Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, nhà văn Tạ Duy Anh đã diễn tả tâm trạng của người anh khi đứng nhìn bức tranh của em gái mình:
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.
Theo em, tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng trong câu Vậy mà dưới mắt tôi thì…? Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có cách diễn đạt tương đương nào? Cách diễn đạt nào hay hơn?
mn giúp mình nha..thanks trước ạ!
- Tác giả dùng dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng
- Ở đây người anh đã không thể nói tiếp vì sự ngỡ ngàng, bất ngờ về tình cảm, về cái nhìn trong mắt của người em về hình tượng người anh đánh kính của mình
- Nếu không dùng dấu chấm lửng thì có thể diễn đạt bằng cách : dẫn tiếp lời của người anh
Nhưng cách diễn đạt của tác giả là sử dụng dấu chấm lửng (...) là hợp lí hơn vì cho người đọc hiểu được người anh đã ân hận như thế nào khi thấy người em rất quý trọng mình.