K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2018

- Gợi ý nhé!

- Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.

Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.

- Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.

- Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội.

- Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình.

- Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời.

- Tục ngữ Ấn Độ có câu : “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.

22 tháng 6 2018

Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Winllam ArThu Ward đã từng phát biểu, “chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy! Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, một chặng đường dài mà ở đó mỗi người lính học hỏi làm gốc và trưởng thành làm đích. Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp sống tốt với người với đời và với mình hơn. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “nếu biết trăm năm là hữu hạn”, tác giả Phạm Lữ Ân viết “Tôi nghĩ trưởng thành là khi ta trở thành một chỗ dựa cho bất cứ ai, kể cả bản thân mình. Trở thành chỗ dựa cho bản thân là điều tối quan trọng”.
Cuộc sống của mỗi người là một chặng đường dài, nếu không có sự trưởng thành thì chúng ta sẽ mãi thất bại trên chặng đường đó. Trưởng thành, tức là sự che chắn lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận tiếp thu và xử lý cuộc sống. Theo tác giả Phạm Lữ Ân thì, “trưởng thành” tức là khi ta trở thành chỗ dựa nguồn động viên an ủi chắc chắn cho người khác và cho chính mình. “Chỗ dựa” cho bất cứ ai, tức là niềm động lực vững chắc cho mọi người và chỗ dựa cho “kể cả bản thân mình” tức là nguồn động lực, an ủi cho chính mình đều là biểu hiện của sự trưởng thành. Tác giả đặc biệt chú trọng “chỗ dựa cho bản thân”, là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải có đó là điều tối yêu “tối quan trọng”. Như vậy quan niệm của Phạm Lữ Ân muốn khẳng định, trưởng thành trước hết chính là trở thành nguồn sống, nguồn động viên khuyến khích người khác và quan trọng hơn là chính mình.
Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió cuộc đời hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn. Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi “ta có thể làm chỗ dựa cho bất cứ ai”. Cuộc sống không phải cũng lúc nào đều theo ý mình muốn. Những con người yếu đuối hay chí kém bền gặp những trắc trở đó dường như họ lại càng yếu đuối, thậm chí còn có cái nhìn bi quan. Nếu chúng ta có thể trở thành chỗ dựa trở thành nguồn sống, nguồn động viên cho họ, chứng tỏ là ta đã trưởng thành đã cứng cáp và chín chắn. Bởi chỉ khi ta hiểu cuộc sống biết chia sẻ biết, hướng họ tới một điều tốt đẹp thì đó chính là đã trưởng thành. Hơn nữa, mỗi khi trở thành chỗ dựa cho ai đó giường như ta có thể hiểu biết thêm có kinh nghiệm cuộc sống thêm. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người tức là cùng giúp mình khi đó ta không chỉ trưởng thành về ý chí, về kinh nghiệm mà đó còn là sự trưởng thành về tình cảm.
Khi đã trở thành chỗ dựa cho người khác, thì khi đó ta trưởng thành. Vậy khi làm chỗ dựa cho chính bản thân thì sao? Theo tác giả khi làm chỗ dựa cho chính bản thân, tức là ta đã trưởng thành mà thậm chí nó còn là “sự tối trọng”. Bản thân mỗi người sinh ra chính là một cá thể riêng biệt. Đối mặt với cuộc đời với sóng gió dường như chỉ có mỗi chúng ta tự ý thức vươn lên, và vượt qua đó. Nếu như ta làm “chỗ dựa”, cho chính mình tức là ta đã hiểu mình hiểu cuộc sống. Mà một khi đã hiểu mình thì đó chính là trưởng thành. Hơn nữa nếu như sự am hiểu về chính bản thân đó, giúp cho chúng ta vượt qua mọi chông gai cuộc đời, thì ta lại càng trưởng thành hơn nữa. Làm chỗ dựa chỗ bản thân chính là “điều tối quan trọng”, bởi khi ta làm được chỗ dựa cho bản thân thì ta mới đủ khả năng làm chỗ dựa cho người khác. Hơn nữa làm chỗ dựa cho bản thân thì ta mới có sức mạnh vượt qua chông gai, thử thách sẽ làm cho con người ta chín chắn và cứng cỏi hơn nhiều. Cuộc sống tức là ta làm chủ bản thân, vì vậy một khi ta đã đến được với cái mốc thành chỗ dựa cho chính mình, thì lúc đó ta đã trưởng thành.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương bộc lộ sự trưởng thành về ý thức, nhận thức tình cảm… công việc mình làm chỗ dựa cho người khác, hay chính bản thân mình, tiêu biểu trong số đó chính là nhà lãnh đạo vĩ đại bậc thầy thành trì chủ nghĩa xã hội Lê Nin. Người chính là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể dân tộc Nga, là niềm tin nguồn động viên cổ vũ lớn lao của người dân. Chính vì “chỗ dựa” vững chắc ấy, từ một nước nghèo bị tàn phá từ chiến tranh bước ra nhưng Liên Xô đã trở thành cường quốc mạnh nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Điều đó đã cho thấy Lênin, chính đã trưởng thành trong chiến lược, trong suy nghĩ và tình cảm thì mới có thể làm được những việc như vậy. Hai người thầy giáo đáng quý của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ký cũng chính là một tấm gương sáng về việc trưởng thành trong cuộc sống. Từ nhỏ thầy đã bị liệt hai tay, tưởng chừng việc đi học là điều không thể nhưng với ý chí quyết tâm, đặc biệt là sự tự tin về mình luôn khuyến khích động viên, “làm chỗ dựa” cho chính mình, thầy đã tập và viết được bằng hai chân. Thử hỏi nếu không có chỗ dựa vững chắc từ bản thân, thầy làm sao có thể vượt qua được những cơn ruột rát đau tê tái, những trắc trở của cuộc đời…
Trưởng thành trong cuộc sống là một điều dĩ nhiên và bắt buộc mà ai cũng cần phải có. Sự trưởng thành giúp mỗi người mở mang thêm trí thức thêm kinh nghiệm. Nhưng trước hết muốn trưởng thành, đều cần có và bắt buộc, hay nói Như Phạm Lữ Ân biểu hiện cần có chính là ta làm chỗ dựa cho người khác, cho chính mình, đặc biệt là cho chính mình. Nếu như vậy không chỉ có thêm sự lớn lên về mọi thứ, mọi điều mà còn là sự bồi đắp tình cảm cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng nhiều khi chỗ dựa đó cũng cần phải xem xét lại, khi đó là sự ỷ lại, lười biếng của bất cứ ai đó. Hai chỗ dựa đó cần cứng cáp hơn khi chính mình đang gặp những khó khăn, thử thách tưởng như khó có thể vượt qua được, những điều không mong muốn…Sự trưởng thành có thể rất linh động, không hẳn lúc nào nó cũng là “chỗ dựa”, bởi “chỗ dựa” có đặt đúng lúc, đúng nơi thì sự trưởng thành mới có ý nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người mong muốn trưởng thành mong muốn thành chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình. Họ thật lòng để thực hiện điều đó, thì vẫn còn một số người ỷ lại vào người khác, sống yếu đuối vô cảm trước người khác, thậm chí càng không nhận thức được chính mình, không thể làm niềm tin chỗ dựa cho mình, để cuộc đời trôi qua một cách vô nghĩa. Đó là một lối sống đáng phê phán lên án.
Cuộc sống bao giờ cũng đầy sóng gió, giông tố, thậm chí là nhục nhã, thất bại, thế nhưng ta hãy làm “chỗ dựa” cho chính mình thì sẽ thấy điều đó thật sự thú vị. Nó chỉ như một chướng ngại vật để mỗi chúng ta vượt qua và trưởng thành. Và đôi lúc mỗi người cần làm “chỗ dựa”, cho người khác để trưởng thành hơn trong cuộc sống, thêm vào đó mỗi chúng ta sẽ được bồi đắp lớn lên trong tình cảm, lớn lên trong sự chia sẻ và đồng cảm. Sự trưởng thành trong cuộc sống luôn luôn cần thiết, bởi có trưởng thành cuộc sống nhìn qua lăng kính của ta mới đầy đủ toàn diện. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy là niềm tin của người khác mỗi khi họ cần và cũng là niềm tin của chính mình. Đó chính là một yếu tố để trở thành một người trưởng thành trong cuộc sống, học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt khác như tự lập, kiên trì, dũng cảm…
Quả thật như William Arthu Ward đã khẳng, “định mục đích cuối cùng là trưởng thành”. Con người sinh ra là quỹ hữu hạn của khoảng thời gian vô hạn, vì vậy mỗi người cần phải biết trưởng thành từng ngày để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Muốn vậy, mỗi người phải là “chỗ dựa” vững chắc cho người khác, mà cho chính họ một điều cần thiết để con người lớn lên biết cảm, biết nghĩ và trân trọng cuộc đời hơn.

7 tháng 12 2021

Trong cuộc sống, sự trưởng thành đối với con người chính là một dấu mốc quan trọng. Thật vậy, sự trưởng thành của 1 người chủ yếu là qua sự chín chắn về mặt tinh thần, chứ không đơn thuần là sự lớn lên về xác thịt bên ngoài.

Đầu tiên, sự trưởng thành của một con người được biểu hiện bằng sự ý thức những trách nhiệm và bổn phận mình cần đảm đương trong tương lai. Khi ta còn nhỏ, ta thường sống những ngày vô lo, vô nghĩ và chẳng cần phải chịu trách nhiệm với ai. Nhưng khi ta trưởng thành, việc này đồng nghĩa rằng chúng ta có những trách nhiệm với gia đình, với công việc, với quê hương và với cả bản thân mình nữa. Sống buông tuồng, vô trách nhiệm, không chăm lo cho gia đình cũng như bản thân đều là biểu hiện của sự chưa trưởng thành và chín chắn.

Thứ hai, sự trưởng thành được biểu hiện bằng việc chúng ta nhận ra được chúng ta đã từng trẻ con và ngây thơ đến như thế nào trong quá khứ. Người lớn sẽ không còn giữ được sự hồn nhiên như ngày còn thơ bé và khi ta lớn, ta sẽ có sự so sánh với những ngày xưa và thấy được rằng mình đã từng có quãng thời gian trưởng thành và trở nên chín chắn đến như thế nào.

Cuối cùng, sự trưởng thành còn được biểu hiện bằng việc chúng ta dũng cảm đối mặt với những nỗi sợ của bản thân thay vì né tránh như hồi ngày xưa. Chấp nhận, đối diện với những khó khăn, chẳng sợ thất bại và cứ tiến lên phía trước vì những mục tiêu cao cả chính là tâm niệm của những người trưởng thành mong muốn mình có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, quá trình trưởng thành chính là quá trình hoàn thiện bản thân dần dần, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Tóm lại, sự trưởng thành không được thể hiện bạn ở độ tuổi bao nhiêu mà miễn khi đầu óc chúng ta trở nên chín chắn thì là lúc chúng ta trưởng thành.

Bạn tham khảo dàn bài nhé : 

1. Mở bài: - Giới thiệu về vai trò của nhà trường

2. Thân bài:

- Dẫn dắt: 

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ.

- Bàn luận:

- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời.

- Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp.

- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp...

3. Kết bài: Khẳng định về vai trò của nhà trường trong sự trưởng thành của chúng ta

26 tháng 12 2021

Tk:

 

Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, chẳng mấy chốc 10 năm trôi qua. Cứ mỗi độ thu về, lớp 6A của chúng tôi lại tụ họp dưới mái trường tuổi thơ. Vậy mà giờ đây, tôi mới có dịp trở dịp trở lại thăm trường, bao xúc cảm trào dâng khó nói thành lời.

 

Khi đặt chân tới cổng, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi da thịt của nơi đây. Mái trường của tôi trước kia nằm khiêm tốn sau lũy tre làng, nó cổ kính, rêu phong mà trang nghiêm tới lạ. Giờ đây, hiện ra trước mắt tôi là ngôi trường khang trang, hai tầng sạch sẽ. Khuôn viên trường là vườn hoa rực rỡ sắc màu, nằm trước sân trường rộng lớn. Những hàng cây cổ thụ ngày xưa, nay vẫn vươn ra tán lá rộng, xanh tốt như những người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Nơi đó tôi như bắt gặp hình bóng bạn bè mình hồi nhỏ, vô tư chơi đùa, nâng niu từng cánh phượng đỏ. Trường có nhiều đổi thay mà tôi vẫn thấy thân thuộc với không gian này- ngôi nhà thứ hai của mình, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò.

Tôi rảo bước qua từng lớp học, lớp nào cũng thông thoáng, bàn ghế được kê ngay ngắn. Nhà trường còn trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ việc giảng dạy hiệu quả hơn. Tôi cảm thấy vui mừng và tự hào khôn xiết bởi từ một trường huyện nơi tỉnh lẻ hẻo lánh, được chính quyền quan tâm hơn tới chất lượng giáo dục, trường tôi như có thêm động lực để có bước tiến dài trong công tác dạy và học. Lúc tôi đi dọc hành lang, tôi bắt gặp cô Thủy ngày trước chủ nhiệm lớp tôi. Tôi bước lại gần cô hơn, lễ phép cúi chào cô như ngày nào. Vẫn nụ cười dịu dàng ấy, vẫn ánh nhìn trìu mến ấy nhưng tôi thấy mái tóc cô điểm thêm nhiều sợi bạc. Tôi thưa cô:

 

Cô ơi, cô còn nhớ con là trò nào không ạ? Con muốn cảm ơn nhiều lắm vì nhờ sự giúp đỡ của cô con được giảm bớt tiền học phí để tiếp tục tới trường ạ!

Suy nghĩ một hồi, cô chợt nhớ ra tôi. Cô hỏi thăm sức khỏe gia đình và công việc của tôi. Cuộc trò chuyện như đưa tôi trở về ngày thơ bé, giọng cô vẫn trầm ấm quá. Lúc chia tay hai cô trò lưu luyến mãi. Tôi còn một niềm hạnh phúc lớn khi “tái ngộ” tiểu gia đình thân thương lớp 6A. Buổi họp lớp không đầy đủ mọi thành viên bởi công việc mỗi người một ngả. Những cuộc hàn huyên vẫn diễn ra sôi nổi, ai cũng trưởng thành, chững chạc hơn và dạn dày kinh nghiệm, đâu còn là những cô cậu trò nghịch ngợm như trước. Tôi không ngờ Trân “tròn trĩnh” bây giờ là cô gái duyên dáng đang làm kế toán. Hoa “hóm hỉnh” thì theo đuổi giấc mơ làm cô giáo trường mầm non. Cậu “hot boy” duy nhất lớp tôi giờ đã lập gia đình và là một luật sư có triển vọng. “Thời thế” thay đổi nhanh thật khiến ta cũng đổi thay nhanh chóng. Chúng tôi say sưa ngồi ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ, nó giúp chúng tôi nhìn lại một thời ngây dại của mình và những giờ phút ấy làm thắt chặt hơn tình bạn giữa chúng tôi.

Cuốn theo dòng chảy vô tình của thời gian, có thể làm mờ nhạt những điều ta từng gắn bó nhưng trong tôi, nghĩa bạn, tình trường vẫn vẹn nguyên, biếc rờn như ngày hôm qua.

26 tháng 12 2021

THAM KHAO:

Thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã mười năm trôi qua. Bây giờ tôi là một sinh viên, tôi trở về thăm lại mái trường trung học cơ sở thân yêu.

Con đường dẫn tôi đến trường đã có một sự thay đổi kì lạ, khiến tôi không thể nhận ra được nữa. Đường được trải nhựa phẳng lì, khác xa con đường đầy sỏi đá, ổ gà ngày nào. Thấp thoáng mái trường hiện ra trong sương sớm. Cổng trường ngày xưa nước sơn phai màu vì mưa nắng, nay đã được sơn lại. Bước vào sân trường tôi thấy cả một rừng cây cổ thụ. Cây phượng do lớp tôi trồng nay cũng đã lớn ơi là lớn. Chao ôi! Nó lớn nhanh thật đấy, thân cây to lớn, tán lá trải rộng như muôn che kín cả một góc sân trường. Tôi ngồi dưới gốc cây và nhìn quang cảnh trường. Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện. Từ xa, tôi đã nghe thấy giọng nói âu yếm và quen thuộc trong lớp 6B vọng ra. Tôi tiến lại gần hơn, những cô cậu học sinh ngồi cạnh cửa sổ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn vào thấy một dáng người gầy và dong dỏng cao, mái tóc dài xoã ngang vai, tôi nhận ra là cô Nga, cô đã từng chủ nhiệm năm tôi học lớp sáu. Tôi đứng nghe cô giảng bài và nhớ lại cái cảm giác được nghe cô dạy học. Tôi không bao giờ quên được những bài học mà cô đã dạy.

Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Cố Nga cho cả lớp nghỉ rồi cô thu dọn sách vở và ra khỏi lớp. Tôi liền bước đến bên cô và chào:

- Em chào cô ạ! Cô có nhận ra em không?

Cô nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền, trong ánh mắt ấy có sự ngỡ ngàng. Cô nhìn tôi một lúc rồi nói:

- Có phải Thảo không em?

Tôi reo lên:

- Dạ thưa cô, đúng rồi ạ! Em là Thảo, học sinh cũ của cô đây.

Tôi rất mừng vì cô đã nhận ra tôi, một đứa học sinh ngang bướng và nghịch ngợm thuở nào. Tôi còn nhớ, có lần tôi đã làm cho lớp không xếp thứ nhất toàn trường chỉ vì tôi đi học muộn. Nhưng hôm đó, cô đã không trách mắng tôi, cô chỉ khuyên: “Lần sau em cố gắng đi học sớm, đừng để cả lớp vì em mà bị ảnh hưởng”.

 

Khi nói chuyện với cô tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã có nhiều nếp nhăn và tóc cô đã điểm bạc.

Bỗng, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết, cô phải vào lớp dạy học, nhưng cô trò vẫn lưu luyến mãi không muốn rời nhau.

Tạm biệt mái trường trung học thân yêu, nơi đã để lại trong tôi bao kỉ niệm vui buồn và là nơi đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi nhớ về ngôi trường thân yêu của tôi. Xin chào nhé mái trường thân yêu!

5 tháng 9 2019

Gợi ý :

1. Mở bài

Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.

2. Thân bài

a. Miêu tả bản thân khi đã lớn

* Đối với các bạn nam

  • Vóc dáng, ngoại hình:
    • Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều
    • Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
    • Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
    • Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
  • Tính cách:
    • Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
    • Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
    • Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
    • Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.

* Đối với các bạn nữ

  • Vóc dáng, ngoại hình:
    • Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
    • Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
    • Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, dịu dàng, nữ tính hơn.
    • Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
  • Tính cách:
    • Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
    • Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
    • Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
    • Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.

b. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài "...thấy mình đã khôn lớn"

Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ

  • Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
  • Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
  • Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
  • Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
  • Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
  • Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
  • Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
  • Mẹ nói với tôi ràng: ''Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".

c. Cảm nhận về bản thân mình

Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.

3. Kết bài

  • Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
  • Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.

Có lẽ mỗi một người đều có một khái niệm trưởng thành của riêng mình. Còn đối với tôi trưởng thành là một điều gì đó lớn lao nhưng lại được thể hiện ngay từ những điều nhỏ bé.

Trước đây, cứ ngỡ rằng chỉ cần cao lớn, khỏe mạnh như các anh, các chị là đã trưởng thành. Nhưng khi bước vào tuổi 21 thì suy nghĩ về sự trưởng thành không còn đơn giản như vậy nữa. Đối với tôi hiện giờ mà nói, trưởng thành không quy định độ tuổi nào cả, có những e chỉ mới cấp 2 đã có những suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành nhưng cũng có những anh chị 30 tuổi rồi vẫn chưa được gọi là trưởng thành. Bởi vì sao các bạn biết không?

Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp, những điều tích cực trong cuộc sống. 

Trưởng thành là khi nhận ra sự hi sinh của cha mẹ, là biết yêu thương máu mủ của mình; là sự cảm thông với mọi số phận, hay là cả khi nhặt một chiếc lá ngoài đường bỏ vào thùng rác…Trưởng thành đôi khi chỉ xuất phát từ những điều nhỏ nhặt như vậy trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn

Các bạn có biết những người trưởng thành khác với trẻ con ở điểm nào không? Đó chính là khi gặp vấp ngã sẽ tự mình đứng lên, chống chọi với mọi sóng gió một cách kiên cường, chấp nhận thực tại và vui vẻ bước tiếp cuộc đời của mình cho dù cuộc sống đầy rẫy chông gai. Ở quê tôi trước đây có anh buôn bán kinh doanh nhưng vì một vài sự cố đã vỡ nợ, anh ấy đã chọn cách kết thúc cuộc đời của mình bỏ mặc gia đình vợ con sau lưng…Lúc đó tôi tự hỏi rằng liệu đấy có phải là trưởng thành mà người lớn hay nói không?

Trưởng thành cứ ngỡ lớn lên là sẽ có. Nhưng sự thật không phải như vậy.Các bạn thấy đấy đất nước hiện nay tệ nạn xã hội nhiều vô kể: nghiện ngập, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp… vậy những người đó có được coi là đã trưởng thành không?. Những người người lớn lên chỉ phá hoại xã hội, phá hoại đất nước liệu coi là trưởng thành được không?. 

Vậy đấy! đâu có dễ dàng gì để được coi là một người trưởng thành. Nhưng “trưởng thành” không từ chối bất kì một ai. Hai chữ “trưởng thành” tưởng chừng như đơn giản nhưng  mỗi chúng ta đều cần phải có, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, không ai có thể cứ trẻ con mãi được. Tôi đã đọc được một câu ở trên một trang web nọ rằng “con người nếu không trưởng thành thì thật kinh khủng, nó không khác nào cây không ra trái. Trong kinh thánh, chúa  Je-su có nói với các môn đệ rằng nếu cây không ra trái, người ta sẽ chặt nó đi, và ném nó vào lửa”.. Hơn bao giờ hết chúng ta đều phải lớn lên, trưởng thành và trưởng thành thật sự. 

Gửi em Lê Mỹ Linh. Vì hôm đó em ko đi học nên tui mới gửi bài học hôm thứ 6 cho em!KHTN: học bài mới nha (bài 9) Bài 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VÂTA/ Hoạt động khởi động: (Cái này chả quan trọng mà cô cũng kêu ghi cho tốn giấy. Ối giời ơi... :<B/ Hoạt động hình thành kiến thức: (Đây cũng vậy, bà khỏi ghi cũng dc) :v1. Thế nào là sinh trưởng, phát triển ở sinh vật ? - Sinh trưởng...
Đọc tiếp

Gửi em Lê Mỹ Linh. Vì hôm đó em ko đi học nên tui mới gửi bài học hôm thứ 6 cho em!

KHTN: học bài mới nha (bài 9)

Bài 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VÂT

A/ Hoạt động khởi động: (Cái này chả quan trọng mà cô cũng kêu ghi cho tốn giấy. Ối giời ơi... :<

B/ Hoạt động hình thành kiến thức: (Đây cũng vậy, bà khỏi ghi cũng dc) :v

1. Thế nào là sinh trưởng, phát triển ở sinh vật ?

- Sinh trưởng ở sinh vật là sự tăng về kích thước & khối lượng cơ thể do sự tăng về khối lượng & kích thước của tế bào làm cho cơ thể lớn lên.

- Sinh trưởng là những thay đổi về lượng. Sinh trưởng dc điều hòa bởi các yếu tố bên trog & bên ngoài.

- Phát triển ở sinh vật là những biến đổi diễn ra trog đời sống của 1 cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái cơ quan & cơ thể.

-------THE END -------

0