Bài 1: Khử 50 gam hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (II) oxit bằng khí hidro.
Tính thể tích khí hidro cần dùng, biết rằng trong hỗn hợp, đồng (II) oxit chiếm 20% về khối lượng. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?
Bài 2: Cho 60,5g hỗn hợp gồm 2 kim loại kẽm Zn và sắt Fe tác dụng vs dd axit clohidric. Thành phần % về khối lượng của sắt Fe trong hỗn hợp là 46,289%. Tính:
a) Khối lượng mỗi chất trong hh.
b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra khi cho hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dd axit clohidric.
c) Khối lượng các muối tạo thành.
Ta có: MCuO = 64 + 16 = 80(g)
MFeO = 56 + 16 = 72(g)
Theo đề bài, CuO chiếm 20% về khối lượng, vậy:
mCuO trong hỗn hợp là: \(\dfrac{20\%}{100\%}.50=10\left(g\right)\)
=> nCuO = \(\dfrac{m}{M}=\dfrac{10}{80}=0,125\left(mol\right)\)
mFeO = \(\dfrac{80}{100}.50=40\left(g\right)\) => nFeO = \(\dfrac{40}{72}=0,56\left(mol\right)\)
PTHH (1): CuO + H2 → Cu + H2O
TPT: 1mol 1mol
TĐB: 0,125mol → ?(mol)
=> nH2(1) = \(\dfrac{0,125.1}{1}=0,125\left(mol\right)\)
PTHH(2): FeO + H2 → Fe + H2O
TPT: 1mol 1mol
TĐB: 0,56mol → ?(mol)
=> nH2(2) = \(\dfrac{0,56.1}{1}=0,56\left(mol\right)\)
\(\sum n_{H2}\) cần dùng = nH2(1) + nH2(2) = (0,56 + 0,125) = 0,685 (mol)
VH2 cần dùng = n . 22,4 = 0,685 . 22,4 = 15,334 (l)
=> Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử
làm như vậy thì dài quá nè