhau, tạo được F1 dị hợp. Nếu không có hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến thì số giao tử của F1 sẽ là

A. 128 loại B. 126 loại C. 64 loại D. 256 loại

Câu 12: Trong trường hợp di truyền độc lập, các tính trạng trội – lăn hoàn toàn . Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3: 3 : 1 :1

A. AaBb x aabb

B. AaBb x aaBb

C. Aabb x aaBb

D. AABb x AaBb

Câu 13: Ở ngô, cây cao được chi phối bởi 2 gen trội không alen A và B. Khi thiếu mặt 1 trong 2 gen trội hoặc thiếu cả 2 gen trội thì tạo nên cây lùn. Cho lai giữa 2 giống ngô lùn thuần chủng được F1 ngô cây cao. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Kiểu gen F1 và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 sẽ là

A. Dị hợp tử về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình F2 : 9 :7

B. Dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình F2 : 9 :7

C. Dị hợp tử về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình F2 : 3 :1

D. Dị hợp tử về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình F2 : 5 :3

Câu 14: Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân có hiện tượng trao đổi chéo, thực tế tạo được mấy loại tinh trùng từ tế bào sinh tinh này

A. 4 B. 2 C. 8 D. 6

Câu 15: Trong phép lai phân tích về 2 cặp gen xác định hai cặp tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, tần số hoán vị gen được tính bằng

A. Số lượng cá thể có kiểu hình khác bố mẹ chia cho tổng số cả thế thu được rồi nhân với 100

B. Số lượng cá thể có kiểu hình giống bố mẹ chia cho tổng số cả thế thu được rồi nhân với 100

C. Số cá thể có trao đổi chéo chia cho tổng số cá thể thu được rồi nhân với 100

D. Sự so sánh kết quả phép lai phân tích và phép lai F1 để xác định tần số hoán vị gen

Câu 16: Trên một NST, xét 4 gen A, B, C, D. Biết rằng khoảng cách tương đối giữa các gen: AB =1,5cM; BC = 16,5 cM; BD = 3,5cM; CD = 20cM; AC =18cM. Trật tự phân bố các gen trên NST là

A. BACD

B. CABD

C. ABCD

D. DABC

Câu 17: Cơ thể có kiểu gen AB/ab x DE/de khi giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến thì có thể tạo ra được mấy loại giao tử

A. 4 loại

B. 8 loại

C. 16 loại

D. Cả A, B, C

Câu 18: Ở người, bệnh máu khó đông do alne lặn d nằm trên đoạn không tương đương trên NST X, máu đông bình thường do alen trội D chi phối. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 3:1

A. XDXd x XDY

B. XDXD X XdY

C. XdXd x XDY

D. XDXd x XdY

Câu 19: Giới hạn sinh thái là

A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó, cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

B. Những quy định về một nhân tố nào đó đối vời loài cụ thuể trong điều kiện sống nhất định

C. Khoảng giá trị mà ở đó, quần thể không mở rông được khu vực phân bố hoặc mở rộng trong giới hạn quá hẹp

D. Những quy định về một khu vực địa lí cho một quần thể nhất định trong khoảng không gian thay đổi

Câu 20: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen 0,21AA: 0,52Aa : 0,27aa. Tần số của alen A và alen a trong quần thể trên là

A. A = 0,53, a = 0,47

B. A = 0,27; a = 0,73

C. A = 0,73 ; a = 0,27

D. A = 0,47 ; a = 0,53

Câu 21: Chuối thức ăn nào đúng

A. thực vật, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt các cấp

B. Động vật ăn mùn bã, động vật ăn thịt các cấp, mùn bã hữu cơ

C. Thực vật, dộng vật ăn thực vật, mùn bã hữu cơ

D. Mùn bã hữu cơ, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt các cấp

Câu 22: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền

A. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA

B. O,81AA : 0,18Aa ; 0,01aa

C. 0,81Aa: 0,18Aa: 0,018aa

D. 0,01Aa : 0,18aa: 0,81AA

Câu 23: Trong tự nhiên nhân tố sính thái tác động đến sinh vật

A. Một cách độc lập với tác động của các nhân tố đến sinh thái khác

B. Trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác

C. Trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh

D. Trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 24: Ở chó , lông đen có kiểu gen BB, lông đốm có kiểu gen Bb, lông trắng có kiểu gen bb. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyềnc có 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ % số chó có lông đốm trong quần thể sẽ là

A. 32% B. 16% C. 64% D. 4%

Câu 25: Các nhóm phân loại đều có quá trình phát triển qua các giai đoạn giống nhau, điều đó chứng tỏ

A. Thế giới sinh vật có cùng nguồn gốc và sự tiến hóa có tính kế thừa

B. Thế giới sinh vật có cùng nguồn gốc từ một tế bào ban đầu là hợp tử

C. Quá trình tiến hóa của sinh vật luôn trải qua các giai đoạn giống nhau

D. Sự phát triển của sinh vật phản ánh đầy đủ quá trình tiến hóa của chúng

Câu 26: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra

A. Bạch tạch

B. Đao

C. Claiphentơ

D. Tơcnơ

Câu 27: Nhóm loài nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc I trong các chuỗi thức ăn

A. Dê, cừu

B. Các loài rắn

C. Các loài ếch, lươn

D. Các loài hổ báo

Câu 28: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST gây nên

A. Bệnh bạch cầu ác tính

B. Tật dinh ngón tay 2,3

C. Hội chứng Đao

D. Hội chứng Claiphentơ

Câu 29: Ý nghĩa của hiện tượng ngủ đông ở động vật là giúp

A. Tồn tại tránh các điều kiện bất lợi

B. Giảm tiêu hao năng lượng vì kiếm ăn được ít

C. Giảm các hoạt động vô ích, chuẩn bị cho gặp bạn tình

D. Giảm mất nhiệt vô ích khi gặp lạnh giúp bảo toàn khối lượng cơ thể

Câu 30: Ở người, thuận tay phải ,mắt nâu là trội so với thuận tay trái, mắt đen. Hai gen xác định 2 tính trạng này tồn tại trên 2 cặp NST thường, mỗi gen gồm 2 alen. Bệnh máu khó đông do alen lặn d nằm trên NST giới tính X tại đoạn không tương đồng, alen D quy định máu đông bình thường. Trong quần thể người, giới tính nữ có mấy kiểu gen về các gen trên

A. 27 B. 9 C. 8 D. 16

Câu 31: Giữa sinh vật với sinh vật có

A. ảnh hưởng trực tiếp đến nhau

B. ảnh hưởng gián tiếp đến nhau

C. ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhau

D. không có ảnh hưởng gì đến nhau

Câu 32: Để loại bỏ các gen bất lợi ra khỏi quần thể giống, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây

A. tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật

B. lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép

C. lai các thứ, lai các nòi khác nhau

D. lai xa giữa 2 loài khác nhau

Câu 33: Nhóm sinh vật nào có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật

A. thực vật

B. động vật ăn thực vật

C. động vật ăn thực vật

D. vi khuẩn hoại sinh

Câu 34: Cơ quan thoái hóa là

A. cơ quan phát triển mạnh nhất trong quá trình sống

B. cơ quan không đảm nhận các chức năng gì trong cơ thể sống

C. cơ quan tiêu giảm hoặc không đảm nhiệm chức năng trong cơ thể

D. cơ quan đã phát triển mạnh ở các thế hệ trước

Câu 35: Yếu tào nào là thành phần hữu sinh của môi trường

A. ánh sáng

B. hệ vi khuẩn trên da người

C. các nguyên tố khoáng mà con người hấp thụ qua thức ăn

D. nhiệt độ

Câu 36: Vì sao các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì đối với cơ thể nhưng vẫn không bị CLTN loại bỏ

1) Vì cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật

2) Vì gen quy định cơ quan này chỉ có thể bị loại bỏ khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên

3) Thời gian tiến hóa chưa đủ dài để CLTN có thể loại bỏ các gen quy định cơ quan này

A. 1,2

B. 2,3

C. 1,3

D. 1,2,3

Câu 37: Thế nào là khai thác tài nguyên một cách bền vững

A. Ngăn cấm không được khai thác các tài nguyên quý hiếm

B. Tạo thêm các loài mới có giá trị cho sự phát triển kinh tế

C. Khai thác một cách hợp lí các dạng tài nguyên tái sinh; tái chế ; tái sử dụng những dạng tài nguyên không tái sinh

D. Hạn chế khai thác tài nguyên cho mục đích phát triển kinh tế

Câu 38: Những nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành loài mới là

A. Giao phối ,CLTN

B. Đột biến, CLTN, di truyền

C. Đột biến, di truyền, giao phối

D. Cách li, CLTN

Câu 39: Khu sinh học nào có nhiều tán lá rộng che phủ và có nhiều tầng thực vật

A. Rừng thông

B. Đài nguyên

C. Đồng có ôn đới

D. Rừng mưa nhiệt đới

Câu 40: Tại sao ngày nay sự sống không tiếp tục được hình thành bằng con đường tiến hóa hóa học trong tự nhiên nữa

1) Thiếu các điều kiện cần thiết như trong tự nhiên trước đây

2) Nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống sẽ ngay lập tức bị vi sinh vật phân giải

3) Vì không đủ thời gian để hình thành sự sống trong điều kiện thiên nhiên quá phức tạp

Phương án đúng là

A. 1,2

B. 1,3

C. 2,3

D. 1,2,3

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C B A C B A B D B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B A A D D A A A D
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B B A A A B A A A
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C A A C B C C B D A

Hướng dẫn giải

Câu 4:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung → mạch 2 của gen là mạch mã gốc tổng hợp phân tử ARN

Câu 7:

F1 : BBbb x BBbb

F2 có bbbb = 1/6 .1/6 = 1/36 (quả vàng)

→ Quả đỏ = 35/36

Câu 11:

7 cặp gen dị hợp tồn tại trên 7 cặp NST ở cơ thể F1 → 27 = 128 loại giao tử

Câu 12:

Tỉ lệ 3 : 3 : 1 :1 = (3 :1) (1 :1) → P là AaBb x aaBb

Câu 14:

AB/abDd khi giảm phân có 2 kiểu sắp xếp ở kì giữa I nếu có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo thì từ 1 tế bào sinh tinh tạo nên tối đa 4 loại giao tử

Câu 20:

A = 0,21 + 0,52/2 = 0,47 ; a = 0,27 + 0,52/2 = 0,53

Câu 30:

Mỗi cặp gen trong quần thể có 3 kiểu gen → 3.3.3 = 27 kiểu

15 tháng 8 2018

Kết quả hình ảnh cho sách ôn thi vào lớp 10 môn khoa học xã hội

14 tháng 8 2018

Mk cs một quyển sách ôn thi trắc nghiệm vào lớp 10 môn khoa học xã hội , trong đó có môn lịch sử ( có đáp án ) nếu đc mk sẽ gửi ảnh để bạn tìm mua