K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2018

google ....

có hết =v

-_-

30 tháng 7 2018

LÊN GOOGLE BẠN Nhé

2 tháng 5 2017

Gợi ý phần thân bài:

- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....

- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....

- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....

- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....

9 tháng 8 2017
  • Mở bài:

Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.

  • Thân bài:

* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.

* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.

* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.

* Hậu quả:

– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.

– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.

– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

* Giải pháp khắc phục:

– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.

– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.

– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.

– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.

– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.

* Bài học:

– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.

– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

  • Kết bài:

Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.

10 tháng 2 2018

Bài 3:

Gọi số hs trồng cây là x (hs)

Số hs làm vệ sinh là: 40 - x(hs)

Theo đề ra ta có:

x - (40 - x) = 8

<=> x - 40 + x = 8

<=> 2x - 40 = 8

<=> 2x = 48

<=> x = 24

Vậy số hs trồng cây là 24 ( hs)

17 tháng 12 2017

viết đoạn văn (khoảng 10) dòng nêu suy nghĩ của em về học sinh lười học trong lớp?

Bài làm:

'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'.Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.Biển hiện của hiện tượng lười học là ngồi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đãng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.Trong đó việc tiếp thu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học. Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái độ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không quá nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Vì là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháo ngoan Bác Hồ, để không phụ lòng bố mẹ.

17 tháng 12 2017

- Chủ đề văn ban " Tôi đi học"

Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên cùng ý nghĩ cảm xúc của nhân vật "tôi" trong ngày tựu trường đó.

21 tháng 7 2018

Tả ngôi trường của em

Ngôi trường thân yêu của em mang tên một vị anh hùng dân tộc Nguyễn Viết Xuân. Nằm trên thôn Tường Quang, xã Hoà Kiến, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Ngôi trường này đã xây dựng được 8 năm rồi, nhưng vẫn còn mới nhờ sự giữ gìn chu đáo của chúng em.
Từ xa nhìn lại, trường em hiện lên với vẻ đẹp rất đỗi thân quen từ những mái ngói đỏ tươi, cùng những phòng học được quét vôi màu vàng nhạt nắng nằm san sát bên nhau. Đặt chân tới cổng trường, giữa sân, trên đỉnh cột cờ, y nghi lá cờ tổ quốc luôn bay dập dờn trong gió. Cũng chính tại nơi đây, dưới bóng cột cờ này, vào những buổi sáng thứ hai đầu tuần, chúng em đã đứng đây để tiến hành lễ chào cờ, cùng tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã khuất. Lúc này, khung cảnh trường em hiện lên thật đẹp. Những cây bàng, cây phượng mọc thẳng tắp như đang chào đón ai. Trong bồn, những khóm hoa nghiêng mình, khoe sắc dưới ánh nắng dịu dàng của buổi sớm mai, trên cành lá chúng vẫn còn đọng lại những giọt sương mai như những viên ngọc diệu kì. Sừng sừng trước ngôi trường hai tầng là một cái trống trường, vẻ âm thầm của trống như đang chờ đợi cái nhiệm vụ báo giờ quen thuộc mà nó vẫn thực hiện tốt trong mấy năm nay. Phòng học của lớp em nằm trên lầu, gió thoảng qua mát mẻ vô cùng. Các dãy bàn ghế luôn thẳng tắp, ngay ngắn, được làm bằng gỗ. Chỉ riêng có lớp một ghế bàn được làm bằng sắt thôi, tuyệt lắm! Trong mỗi phòng học, Anh bảng đen chiếm dường như gần hết tất cả bức tường, với anh luôn trầm lặng như thể đang đợi chờ cô giáo viết lên bao điều hay, bổ ích. Cạnh anh là tấm bảng ghi rõ 5 điều Bác Hồ dạy và trích đoạn trong lá thư mà Bác Hồ đã gửi cho chúng em nhân ngày tựu trường độc lập đầu tiên. Cũng chính những lời dạy của Bác đã giúp chúng em luôn vươn lên và nổ lực học tập không ngừng. Còn trên đầu anh được đính một tấm ảnh chụp chân dung Bác Hồ. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, em như cảm thấy Bác đang mỉm cười với em. Ôi! Bác Hồ ơi, tuy Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ vẫn luôn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng em.
Trường em là như thế đó! Gần gũi thân thương và rất đỗi diệu kì. Trường cũng chính là ngôi nhà thứ hai của hai của em. Em yêu quý ngôi nhà này biết nhường nào. Nơi đây đúng là một đại gia đình mà ai cũng phải nhớ nhau và muốn gặp nhau mỗi khi xa cách. Thật buồn tủi cho ai không có cơ hội được cắp sách tới trường, vì đến trường là sẽ được học bao điều hay, lẽ phải. Sau này, với em cho dù có đi đâu, về đâu em cũng sẽ không bao giờ quên ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân muôn vàn kính yêu này!

21 tháng 7 2018

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui "đó là biển hiệu mà trường tôi treo sau bảng ghi tên trường của tôi-Ngôi trường yêu dấu và thân quen đã gắn bó với tôi suốt 5 năm tôi là học sinh tiểu học.

26 tháng 10 2017

Cuộc đời tôi thật chán ngắt khi tôi đi học mà cứ phải nhận những con điểm xấu, khi thấy các bạn bàn luận với nhau về điểm chín, điểm mười, bài này thế nọ, bài này thế kia. Tôi thấy ghen tỵ lắm, tôi cứ muốn nghỉ học ở nhà chơi cho sướng đời, học hành chi cho mệt. Nhưng mà cái cảnh sân trường rộn rã, ngôi trường vui nhộn kia cứ thu hút tôi, nó cứ kéo tôi về với nó. Tôi sẽ thử cho mình một cơ hội nữa xem sao.

Tôi cố gắng học hành cho thật giỏi để đền ơn ông bà cha mẹ vì tôi luôn nhớ lời cô tôi dạy: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Tôi đã mang ơn cha mẹ tôi rất nhiều, từ cái áo, cái quần đến quyển vở, cây viết đều là nhờ công lao cực khổ của cha mẹ đã đổ những giọt mồ hôi làm việc mà kiếm được cho tôi. Tôi quyết tâm làm tròn chữ hiếu. Tôi thì là một học sinh yếu, lại nhu nhược nên trong lớp không ai thích chơi với tôi mấy, vì thế nên tôi cũng không thể nhờ các bạn chỉ bài giúp. Bây giờ chỉ còn tôi với tôi bước đi trên con đường khó khăn này thôi. Tôi yếu rất nhiều môn học, mà lại là những môn chính nữa chứ, chẳng hạn như là: văn, toán, anh, và còn nhiều môn khác nữa mà tôi bị mất căn bản hết rồi. Nhưng lòng quyết tâm vươn lên học tập tốt của tôi đã đánh bại cái mềm yếu, dễ dàng bỏ cuộc của tôi.

Từ đó trở đi, vào lớp tôi luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung nghe kỹ hơn những phần chính của bài giảng và hỏi lại thầy cô những phần tôi không hiểu hay còn lúng túng. Về nhà, tôi thực hiện tất cả những dặn dò của thầy cô giao. Chẳng hạn, môn anh văn, tôi thuộc từ vựng rất kỹ và thường xuyên ôn lại kiến thức cũ, cố gắng lấy lại căn bản. Có khi phải thức thâu đêm nhưng tôi không ngại khó khăn, cực nhọc để đạt được mục đích của mình. Môn Văn thì tôi thường xuyên làm thêm những bài tập làm văn, tham khảo thêm những bài văn mẫu hay để trau dồi kiến thức. Như lời các nhà bác học đã nói: “Học, học nữa, học mãi” và “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, và đặc biệt nhất là câu nói “Kiến thức ta biết chỉ là một giọt nước trong biển rộng bao la của kiến thức nhân loại”. Những lời nói đó cứ khiến tôi nhớ mãi. Môn Toán tôi làm thêm những bài tập bổ sung rất nhiều. Tôi học như thế với một khát vọng to lớn, một ước mơ vĩ đại là mai sau làm một bác sĩ. Và cứ thế, tôi học không ngừng, không ngừng vươn xa, không ngừng tiến bộ. Rồi ngày đó cũng tới, cái ngày mà tôi biết được kết quả của bao ngày học hành cực nhọc. Tôi thật bất ngờ khi biết điểm trung bình của tôi tròn chín phẩy, chỉ đứng sau bạn lớp trưởng. Khi ấy, tôi nhận ra rằng: “Không có gì là không thể nếu ta cố gắng không ngừng, không bao giờ nghĩ đến bỏ cuộc”. Sau những ngày phấn đấu, tôi đã làm cha mẹ vui lòng khi gặt hái được thành quả tốt đến như vậy.

Qua câu chuyện này, tôi muốn gửi một thông điệp đến các bạn học sinh yếu rằng lòng quyết tâm, sự kiên trì và cố gắng vươn lên trong học tập là thứ không thể thiếu. Có nó thì ta có thể làm được tất cả, thực hiện được những ước mơ mà ta luôn cho là điều không thể. Hãy sống và cố gắng vươn tới những ước mơ, đừng bao giờ bỏ cuộc.

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Qúa trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trog xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vài trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trog cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trog công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trog những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tihh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trog học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh… Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiều quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

1 tháng 4 2017

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố

gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.