Cảm nhận nhận về vẻ đẹp bức tranh làng chài trong cảnh đoàn thuyền đánh ca ra khơi 'quê hương' tế hanh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 2)
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm không chỉ mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi mà còn cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài (Câu phủ định)
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 2)
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Ôi! Chiếc thuyền gợi ra một khung cảnh đẹp biết bao (Câu cảm thán). Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hướng về chủ đề quê hương với “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó, bài thơ gắn với chủ đề “quê hương” đã in dấu Tế Hanh trong lòng bạn đọc bởi hình ảnh người dân miền biển ra khơi.
Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.
Cảnh dân chài ra khơi được tập trung diễn đạt ngay sau khi tác giả giới thiệu chung về miền quê:
"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió." Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.
Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó."Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"
Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.